Làm Cách Nào Phối-Hợp Hành-Động Với Ở Trong Nước

 GS Nguyễn Ngọc Bích

            Hơn ai hết, người CSVN hiểu rất rơ là sự tồn vong của chế-độ tùy-thuộc vào sự độc-chiếm và độc-quyền thông tin đối với 82 triệu dân ở quốc-nội.  Họ không kiểm-soát được khối người Việt hải-ngoại và họ rất lo sợ chúng ta ở ngoài này sẽ là những thành-tố châm ng̣i cho cuộc cách mạng Việt Nam thực-sự dựa lên trên một mô-h́nh xă-hội cấp-tiến hơn, hiện-đại hơn, ăn khớp với đà văn-minh của nhân-loại hơn.

            Chính v́ lư-do đó mà những nỗ lực chọc thủng bức tường vô h́nh mà người CS dựng lên để quây 82 triệu dân vào một cái rọ, bao vây đồng-bào ta ở trong một thế-giới tràn ngập thông tin một chiều, bị người CS xem là những việc làm thù địch đối với họ—bởi những nỗ lực như vậy là nhằm phá vỡ sự bưng bít thông tin mà bấy lâu nay họ xem là ngón nghề của họ. 

 

Duy-tŕ độc-quyền thông tin bằng mọi giá

             Phải hiểu như thế mới nắm bắt được lối hành-xử của người CS trong lănh-vực thông tin, tuyên-truyền của họ trong những thập niên qua, nhất là từ khi họ chiếm xong miền Nam.  Khi họ c̣n toàn-quyền, như ở miền Bắc trước năm 75, họ chỉ cần vài ba tờ báo ở Hà-nội và trên toàn-quốc (ngoài hai tờ Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân, trước 75 chỉ có thêm tờ Hà Nội Mới) và một tờ ở mỗi tỉnh.  Vào Nam, gặp một xă-hội có chữ và quen có nhiều báo hơn, lúc đầu Hà-nội cũng chỉ tính có đôi ba tờ như Sài G̣n Giải Phóng và Tia Sáng (tờ sau này được ít năm cũng bị cho ngủm).  Nhưng áp-lực của người dân với một cuộc sống đa dạng và phong phú hơn, nhất là của kinh tế năng động của miền Nam, cuối cùng cũng đă bắt họ phải cho ra thêm báo.

            Song rất điển-h́nh với lối hành-xử truyền-thống của họ, người CS có thể bị áp-lực nhưng bao giờ cũng t́m cách biến một nguy-cơ thành một cơ-hội.  Họ t́m cách đáp-ứng, giải tỏa những áp-lực kia bằng cách ra những tờ báo có lợi cho họ.  Xă-hội cần thêm báo ư?  Đồng-ư, sẽ có thêm báo nhưng sẽ là những báo như của công-an (Công An Nhân Dân, Công An Hà Nội, Công An TP Hồ Chí Minh, An Ninh Thế Giới...) nghĩa là cả một nền “báo công-an” không hề có ở trong bất cứ một quốc gia tự do nào cũng như không có ở miền Nam trước năm 75 hoặc ở trong cộng-đồng hải-ngoại.

            Bằng cách này, họ t́m cách tràn ngập thông tin, làm cho người dân bị băo-ḥa thông tin, nhưng là thông tin một chiều.  Chính v́ thế nên sống chết đối với chế-độ là giữ được cái dạng độc-quyền thông tin.  Một người vừa mới về thăm Việt Nam sang trở lại cho tôi hay, ở giữa đường từ Cần-thơ đi Rạch-giá, cách Cần-thơ khoảng 25 cây số, có một giàn ăng-ten rất cao lớn mà CS không để cho ai đến gần cả.  Chụp h́nh cũng cấm, coi như là một bí-mật quân-sự.  Hỏi ra th́ mới biết đó là một giàn phá sóng mới nhất của CS dựng lên để chặn những làn sóng vào trong nước như của Đài ACTD, trước đây phủ khá kỹ miền Tây Nam-bộ, hay một vài đài quốc-tế khác.

            Tóm lại, chúng ta đứng trước một kẻ thù “hung hiểm”—dùng chữ của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện.  Trong khi không ít người trong chúng ta ở ngoài này chỉ chống Cộng bằng miệng, rất ít hoặc không có hành-động đi kèm theo, th́ người CS có chủ-trương, có chương-tŕnh, có xây dựng những cơ-sở vật-chất để thắng chúng ta trên mặt trận thông tin, tuyên-truyền.  Đó là những nghị-quyết như NQ 36, những cuộc họp hàng năm ở Bộ Ngoại-giao và Bộ Công-an để thống nhất hành-độngï, những quyết-định như chi tiền 700 triệu đô-la để thực-hiện cho bằng được Nghị-quyết nói trên, và mượn ngay kỹ-thuật của một nước như Thụy-điển để làm những giàn phá sóng chống các đài ở hải-ngoại nhắm vào Việt Nam.  Trước đây, chẳng hạn, Đài ACTD chỉ bị phá sóng mạnh nhất là chung quanh Hà-nội và Sài-g̣n (TP-HCM) c̣n ở trên cao-nguyên hay miền Đồng bằng sông Cửu Long, người dân nghe được khá dễ dàng.  Nghĩa là ngoài này, ta phá thủng được vùng trời để đưa tin vào trong nước, đến hàng triệu thính-giả mỗi ngày.  Giờ đây, nếu ta không khéo, không giỏi hơn, không thông minh hơn, có kỹ-thuật hơn th́ có thể đối-phương lại t́m cách bít bùng trở lại được vùng trời bị toạc ra đó.

           

Chia để trị

             Người CS một khi lên cầm quyền th́ trở lại hành-xử không khác ǵ chế-độ thực-dân mà họ đă lật đổ.  Có khác chăng là chế-độ thực-dân trước đây là do người nước ngoài áp đặt lên đầu, lên cổ dân ta.  Giờ đây, sự áp đặt ách đô-hộ mới là do người cùng màu da, cùng tiếng nói, người gọi là “đồng-bào” của chúng ta.  Chính v́ thế mà Jean Lacouture đă gọi chế-độ này là “autocolonialisme,” một nền thuộc-địa do người bản-xứ thực-hiện lên trên đầu, trên cổ chính dân ḿnh.  Và nếu có khác chăng th́ chỉ là một chế-độ tinh vi, ác độc hơn.

            Phải mất nhiều năm người ta mới nh́n ra sự thật này.  Phải gần cuối đời, những người như ông Nguyễn Văn Trấn (“Bảy Trấn”) hay Trung-tướng Trần Độ mới trông ra là dưới chế-độ ưu-việt mà họ bỏ gần cả đời ra phục-vụ, chế-độ gọi là “dân chủ gấp triệu lần dân chủ” Tây-phương, người dân mất hết tự do.  Không cần phải nói nhiều, chỉ cần lấy vài thứ tự do như tự do báo chí, tự do ngôn luận hay tự do tín ngưỡng là ta đủ thấy là nước CH-XHCN Việt Nam trong thế-kỷ 21 thua xa chế-độ thực-dân Pháp của những năm 30 thế-kỷ trước.

            Bít bùng thông tin không chưa đủ, người CS c̣n làm mọi cách để cho người dân không có cách tập hợp lại, phối-hợp hành-động với nhau để de dọa nền an-ninh nội-chính của họ.  Ta có thể nh́n vào những lối họ đàn áp nông-dân Thái-b́nh (năm 1997), người Thượng ở Cao-nguyên (năm 2001 và năm 2004), các tôn-giáo giáo-hội như Giáo-hội PGVN TN, Giáo-hội Tin lành Mennonite ở ngay Sài-g̣n và tín-đồ Ḥa Hảo gần đây để thấy ngay là họ rất sợ những biểu-hiện tập-hợp tự-phát và đồng-bộ.  Thậm chí những vụ khiếu kiện về đất đai của nông-dân khắp nước, phần lớn là của phụ nữ, cũng bị đàn áp và một người giúp những người đàn bà đáng thương này, như anh Nguyễn Khắc Toàn, lập-tức bị cô-lập, vu-cáo rồi bắt bỏ tù nhiều năm.

            Đối với các tiếng nói và thành-phần dân-chủ ở trong nước cũng vậy.  Một người đơn độc như nhà thơ Bùi Giáng trước kia, nhà thơ Nguyễn Đức Sơn ở Lâm-đồng, người CS đă và sẽ tô vẽ họ như những người điên.  Vả những người như thế, nếu tiếng nói có sức thuyết phục của sự thật trần truồng—để trở thành những giai-thoại văn-chương hay chính-trị—họ cũng không thể đe dọa chế-độ được tới một mảy may.  Giờ đây, người CS cũng để cho một người như Dương Thu Hương làm công việc đó: chị tha hồ can đảm, tha hồ nói mạnh miệng, thậm chí tha hồ nói đúng nữa, ngày nào chị c̣n đứng một ḿnh th́ người CS coi chị như pha.  Họ c̣n để cho chị đi Pháp, đi Ư nhận giải thưởng văn-chương, ăn nói vung vít nhưng họ biết là họ có thể kiểm-soát được chị khi chị về trong nước, cô-lập được chị, không cho chị có diễn-đàn, tóm lại khóa miệng được chị khi chị ở trong ṿng kiềm-tỏa của họ.  Và hiển-nhiên, họ có thể xem được là thành công ngày nào người dân hoặc không biết ǵ về chị, hoặc biết th́ cũng cho chị là người điên, người đơn độc, một thứ Đôn Ki-hô-tê đâm thương vào những cánh cối xay của thời-đại chúng ta.

Chính v́ thế mà một chuyên-gia như Zachary Abuza ở Mỹ hay một tác-giả Việt Nam mới đây phân-tích trên Talawas đều cho răèng phong trào ly khai hay phong trào dân-chủ ở trong nước tuy có nhưng không hữu hiệu, thậm chí lại c̣n giúp người CS nói được là họ tôn trọng hay ít nhất cũng để yên các tiếng nói đối-lập, các tiếng nói khác với tiếng nói của chính-quyền.  (Đă đành chúng ta ở ngoài này không dễ bị người CS đánh lừa nhưng tôi nói ở đây là muốn nói đến những người bàng-quan ít biết cặn kẽ về Việt Nam, như đa-phần dư-luâän thế-giới, th́ sẽ tưởng, sẽ nghĩ là Hà-nội nói đúng.) 

Tóm lại, ngày nào mà các tiếng nói dân-chủ, các tiếng nói đối-lập c̣n lẻ loi, lác đác, vô-tổ-chức, thậm chí lại c̣n chia rẽ nhau như mấy sự trao đổi gần đây giữa hai ông Hoàng Tiến và Nguyễn Thanh Giang, th́ người CS rất an tâm nêáu không muốn nói là họ cười thầm trong bụng.

Là người giỏi về tổ-chức, người CS chỉ biết nể, sợ và trọng những lực-lượng nào có tổ-chức, dù ít người như Mạng Lưới Nhân Quyền này, v́ họ biết là có tổ-chức là có sức mạnh.  Chính kinh-nghiệm của họ, của người CS, cũng dạy cho họ là có nhiều người mà hỗn tạp th́ không đi đến đâu cả, ông nói gà bà nói vịt, chưa kể là c̣n đánh nhau, xâu xé nhau đôi khi.  Ngược lại, ngay từ đầu, người CS học được bài học tổ-chức: tổ-chức là sức mạnh nên dù ít người, họ vẫn không sợ, họ vẫn len lỏi được vào hàng ngũ đối-phương, phá-hoại từ bên trong, có kế-hoạch, v.v.  Ngay đến ngày hôm nay, chúng ta vẫn có thể nói được rằng người CS tồn tại được mặc dù họ vẫn chỉ là thiểu-số, một thiểu-số rất nhỏ, đôi ba người nhưng có vây cánh, có phương-tiện trong tay, huy-đôäng được những lực-lượng đàn áp.

 

Ngồi lại với nhau, một nhu-cầu thiết-yếu, một khâu bất khả khuyết

             Thách-thức đối với những thành-phần dân-chủ trong và ngoài nước, do đó, là chúng ta phải giải-quyết được bài toán: cách nào ngồi lại được với nhau, phối-hợp được tiếng nói và công việc, chương-tŕnh của chúng ta.  Bằng không, mọi việc làm của chúng ta cũng vô ích, dù có thể rất anh-hùng.

            Chính v́ thế mà ngay từ ngày c̣n sống, nhà báo Như Phong Lê Văn Tiến đă hơn một lần bàn bạc và nhắc nhở các thành-phần dân-chủ ở trong nước mấy điều căn-bản sau:

            Một, chính các thành-phần dân-chủ hay đối-lập ở trong nước phải biết về nhau.  Không thể kéo dài t́nh-trạng mấy người ở Hà-nội chỉ biết chuyện Hà-nội, mấy người hoạt-động ở Sài-g̣n hay miền Nam lại chỉ biết chuyện miền Nam, chưa kể nhóm Đà-lạt hay Huế lại được coi là những nhóm riêng biệt nữa v.v.  Lấy tỷ dụ: Trong nhiều năm, chuyện oan-vu “xét lại chống Đảng” chỉ là một vấn-đề của miền Bắc và các oan-trái mà các giáo-hội gặp phải được (hay bị) xem là một vấn-đề của riêng miền Nam, người miền Bắc không hiểu ǵ, không biết ǵ.

            Hai, biết về nhau không chưa đủ, phải hỗ-trợ cho tiếng nói của nhau.  Một trường-hợp điển-h́nh là các tôn-giáo, giáo-hội thường chỉ biết chuyện của giáo-hội nhà, không biết ǵ lắm về các giáo-hội bạn.  V́ thế nên liên-tôn là cần thiết và ta không thể để cho CS tiếp-tục “chia để trị” bằng cách không cho các tôn-giáo, giáo-hội phối-hợp với nhau, bằng cách tách các giáo-hội ra thành những khối riêng biệt, cô-lập không nói chuyện được với nhau.

Ba, biết về nhau, hỗ-trợ cho nhau cũng chưa đủ, phải tổ-chức được với nhau.  Có lẽ do sự thúc đẩy từ hải-ngoại, khi Hội Nhân-dân Ủng-hộ Chính-quyền chống Tham-nhũng ra đời, lần đầu tiên ta thấy một tập-thể người đứng tên chung xin thành-lập và có hai người phát ngôn, một ở miền Bắc là cựu-Đại-tá Phạm Quế Dương và một ở miền Nam là G.S. Trần Khuê.  Chính-quyền rất sợ điều này nên khi hai vị này phát biểu (qua điện-thoại) ở Hội-nghị Diên Hồng Hải-ngoại Bảo-toàn Đất Tổ lần 1 (tháng 12 năm 2002), lập-tức họ bị bắt.

Bốn, nếu Bắc-Nam nối lại được đối-thoại giữa các thành-phần dân-tộc với nhau sau bao năm bị chia cắt và bị chính-quyền cố “chia để trị” th́ c̣n một nấc nữa phải vượt qua, đó là liên-kết trong – ngoài.  Nói cách khác, các thành-phần dân-chủ hải-ngoại (ở Mỹ, Pháp, Đức, Úc v.v., thậm chí cả ở Nga, Ba-lan, Tiệp...), thứ nhất cần phải nói chuyện được với nhau để thống nhất tư tưởng và có chương-tŕnh hành-động cụ-thể, sau nữa là cần nói chuyện được và phối-hợp được công-tác với các thành-phần dân-chủ ở trong nước.  Làm được chuyện này, người CS sẽ rất phiền—như ta thấy bằng-chứng Tổng-cục II rất lo ngại những sự móc nối giữa nhóm Thông Luận ở Pháp (sau này là Tập hợp Dân-chủ Đa nguyên) và các thành-phần dân-chủ ở trong nước hoặc Hà-nội rất bực tức về những liên-lạc giữa Pḥng Thông tin Phật-giáo ở Paris với các thành-phần lănh-đạo của Giáo-hội PGVN-TN ở trong nước.

Dựa trên bốn tiêu-chuẩn trên, chúng ta, hay nói đúng hơn là phong trào dân-chủ Việt Nam, đă làm được đến đâu?  Tôi thiết nghĩ là câu trả lời chính-xác của mỗi chúng ta, kể cả trách-nhiệm của mỗi chúng ta ở trong đó, về những tiêu-chuẩn trên sẽ là sự đánh giá chính-xác nhất về sức mạnh của phong trào dân-chủ Việt Nam trong lúc này.

 

Nguyễn Ngọc Bích

Đại-hội Thế-giới kỳ 7 của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

(2 tới 4 tháng 9, 2005, Quận Cam, California)

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]