Giáo phận Huế - 30 năm đấu tranh cho tự do tôn giáo


Nhóm Phóng viên từ Huế

 

I. 1975-1988: Giai đoạn Đức TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền


Những ngày cuối tháng 3-1975 tại Huế thật là căng thẳng. Đất Thần kinh hiền ḥa lên cơn hoảng loạn, ḍng Hương giang phẳng lặng cũng dậy sóng. Thiên hạ hớt hải nhào vào Đà Nẵng và xa hơn nữa, qua đường Quốc lộ I hay qua cảng biển Thuận An. Trong số người chạy loạn đó có hầu hết linh mục và tu sĩ Tổng giáo phận Huế. Nhưng vị chủ chăn, Đức TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền th́ sống chết ở lại nhiệm sở, cùng với một nhúm nhỏ cộng sự viên, trong đó có cha bí thư Ṭa giám mục Hồ Văn Quư, cha quản lư Nhà chung Trần Thắng Trung, cha quản xứ chánh ṭa Nguyễn Kim Bính, cha giáo sư Tiểu chủng viện Nguyễn Hữu Giải, cha bề trên ḍng Tên Ngô Văn Vững, cha bề trên ḍng Chúa Cứu Thế Nguyễn Đ́nh Lành... Có cả các linh mục Thừa sai Paris và một linh mục tu hội Xuân Bích người Pháp. Cha Nguyễn Văn Lư, khi ấy đang phục vụ trong Hội Thừa sai VN tại G̣ Vấp, Sài G̣n, đă t́nh nguyện về lại giáo phận cũ. Vượt một đoạn đường chỉ hơn 100 km giữa Đà Nẵng và Huế, ngài phải mất đến 6 ngày đêm với rất nhiều phương tiện từ ghe thuyền, tàu thủy, xe hơi, xe đạp đến đi bộ, bơi biển.... Cha về đến nơi chiều 25-3 th́ sáng 26-3, cờ Cộng sản Bắc Việt được treo trên kỳ đài Huế. Vài hôm sau th́ đến phiên Đà Nẵng. Đại đa số linh mục Huế chạy nạn c̣n kẹt lại tại thành phố này. Đức TGM liền bảo cha bí thư vào mời các vị ra, nhắn rằng: "Bây giờ ở đâu cũng như nhau cả. Mời quư Cha về lại Giáo phận, mỗi vị kiếm một giáo xứ để ở mà cai quản cho đến măn đời!" (sic). Các linh mục lục tục trở về, kẻ trước người sau. Trong số đó đặc biệt có cha Nguyễn Phùng Tuệ: đang du học tại Rôma môn tu đức, ngài đă vội vă bay về VN cho kịp trước lúc Sài g̣n thất thủ (30-4) và đầu tháng 5 th́ ra Huế. Sau này, ngài phải khốn khổ nhiều v́ câu hỏi của công an: "Vatican vội sai ông về VN với ư đồ ǵ, nhiệm vụ ǵ?"

Ngày 7-9-1975, cha Têphanô Nguyễn Như Thể, bề trên Tiểu chủng viện Hoan Thiện, được tấn phong Tổng Giám mục phó với quyền kế vị.

Một trong những việc đầu tiên của hai Đức TGM là xếp đặt lại nhân sự: cha Hồ Văn Quư làm giám đốc Đại chủng viện, cha Nguyễn Hữu Giải làm giám đốc Tiểu chủng viện, cha Nguyễn Văn Lư làm thư kư ṭa TGM, cha Nguyễn Phùng Tuệ làm linh hướng cho các ḍng nữ kiêm giáo sư Tiểu chủng viện. Bốn vị này cũng đồng thời là cố vấn thân tín của Đức Cha chính, v́ có tinh thần kiên nghị độc lập. Các ngài bị CS liệt ngay vào sổ đen "cứng đầu" qua cụm từ "Tuệ Quư Lư Giải"!

Phần Đức Cha chính, ngài luôn luôn tỏ ra thiện chí trước chính quyền mới, chế độ mới: «Ngày 09-04-1975, dịp lễ ra mắt của Ban Chấp Hành Ủy Ban Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Thành phố Huế, tôi có phát biểu: "Đồng bào công giáo nguyện tích cực góp phần với tất cả đồng bào ruột thịt, để cùng với Ủy Ban Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng xây dựng một xă hội đầy t́nh thương, tự do, dân chủ, thịnh vượng và ḥa b́nh, trong đó chúng tôi được chu toàn bổn phận đối với Tổ quốc và đối với Thiên Chúa"» (Thư giải thích ngày 27-10-1977 của Đức TGM về hai bài phát biểu tháng 4-1977). Hành động cụ thể là ngài đă giao các cơ sở giáo dục của giáo phận trong thành phố (
như các trường trung học đệ nhị cấp Thiên Hựu, B́nh Linh, Jeanne d'Arc, Mai Khôi, Tín Đức...) và trong hai tỉnh Thừa Thiên-Quảng Trị cho nhà nước mượn để tiếp tục làm cơ sở giáo dục: "Giáo Hội Công Giáo chúng tôi tại Thừa Thiên Huế sẽ nhường tất cả các cơ sở, trường ốc thuộc quyền sở hữu của chúng tôi trong thành phố và tỉnh nhà, để nhà nước sử dụng cho việc giáo dục văn hóa... Sẵn sàng để nhà nước sử dụng, bao lâu nhà nước c̣n cần, các cơ sở và phương tiện giáo dục của tư thục Công giáo trong giáo phận Huế vào việc giáo dục các học sinh ngay từ năm học 1975-1976 này" (Trích Thư ĐTGM gởi các linh mục quản xứ, các bề trên ḍng và các hội đồng giáo xứ ngày 30-10-1975). Tức là tạm giao cho nhà nước quyền sử dụng chứ không bao giờ giao quyền sở hữu, như lời xác nhận của Đức TGM Nguyễn Như Thể sau này: "Cố TGM Nguyễn Kim Điền không hiến một cơ sở giáo dục nào trong Giáo Phận Huế cho Chánh Quyền Cách Mạng Tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nhưng chỉ trao quyền sử dụng tùy theo hoàn cảnh của mỗi địa phương và mỗi cơ sở" (Giấy xác nhận ngày 24-04-1995).

Một hành động thiện chí khác: «Năm 1976, tôi đă phát động tư tưởng "Vui Sống" trong giới đồng bào công giáo Giáo phận Huế bằng những bài Giáo lư của tập "Tôi Vui Sống", giúp đem niềm tin lồng vào cuộc sống hôm nay để góp phần xây dựng một Đất Nước giàu đẹp, vui tươi, hạnh phúc» (Thư giải thích ngày 27-10-1977 của Đức TGM). Tập "Tôi Vui Sống" này, ban hành ngày 01-5-1976, được in ronéo và phát khắp giáo phận, đặc biệt các giáo xứ nhà quê và các cụm giáo dân vùng kinh tế mới. Nội dung chủ yếu là chỉ dẫn cách cầu nguyện và cử hành bí tích trong hoàn cảnh thiếu vắng linh mục.

Thế nhưng, chính quyền CS vơ đoán cho rằng "Tôi Vui Sống" ẩn chứa một chiến lược đấu tranh nên đă ra lệnh cho cán bộ ở vùng sâu, vùng xa tịch thu tất cả và bắt đầu hành hạ Đức TGM. Họ đă có ác cảm với ngài từ bài "Cảm nghĩ" của ngài ngày 28-02-76 "về vụ Vinh Sơn xảy ra ngày 12-02-1976 tại Tp HCM", bài cảm nghĩ mà họ cho là thiếu tích cực! Ác cảm này càng gia tăng sau hai bài Phát biểu nổi tiếng tại trụ sở Mặt Trận Tổ Quốc Huế, một vào ngày 15-04-1977 (dịp nhà nước thông báo vụ bắt giữ 6 vị sư Phật giáo VNTN, hệ phái Ấn Quang) và một vào ngày 22-4-1977 (dịp tọa đàm về Dự thảo "Đề cương báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ CSVN tỉnh B́nh Trị Thiên").

Qua
hai bài Phát biểu này, Đức TGM đă thẳng thắn đ̣i hỏi tự do tôn giáo và b́nh đẳng trong quyền công dân: "Thú thật, sau ngày giải phóng, khi nghe Nhà nước có Chính sách Tự do tín ngưỡng, là tôi hết sức mầng, hết sức phấn khởi, như những lời phát biểu đầu tiên của tôi. Nhưng 2 năm qua rồi, tôi cảm thấy không thoải mái, v́ chưa có tự do tín ngưỡng thực sự. Các lễ nghi bị hạn chế, các linh mục không được đi lại phục vụ đồng bào công giáo, như ở vùng kinh tế mới. Một vài nhà thờ bị cấm lễ lạc hay bị chiếm cứ" (Bài Phát biểu ngày 15-04-77). Đồng thời ngài tố cáo t́nh trạng "Đảng và Nhà nước có chủ trương chính sách tự do tín ngưỡng bằng sắc lệnh, bằng văn bản. Nhưng trong thực tế, vẫn có những khẩu lệnh đi ngược với chính sách" (Bài Phát biểu ngày 22-4-77).

Hai bài này đă gây rúng động không những tại hội nghị mà c̣n cả quốc nội và quốc tế sau khi chúng được phổ biến khắp toàn cầu. CS trả thù trước hết bằng việc triệu tập, xét hỏi và giam giữ cha Nguyễn Văn Lư, Thư kư Ṭa TGM và cha Hồ Văn Quư, Giám đốc ĐCV, từ ngày 07 rồi 08-09-1977 về tội gọi là "phổ biến tài liệu phản động" (tức hai bài Phát biểu nói trên). Song song đó, Mặt trận tổ quốc Tp HCM viết một bức thư gởi Đức TGM Nguyễn Văn B́nh để phê b́nh nhận định (dĩ nhiên với thành kiến thù hằn và luận điệu xuyên tạc) về hai bài ấy. Mặt trận Tổ quốc tỉnh B́nh Trị Thiên (tên gọi đương thời) th́ tổ chức cái gọi là "những hội nghị để nhận định, phê phán về nội dung và việc phổ biến hai bài Phát biểu". Cách thức tổ chức những buổi hội nghị này (phần lớn cho giáo dân) cũng đầy dẫy những tṛ ma giáo, cưỡng ép: như sáng mai họp tối nay mời, chỉ cho những ai "tiến bộ" được góp ư, và trưa cho ăn thật ngon để chiều đồng thuận đông đảo (thời ấy cuộc sống rất kham khổ!). Nhiều giáo dân đă can đảm nói lên sự thật và dĩ nhiên sau đó gặp lắm khó khăn. Một số tỏ ra khiếp hăi, phát biểu theo ư nhà nước, kết án chủ chăn, nhưng sau đó đă t́m gặp ngài để tạ tội. Phần Đức TGM th́ đă đáp trả bằng một Thư giải thích rất hùng hồn và thẳng thắn (đề ngày 27-10-1977). Nhờ lá thư này, cũng như nhờ việc Việt Nam vừa nộp đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc, nên chiều 24-12-77, hai cha Hồ Văn Quư và Nguyễn Văn Lư được thả tù, mặc dầu trước đó, các ṭa án nhân dân do CS dàn dựng đă kết án nhị vị mỗi người 20 năm tù giam! Tuy nhiên, CS buộc Đức TGM Huế không được giữ hai cha tại nhiệm sở cũ mà phải bổ nhiệm đi hai giáo xứ nhỏ vùng quê. Đầu tháng 7-1978, cha Quư đi Bố Liêu, Quảng Trị, c̣n cha Lư đi Đốc Sơ, gần Tp Huế. Bản thân Đức Cha, sau ba đợt phong chức linh mục (2 vị năm 1975, 4 vị năm 1976, 1 vị năm 1978) th́ từ đó đến khi qua đời, chẳng c̣n được "phép" phong chức linh mục cho ai nữa.

Đang khi ấy, ngoài xă hội, giáo dân nhiều phen khốn đốn v́ chính sách "lao động thủy lợi" (7 ngày một tuần) và "điều ḥa dân số" (cưỡng ép phá thai hay triệt sản). Nhiều người đă chứng tỏ đức tin bất khuất của ḿnh đồng thời vẫn chu toàn bổn phận công dân, điển h́nh như vụ thôn Trí Bưu, xă Hải Trí, huyện Triệu Hải, tỉnh Quảng Trị, dịp Chúa nhật Phục sinh 10-04-1977. Lúc đó, xă Hải Trí phải làm thủy lợi chính trong thị xă. Mỗi thôn được chia phần của ḿnh và sẽ phát động lao tác vào sáng sớm Chúa nhật. Ngày thứ 7, thôn Trí Bưu (hầu hết công giáo, dưới quyền cha quản xứ Tôma Lê Văn Cầu 1975-1985) đă đệ đơn xin xă xét lại cho đồng bào có đạo cử hành nghi lễ đă, sau đó sẽ đi làm, nếu không kịp th́ xin làm đêm. Nhưng xă không cho, buộc phải tuân lệnh. Có người nêu trường hợp hôm Giáng sinh 1976, thôn Trí Bưu cũng đă bỏ làm thủy lợi v́ phải đi lễ để đề nghị xă xét lại. Nhưng xă vẫn nhất định ra oai giữ lập trường. Thế rồi vận dụng quyền nhân dân làm chủ, thôn Trí Bưu không đi làm sớm đúng giờ phát động sáng hôm đó, mà đi lễ hết. Nhưng sau lễ, họ huy động toàn thôn ra làm thủy lợi, th́ thay v́ 5 ngày, họ làm trong 2 ngày rưỡi là xong. Nhiều giáo dân ở Thừa Thiên Huế đi lao động nghĩa vụ tại công trường thủy lợi Nam Sông Hương cùng thời gian đó cũng nhất quyết nghỉ ngày Chúa nhật. Cán bộ công trường dọa dẫm cũng bằng thừa.

Tại giáo xứ Ngô Xá, giáo hạt Quảng Trị, có một giáo dân kiên cường bênh vực luân lư Giáo Hội. Nguyên là huynh trưởng Hướng đạo, bị bắt ra Bắc tết Mậu Thân, sau 75 được thả về, anh rất có uy tín với dân (giáo xứ này lúc ấy không có linh mục). Anh phản đối chuyện ép giáo dân đặt ṿng xoắn hay triệt sản và kéo lôi được mọi người theo ḿnh. Bị nhà nước kết tội gây rối, cắt phần ruộng, dọa bỏ tù, anh vẫn lập trường kiên định. Về sau, sống không nổi với cán bộ địa phương, anh đành phải đem gia đ́nh vào Nam. Tại thành phố Huế, có một nhóm 5 cô y tá công giáo đang hành nghề trong bệnh viện Trung ương Huế. Họ rất giỏi giang và nhiệt t́nh. Bất thần cả 5 cô bị giao nhiệm vụ đặt ṿng xoắn và giúp phá thai. Thế là họ cương quyết phản đối, xin đổi việc khác, không th́ bỏ nghề. Cuối cùng, lănh đạo bệnh viện đành phải chấp thuận.

Phần Đại chủng viện Huế, tuy chưa được Nhà nước chính thức "cho phép" mở lại, vẫn quy tụ 45 chủng sinh gốc Huế, vốn đă học ở đây từ trước 1975. Từ đó đến đầu năm 1978, các chủng sinh lần lượt bị công an gọi đi "làm việc" (thẩm vấn), để ḍ hỏi t́nh h́nh ĐCV và ḍ xét tư tưởng lập trường từng người. Lần làm việc nào cũng có biên bản, với lời buộc cam kết "khai rơ mọi sự thật và chấp hành mọi luật pháp", và lời dặn "về không được tiết lộ cho ai, v́ là bí mật quốc gia"!?! Theo nhắc nhở của Bề trên, chủng sinh nào cũng viết cuối biên bản: "Tôi xin khai đúng những ǵ lương tâm ḿnh cho phép và chấp hành mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước trong những điều không nghịch với đức tin của tôi!" Công an đập bàn túm cổ áo nhưng cũng đành chịu. Và vừa về đến nhà là kể tất tần tật cho Bề trên! Đầu năm 1978, chính quyền CS tỉnh Thừa Thiên muốn dựa vào nghị quyết 297/CP (một văn bản về tôn giáo lúc ấy) để loại bỏ một số đại chủng sinh khỏi Đại chủng viện mà họ cho là "có sạn trong đầu", "vô phương cải tạo". Họ liền thông báo cho hai Đức TGM ư định này và mời hai vị tới làm việc, để cùng nhà nước xem xét chủng sinh nào có bản thân hoặc gia đ́nh "không tốt" mà loại trừ khỏi ĐCV. V́ không chấp nhận nguyên tắc "giáo quyền và chính quyền cùng xét duyệt tư cách chủng sinh", hai vị chủ chăn đă nhất quyết không đi bàn bạc. Thấy thế, CS đă đơn phương hành động, ngang nhiên trục xuất 2/5 số chủng sinh (tức 18/45) vào tháng 5/1978. Số bị trục xuất này phần nhiều là lớp lớn, đă đào tạo xong hoặc gần xong, có đầu óc "bướng bỉnh". Sau đó CS c̣n lếu láo bắn tiếng: nếu như hai giám mục cùng bàn thảo với chính quyền th́ con số bị loại đă ít hơn. Khi ấy các chủng sinh, tuy bị Nhà nước trục xuất cách thô bạo độc đoán, vẫn an tâm vui ḷng v́ chủ chăn của ḿnh đă can đảm đấu tranh bảo vệ quyền độc lập và quyền tự điều hành của Giáo hội, không chủ trương đối thoại theo kiểu mặc cả đổi chác nguyên tắc của Giáo hội với những quyền lợi trần thế do cộng sản ban cho.

Tiểu chủng viện Hoan Thiện, ngay đầu tháng 5-1975, đă sinh hoạt lại b́nh thường sau gần 2 tháng tạm nghỉ v́ chính biến (với 3 linh mục điều hành và 114 tiểu chủng sinh). Đây là một cơ cấu mà chính sách tôn giáo CS không muốn có, một cơ sở mà chính quyền CS thèm chiếm đoạt. Ngoài ra, thành phần lănh đạo ở đây cũng là một cái gai mà nhà nước muốn nhổ đi và thành phần chủng sinh (đang theo học tại trường Quốc Học và gây được nhiều ảnh hưởng tốt) cũng là một ung nhọt mà nhà nước muốn cắt bỏ. Ư đồ này ngày càng rơ nét qua nhiều sự kiện. Từ việc áp lực mượn nhà, mưu chụp mũ "ổ phản động", đến việc thương thảo chia đôi Tiểu chủng viện. Nhưng mọi toan tính phá hoại đều đụng phải thái độ phản kháng cương quyết của Đức TGM và ban điều hành, đặc biệt là cha giám đốc Nguyễn Hữu Giải. Cuối cùng, Nhà nước phải sử dụng luật rừng qua văn thư số 2342 QĐ/UB tháng 12-1979 để cưỡng chiếm, đuổi 114 chủng sinh về gia đ́nh, xóa sổ sự hiện hữu của một cơ chế có từ 239 năm trên 3 tỉnh thuộc Giáo phận Huế (1740-1979)! Văn thư đó lấy cớ TCV trước đây là một trường trung học, thành thử phải giao cho Nhà nước quản lư!?! Phần cha Giám đốc, do thái độ "cứng đầu, phản động" trong nhiều chuyện nhưng chủ yếu là trong vụ TCV (nhất quyết không kư giấy trao nhà), sẽ được nhà nước Cộng sản "tặng" cho gần năm năm rưỡi tù lao (11-1983 đến 2-1989). Và dịp Giáng sinh năm 1979, Đức Cha đă truyền lệnh cho mọi nhà thờ trong Giáo phận không được trang hoàng bên ngoài, hầu tỏ dấu phản đối chính quyền đàn áp và để tang cho TCV.

Tưởng cũng nên nói thêm về tấm gương tranh đấu của con cái cha Giải. Các tiểu chủng sinh lúc ấy (c̣n lại lớp 10,11,12) phải đi học trường Nhà nước (Quốc Học). Các chú bị làm khó dễ đủ điều, mặc dầu bao giờ cũng tỏ ra là những học sinh gương mẫu. Lần nọ, một nhà báo đến trường và đặt cho mọi học sinh một câu hỏi (trả lời trên giấy): "Em yêu sách nào và ghét sách nào nhất?". Các chủng sinh nhất loạt trả lời: "Yêu sách Thánh Kinh và ghét sách Băo Biển, Đất Mặn" (là hai sách chống đạo của Nhà Nước, tác giả Chu Văn). Bị ông hiệu trưởng hăm dọa, các tiểu chủng sinh về tŕnh lại với Lm Giám đốc. Cha Giải liền thân hành ra tận trường Quốc Học, cho ông hiệu trưởng một bài học nên thân về thái độ kỳ thị tôn giáo của ông.

Lúc bấy giờ, nhà nước rất ghét chuyện giáo hữu hành hương kính Đức Mẹ La Vang (đặc biệt ngày 15-8 mỗi năm). Họ ngăn chận xe khách dọc đường, đuổi tất cả những ai đi La Vang xuống, nên việc hành hương kính Đức Mẹ rất khó khăn. Dịp 15-08-1981, cha Nguyễn Văn Lư hướng dẫn giáo dân Đốc Sơ của ngài hành hương La Vang th́ bị chận lại tại bến xe Mỹ Chánh (cách La Vang 20km về phía nam) cùng với một số nữ tu Mến Thánh Giá. Nhờ sáng kiến kêu gọi mọi người quỳ xuống tại chỗ (chỗ này gần chợ Mỹ Chánh) hướng về La Vang nguyện kinh mà cha đă có thể khai thông tuyến đường. Vụ việc này được lặp lại thêm 3 lần nữa trước khi đến La Vang. Một h́nh thức tranh đấu bất bạo động! Một tháng sau, CS bắt giữ rồi kết án 5 chủng sinh giáo xứ Phủ Cam (bị trục xuất năm 1978 và 1979) từ 2 đến 4 năm tù (tổng cộng 13 năm rưỡi) và đuổi 5 chủng sinh khác (cũng gốc Phủ Cam, c̣n ở ĐCV) về nhà v́ "tội" diễn lại vụ việc Mỹ Chánh trong một vở kịch vui dài 10 phút mang tên "Dâng con cho Mẹ". Chính quyền gán cho nhóm chủng sinh tội danh "tuyên truyền phản cách mạng". Vụ việc này cũng là một trong những cớ kết án cha Lư về sau.

Một linh mục cũng phải khổ nhiều v́ Mẹ La Vang là cha Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang. Vốn là quản xứ Diên Sanh, ngài trông coi thêm Linh địa từ năm 1975 đến 1996. V́ nghi kỵ đối với pháo đài của niềm tin này và đối với các cuộc biểu dương đức tin hàng năm hoặc mỗi ba năm (đại hội), CS t́m cách làm cho La Vang khó đến và ở măi trong cảnh hoang tàn từ cuộc chiến năm 1972. Bất chấp hăm dọa, phá phách, làm khó dễ, bắt đăng kư, cha Gioang luôn luôn cố gắng tổ chức các cuộc hành hương và đại hội, sửa sang và xây thêm một vài cơ sở nhỏ (pḥng ở, giếng nước, nhà vệ sinh, hàng rào bảo vệ...). Ngài chỉ thông báo chứ không xin phép tổ chức đại hội hành hương, v́ đó là sinh hoạt định kỳ... từ 1901! Xây dựng cơ sở dù có xin phép cũng không cho, nên bao giờ cha cũng chuẩn bị sẵn nhân công vật liệu và chỉ nội một đêm là hoàn tất. Sáng hôm sau chính quyền tới buộc đ́nh chỉ th́ sự đă rồi!!! Đúng là chiến sĩ mưu trí và dũng cảm của Mẹ!

Chính quyền CS lúc ấy cũng không muốn cho thiếu nhi Công giáo đi học giáo lư ngày Chúa nhật tại nhà thờ nên đă gây khó khăn bằng cách buộc đăng kư tên tuổi những ai dạy và những ai học (từng lần một). Mọi linh mục giáo phận đều bất tuân lệnh này. Riêng cha Lư ngoài việc dạy giáo lư không đăng kư, c̣n bắt loa trên tháp nhà thờ, mở cho giáo dân toàn xứ nghe các đài phát thanh công giáo Vatican và Manila. Do đó, cuối năm 1982, CS ra lệnh cho cha phải trở về chung sống với mẹ ở Quảng Biên, Đồng Nai (Quyết định 79/UBND BTT). Cha ghi vào Quyết định: "Không thể chấp hành!" Bởi vậy, từ đầu tháng 01 đến ngày 18-5-1983, giáo dân Đốc Sơ ngày đêm phải túc trực trong nhà xứ, không cho công an bắt chủ chăn. Trong thời gian này, cha Lư gửi nhiều văn thư đi các nơi tố cáo CS đă vi phạm quyền tự do tôn giáo của người dân, trong đó có Lời Tuyên bố 7 điểm, đặc biệt yêu cầu CS phải tôn trọng quyền tự do đi hành hương La Vang của mọi người dân bất phân tín ngưỡng và quyền bổ nhiệm, thuyên chuyển linh mục của Đức TGM Huế... Cha c̣n dùng loa phóng thanh,
đọc lớn tiếng Tuyên bố 7 điểm nầy cho dân trong vùng cùng nghe. CS bèn áp lực lên Đức TGM Nguyễn Kim Điền, buộc ngài ra lệnh cho cha Lư chấp hành Quyết định (bất cần xét xử trước) của họ. Đức TGM đă trả lời rằng: "Linh mục Lư có đủ quyền và ư thức chấp hành luật pháp Nhà Nước theo tự do của Lm ấy. Nếu Lm Lư sai phạm thế nào th́ Nhà Nước cứ căn cứ trên pháp luật chính đáng mà thi hành. C̣n tôi, làm sao tôi lại tự chặt tay chặt chân tôi được" . CS hết sức hậm hực và chuẩn bị trả thù!

Lúc 6 giờ ngày 18-5-1983, một lực lượng công an hùng hậu đă xông vào nhà xứ Đốc Sơ bắt cha Lư đem đi biệt giam. Ngày 13-12-1983, CS mở phiên ṭa xét xử cha. Họ đă âm mưu đưa ra nhiều chứng nhân giả để tố cáo cha chuyện nầy chuyện nọ ḥng buộc tội. Nhưng cha Lư vẫn hiên ngang lên án những âm mưu bất chính của đảng và nhà nước Cộng Sản nhằm tiêu diệt tôn giáo. Ṭa tuyên án 10 năm tù và 4 năm quản chế. Cha Lư đă trải qua các trại tù Thanh Cẩm (Thanh Hóa) và Ba Sao (Nam Hà).

Không những đương đầu với CS, Đức TGM c̣n đương đầu với tay sai của nó. Ngày 19-10-1983, Đức Cha gởi cho Lm Nguyễn Thế Vịnh (theo Việt Minh từ 1945), nguyên chủ tịch Ủy ban Liên lạc Công giáo Yêu nước, một bức thư nói lên lập trường phải "hiệp nhất" với Ṭa thánh và cảnh giác về âm mưu của CS muốn lập một Giáo hội ly khai. Ngài phản đối các hoạt động của Ủy ban đă xâm phạm khống chế quyền của các Giám mục như tuyển chọn, phong chức và thuyên chuyển linh mục thuộc phạm vi từng giáo phận. Dịp này, ngài cũng tuyên bố: "Bất cứ linh mục, tu sĩ hay giáo dân Huế nào tham gia Ủy ban phá đạo này đều bị phạt vạ". Và thực tế, ngài đă cất chức của linh mục tổng đại diện đương thời v́ vị này đă tự ư đi Hà Nội tham dự buổi họp của UBĐKCG. Ngày 23-11-1983, ngài treo chén một linh mục khác v́ đă nhiều năm hoạt động cho CS. Măi đến 26-1-87, vị này mới được tha.

Trong thời gian đó, Đức TGM Phó Têphanô Nguyễn Như Thể bị công an mời đi "làm việc" (từ tháng 10-1983 đến tháng 3-1984; trong các nội dung làm việc có Tu hội Hy Vọng). Nhiều linh mục và giáo dân thuộc Tu hội này lúc ấy cũng cùng chung số phận.

Đây là một Tu hội bị Nhà nước nghi ngờ và thù ghét v́ hai lư do: một là đă do chính Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận sáng lập lúc c̣n là Giám mục Nha Trang (vào năm 1972, tuy sau 1975 đă sáp nhập vào Tu hội Thánh Tâm Chúa Giêsu quốc tế), thứ hai: đây là một tu hội đời, không tu phục, không tu sở, hoạt động âm thầm giữa xă hội, nhà nước chẳng tài nào kiểm soát nổi. Cha Nguyễn Hữu Giải, lúc đó là quản xứ Lương Văn và bề trên Tu hội, có lẽ là vị linh mục phải "làm việc" nhiều nhất trong toàn Giáo phận, xét theo số lần bị mời và số ngày bị thẩm vấn. Từ tháng 11-1983, hằng ngày cha phải sáng đi chiều về tới đồn công an huyện Hương Phú (bây giờ là huyện Hương Thủy) và đến ngày 19-3-1984 th́ bị bắt luôn. Tại trại giam từ tháng 3/1984 đến tháng 6/1986, ngài bị lấy khẩu cung liên tục ngày 2 buổi sáng chiều, chỉ nghỉ được Chúa nhật và ngày Tết! Nếu tính từ ngày bắt đầu bị mời "làm việc", làm việc liên tục, cho đến khi "rời khám" th́ cha đă nếm 5 năm rưỡi lao tù CS. Cha Tống Thanh Trọng, quản xứ Linh Thủy, th́ mỗi ngày phải vượt qua phá Tam Giang, rồi đạp xe đạp tới trụ sở huyện ở Cây số 17, làm việc liên tiếp trong 21 ngày về Tu hội Hy Vọng. Thế nhưng dù dùng đủ tṛ lường gạt và dọa dẫm, công an cũng chẳng khuất phục được các vị hay khai thác được điều ǵ!

Ngày 23-11-1983 (tức trong thời gian ĐC Thể đi "làm việc"), như một tin sét đánh, Ṭa Thánh gởi điện báo tin ngài xin từ chức. ĐC Điền từ nay một ḿnh lèo lái con thuyền giáo phận.

Ngày 11-4-1984, Đức Cha gởi thư cho ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Quốc hội CS, phản đối việc Ṭa án B́nh Trị Thiên đă vi phạm điều 70 và 71 của Hiến Pháp CSVN trong phiên ṭa xử cha Lư ngày 13-12-1983. Đó là đă quy cho 2 TGM tội bao che, xúi giục cha Lư chống lại quyết định 79 của UBND, đă xách mé gọi 2 ngài là "đầu rắn cần phải đập" đang khi hai ngài không hề được triệu tập đến phiên ṭa để được nghe thấy bằng chứng, được đối chất với bị can, được phát biểu trước quan ṭa. Đúng là kiểu ṭa án luật rừng CS!

Trước đó vài hôm, 5-4-84, Đức TGM bị công an B́nh Trị Thiên "mời" đi "làm việc" suốt 120 ngày, cho đến 15-10-84, chủ yếu về "Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước"; đồng thời nhà nước hạ lệnh quản chế, cấm ngài ra khỏi chu vi thành phố Huế. Mỗi khi đi làm việc về, ngài đều "họp báo", nghĩa kể hết tần tật mọi chuyện cho các linh mục có mặt tại Nhà Chung, đang khi công an th́ căn dặn đây là "bí mật quốc gia" không được tiết lộ!? Nhờ thế mà ngài giải tỏa tâm trí, thoát căng thẳng, được sự góp ư của anh em. Phần các linh mục th́ cũng học hỏi nhiều kinh nghiệm và thêm hiệp nhất gắn bó với chủ chăn của ḿnh.

Trong buổi thẩm vấn cuối cùng, ngài đă bị dồn vào mấy câu hỏi tổng kết thái độ của ḿnh đối với UBĐKCG. Đáp lại câu hỏi "Căn cứ vào đâu mà chống đối tổ chức UBĐKCG?", ngài đáp: "Căn cứ vào Tuyên cáo của Thánh bộ Giáo sĩ ngày 8-3-1982" (cấm Giáo sĩ không được thành lập và tham gia các hiệp hội có tính cách nghiệp đoàn chính trị) - "Tuyên cáo của Thánh bộ Giáo sĩ, và kể cả Giáo Luật mới cũng chưa được nhà nước kiểm duyệt, huống chi là đi ngược với chính sách nhà nước, nên đem thi hành là vi phạm..." - "Tôi phải tuân giữ luật Giáo Hội tôi, nên tôi không thể làm cách khác" - "UBĐKCGYN được luật pháp cho phép và bảo trợ... nếu chống là chống lại pháp luật và chính sách của nhà nước" - "Tôi xác định khi luật pháp thế trần nghịch với luật Thiên Chúa và Hội Thánh, th́ cũng như các Thánh Tông Đồ xưa và các Thánh Tử Đạo của mọi thế hệ: Tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người ta" (x. Thư gởi Giáo phận Huế ngày 17 tháng 10 năm 1984).

V́ Đức TGM không c̣n có thể đi thăm viếng và ban bí tích cho các cộng đoàn, các giáo xứ, nên giáo dân kéo nhau đến Ṭa Giám mục chịu phép Thêm sức, dù bị công an hăm dọa. Trong thời gian quản chế tại gia này, Mặt trận Tổ quốc lại chơi đểu mời 6 cha Hạt trưởng đi du lịch Hà Nội (1985). Các vị đă trả lời đại ư: Chúng tôi được biết Đức Tổng Giám mục năm nay cũng như nhiều năm qua đă không được phép tham dự cuộc họp thường niên của Hội đồng Giám mục VN. Đó là sinh hoạt hệ trọng bậc nhất của Giáo Hội Việt Nam, thế mà chúng tôi lại đi tham quan giải trí đó đây: thật là chuyện mâu thuẫn và vô lư. V́ vậy chúng tôi xin kiếu! Đạo diễn chính của vụ "chối từ" này là cha Hồ Văn Quư, quản xứ Bố Liêu kiêm phó bề trên tu hội Hy Vọng. Cộng tác tích cực với ngài có cha Nguyễn Văn Hoàng, lúc ấy làm quản xứ Phú Hậu (Đại Phong). Cha Hoàng cũng là người duy nhất giữ được ruộng đất của Nhà Chung tại Băi Dâu (4 mẫu). Bị đưa ra ṭa về chuyện không giao nộp ruộng này, ngài đă căi bay thắng lư nhờ trước năm 75 có theo học luật khoa (đang khi mọi ruộng Nhà Chung khắp Thừa Thiên Quảng Trị hàng trăm mẫu đều bị sung công). Ngài cũng giữ được một máy quay ronéo để làm việc, đang khi mọi máy ronéo của tư nhân đều bị cấm dùng, thậm chí máy ronéo của ĐCV dùng in giáo tŕnh và tài liệu tôn giáo cũng bị CS ngang nhiên tịch thu.

Tại Quảng Trị lúc ấy, cha Tôma Lê Văn Cầu, quản xứ Trí Bưu (75-85), cũng nổi tiếng là một người đấu tranh bênh vực giáo dân bị cán bộ địa phương bóc lột và chèn ép (x. chuyện làm việc ngày Chúa nhật kể trên). Tuy sống bằng nghề nông, giáo dân Trí Bưu luôn đói khổ v́ sưu cao thuế nặng. Đầu năm 82, cha Cầu đành phải vào giáo xứ Quảng Thuận (thuộc tỉnh Ninh Thuận, nơi có đông đồng hương Trí Bưu) xin khoai sắn lúa gạo ra giúp dân. Để trả thù ngài, chính quyền B́nh Trị Thiên đă mật báo với chính quyền Ninh Thuận bắt giam ngài mấy tháng trời, lấy cớ làm việc cứu trợ không xin phép! Ra lại Trí Bưu, ngài c̣n bị quản chế 3 năm nữa!

Chung số phận với cha Cầu trong thời gian này nhưng tại Huế là hai nữ tu ḍng Mến Thánh Giá. Đó là chị Trương Thị Nông bị bắt ngày 3-8-1985 trên đường đi Sài g̣n và chị Trương Thị Lư bị bắt ngày 17-10-1985 đang khi làm Tổng phụ trách ḍng MTG. Cả hai dính vào cái gọi là "Vụ gián điệp tầy đ́nh Trương Thị Lư với tài liệu quả tang phạm pháp"! Vụ này được CS đem phổ biến, học tập, b́nh luận với nhiều giải thích mập mờ, phóng đại, tại các phường trong thành phố, nơi một số các cơ quan trường học và tại một số xă huyện trong tỉnh. Tiếp đến, cha Trần Văn Quư, thư kư ṭa TGM, bị gọi đi "làm việc" từ 23-11 tới 23-12-1985. Đến tháng thứ 9 sau vụï bắt giữ, vào ngày 26 và 27-6-1986, cha Tổng Đại diện Lê Văn Mẫn và một ít Linh mục coi sóc các giáo xứ lớn ở thành phố Huế được gọi đến sở công an BTT để được nghe và được đọc một phần các tài liệu liên quan đến vụ án, đồng thời bị áp lực phải nói lên ư nghĩ, phán đoán của ḿnh về các tài liệu đó. Thực chất đây chỉ là việc chị Lư, với tư cách Bề trên Tu hội, đă sai một người thuộc quyền đi Sài g̣n đưa thư của Tu hội cho các chị em kèm theo một số thư riêng và văn bản của Ṭa Giám Mục Huế.

Trước t́nh thế của bản thân cũng như của Giáo phận, ngày 19-10-1985, hai hôm sau khi chị Lư bị bắt, Đức TGM đă gởi cho toàn thể đoàn chiên một bức thư, trong đó ngài nhắc lại lời phát biểu thời danh của ḿnh tại tại Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới 19-10-1971: "Đă có những Giám mục chịu chết v́ bênh vực quyền lợi của Hội Thánh. Nhưng ngày nay có Giám mục nào dám chịu chết để bênh vực quyền lợi của con người không?". Và ngài thêm như nói tiên tri: "Hạnh phúc thay! hôm nay chính tôi được Chúa gọi để chịu tù ngục, chịu chết v́ bênh vực nhân quyền, chân lư và công b́nh". Kết thúc lá thư, ngài cảnh báo: "Khi tôi bị bắt rồi, th́ xin Anh Chị Em đừng ai tin lời khai nào, dù có kèm chữ kư mà người ta kể là của chính tôi".

Ngày 8-11-1985, cảm thấy cái chết có thể đến với ḿnh bất cứ lúc nào nên Đức TGM đă viết di chúc ngắn, trong đó ngài đặc biệt nhắn nhủ các Linh mục Giáo phận "hăy can đảm tỏ ra trung thành với Hội Thánh trong mọi hoàn cảnh, sống đoàn kết trong linh mục đoàn và sống trọn vẹn bổn phận chủ chăn nhân hiền".

Ngày 03-07-1986, Đức TGM đă gởi cho Chủ tịch UBND và Viện trưởng viện Kiểm sát Nhân dân B́nh Trị Thiên một lá thư với lời lẽ hùng hồn khẳng khái nhắc lại vụ "gián điệp Trương Thị Lư". Trong thư đó, ngài khẳng định rằng với tư cách một người con của Hội Thánh Công giáo, ngài có quyền gởi cho Mẹ Hội Thánh những tin tức của ḿnh, của các anh em ḿnh gần xa; với tư cách Giám mục, ngài có nhiệm vụ phải cho Đức Thánh Cha biết về t́nh h́nh tôn giáo trong Giáo phận và Giáo tỉnh ngài phụ trách. Ngài cũng gián tiếp tố cáo rằng chính quyền đă vi phạm các điều 67-71 của Hiến pháp về các quyền công dân cũng như vi phạm điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Kết luận, ngài nói: "Nếu việc đưa tin này đem đến hậu quả bị qui-trách-pháp-lư do Chính quyền, do Ṭa án Nhân dân nước Cộng ḥa XHCNVN của tôi, th́ tôi xin được coi đây là một bắt bớ tôn giáo, một vi phạm nhân quyền, và tôi rất lấy làm vinh dự nhận lănh tất cả các biện pháp xử lư v́ tôn giáo, v́ nhân quyền".

Để trả thù, chính quyền đày cha thư kư Trần Văn Quư về giáo xứ Nam Phổ để quản chế ba năm (từ 7-11-86). Cha Hồ Văn Quư, quản xứ Bố Liêu kiêm cố vấn cho Đức TGM, cũng bị quản chế tại nhiệm sở 3 năm kể từ 10-11-86. Ngày 11-4-1987, hai chị Lư và Nông được ra tù.

Ngày 25-3-1988, Đức TGM viết một bức thư gởi cho ông Nguyễn Văn Linh, sau khi ông được bầu làm Tổng Bí Thư đảng CSVN và tuyên bố chính sách "đổi mới"... Nội dung bức thư đ̣i xóa bỏ lệnh quản chế ngài, phục hồi quyền công dân cho ngài, để ngài tự do đi lại hầu thi hành nhiệm vụ Tổng Giám Mục đối với giáo dân và thăm viếng các Giáo phận khác thuộc Tổng Giáo phận Huế.

Ngày 14-5-88, Đức TGM xin vào Sài g̣n điều trị tại bệnh viện Nguyễn Trăi, sao cho tạm ổn định để có thể đi Rôma hầu chữa tiếp và báo cáo về Đức TGM Phó mà Ngài định đặt, về Đức GM Phụ tá Giacôbê Lê Văn Mẫn mà Ngài đă "bí mật" tấn phong, về Giáo phận Huế và về Giáo Hội VN. Sau đó, ngài xin chuyển qua bệnh viện Chợ Rẫy. Tại đây, ngài đă qua đời trưa ngày 8-6-1988 sau những cơn đau khủng khiếp và sự thoái biến nhanh chóng quái dị của nhiều bộ phận bên trong lẫn bên ngoài, dấu hiệu của một vụ đầu độc. Câu nói cuối cùng của ngài trên đời là với cô y tá cho ngài uống thuốc độc: "Không những tôi tha lỗi cho cô mà thôi, tôi c̣n tha thứ cho cả cấp trên sai cô làm, tôi tha thứ hết!" và với nữ tu cô em ruột săn sóc: "Chén đắng Chúa trao anh đă uống xong. Xin trọn theo ư Chúa!". Về nhà Cha, ngài ở lại trong lịch sử và trong ḷng người với 2 danh hiệu vinh quang: "Tổng giám mục dũng cảm" (Đức Gioan-Phaolô 2 tặng) và "Kẻ thù của chế độ" (chính quyền CS đặt), cũng như qua tinh thần bất diệt gọi là "tinh thần Philipphê"!

***

 

II. 1988-1998: Giai đoạn các vị Giám quản


Vài ngày sau khi Đức TGM Nguyễn Kim Điền được an táng (15-6-88 tại nhà thờ chánh ṭa Phủ Cam), Ṭa thánh đă bổ nhiệm Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn, TGM Hà Nội, làm Giám quản Tông ṭa Tổng giáo phận Huế. Ngày 22-8, ngài vào thăm Huế lần đầu và cũng là lần cuối. Năm 1990, Đức HY đột ngột qua đời tại Hà Nội. Trong thời gian này, ngày 3-2-89, cha Giải ở tù về sau 5 năm rưỡi v́ tội không chịu kư nộp Tiểu chủng viện và tội tổ chức điều hành Tu hội Hy Vọng. Trước đó, ngày 21-10-88, một đại chủng sinh bị giam trong vụ "Dâng con cho Mẹ" cũng được tha tù sau 7 năm (4 tăng thành 7) và khi về th́ mọi người đều biết là một linh mục được "phong chui" (trước khi đi tù) và thuộc Tu hội HV: cha Phêrô Phan Văn Lợi. Lẽ ra phải trở lại nhiệm sở cũ là Lương Văn th́ cha Giải bị nhà nước đày tới quản chế tại giáo xứ Nguyệt Biều. Cha Lợi th́ bị chỉ định chỗ cư trú là nhà cha mẹ tại giáo xứ chánh ṭa Phủ Cam.

Tại Nguyệt Biều, thấy chính sách phá thai tàn ác của chế độ quá hoành hành, bắt đầu từ năm 1790, cha Giải đă có sáng kiến - có lẽ đầu tiên tại Việt Nam - là cho người đi thu góp các bào thai bị phá tại các bệnh viện công tư, đem về an táng trong một nghĩa địa lấy tên "Lăng mộ các thánh Anh Hài" tại giáo xứ Ngọc Hồ, láng giềng của Nguyệt Biều (chỉ cách một con sông là sông Hương). Cho đến nay, hàng ngàn thai nhi đang mồ yên mả đẹp tại khu lăng mộ đó, một biểu tượng cho sự tranh đấu v́ quyền sống và phẩm giá của con người!

Đức HY Hà Nội mất ngày 18-5-90 th́ ngày 20-5, cha Lê Văn Mẫn được linh mục đoàn bầu làm Giám quản. Mười hôm sau, ngày 30-5-90, cha Giám quản thông báo chức vụ của ḿnh cho chính quyền tỉnh biết. Với thái độ xâm phạm nội bộ cách trịch thượng, CS không công nhận quyền bính của ngài. Mặc! Một tháng sau, Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật, chủ tịch Hội đồng GMVN biên thư cho ngài biết Ṭa thánh đă xác nhận việc bầu ngài làm giám quản. Thấy cha Mẫn ung dung hành xử quyền ḿnh, chính quyền t́m mọi cách ngăn cản. Cụ thể là khi cha Giám quản và cha Quản lư Nhà chung (Trần Thắng Trung) đi gặp ban Tôn giáo tỉnh ngày 29-2-1991 để xin tổ chức tĩnh tâm năm cho linh mục đoàn th́ bị từ chối. Lần đi xin năm 1993 (ngày 4-3) cũng chịu cảnh tương tự.

Cũng trong năm 1993 này, đang khi quản thúc cha Giải tại Nguyệt Biều, nhà nước muốn thách thức quyền Giám quản nên buộc cha về lại nhiệm sở cũ Lương Văn (theo Giấy ra trại: bắt đâu th́ thả về đó). Cha Giải đ̣i chính quyền phải thông qua giáo quyền mà họ hiện chẳng công nhận, bằng không th́ chỉ có nước đem xe mà "xúc" về Lương Văn. Cha Giải cũng cho biết nếu bị đưa về Lương Văn th́ ngài sẽ ở trụ sở xă chứ nhất định không ở nhà xứ và không làm lễ nhà thờ. Đại hội Đức Mẹ La Vang năm này, cha Mẫn đă ung hành xử quyền "bất hợp pháp" của ḿnh bằng cách dâng thánh lễ khai mạc và đồng tế bế mạc (15-8-93). CS giận sôi lên!

Từ ngày 09-1 đến 11-1-94, các Đức Cha Nguyễn Quang Sách (Đà Nẵng), Trần Thanh Chung và Phạm Văn Lộc (Kontum) đến Huế họp bàn về việc xin mở ĐCV Huế. Ngày 11-1-94 các ngài đến gặp Ủy ban Nhân dân tỉnh TT-H về việc này, nhưng được trả lời: đợi đến lúc có giám mục chính thức đă. Đại chủng viện Huế sẽ chính thức mở lại ngày 21-9-1994.

Ngày 23-4-94: Đài Vatican công bố tin Ṭa thánh bổ nhiệm ĐC Thể làm Giám quản Tông ṭa TGP Huế. Cha Giám quản Mẫn bàn giao chức vụ sau những tháng ngày đấu tranh thầm lặng nhưng hết sức can đảm.


Bỗng nhiên, ngày 20-9-94, có một bức thư của các linh mục Huế với 38 chữ kư gởi lên Đức Cha Thể, nội dung như sau: "Kính lạy Đức Cha. Hiện nay một số anh em linh mục giáo phận đă được mời tham gia Hội đồng Nhân dân Tỉnh, Thành phố, Huyện. Theo chúng con nghĩ, cha Nguyễn Kim Bính có khả năng được mời vào Hội đồng Nhân dân nhiệm kỳ tiếp. Nếu đúng vậy, chúng con xin thưa: Chúng con không đồng ư cha Nguyễn Kim Bính tham gia Hội đồng Nhân dân là cơ quan quyền lực của Chính quyền, v́ ngài là Tổng đại diện, người thay mặt Đức cha và người điều hành giáo phận khi Đức cha vắng mặt. Ngoài ra, theo Giáo luật, chúng con xin thưa: chúng con cũng không đồng ư bất cứ linh mục nào trong giáo phận tham gia "quyền bính dân sự" (Can. 285,3). Chúng con xin trân trọng lạy chào Đức cha. Huế ngày 20-9-1994".

Sau khi đi họp Thượng hội đồng Giám mục về đời tu tại Rôma (10-94) trở về, Đức TGM Giám quản nhận được một bức thư của các linh mục gốc Huế đang làm mục vụ tại Sài g̣n (do cựu linh mục Nguyễn Ngọc Lan chấp bút) và một bức thư của bốn linh mục cao tuổi nhất trong linh mục đoàn Huế (đa phần là thầy dạy cũ của ĐC). Cả hai đồng t́nh với lá thư của 38 linh mục nói trên, đồng thời tỏ ư vui mừng v́ Đức Cha có được một hậu thuẫn lớn lao như vậy (khi ấy số linh mục không kư chỉ vào khoảng 8-9 vị). Một thời gian sau, lại có thư của cha niên trưởng Lê Văn Đẩu, thay mặt đa số linh mục gởi lên Đức Cha. Nội dung như sau: "Trọng kính thưa Đức Cha. Ngày 20-9-1994, gần ba phần tư anh em linh mục chúng con (không kể các linh mục Ḍng và các tân linh mục) đă gởi thư -một số đông khác tuy không kư tên nhưng cũng đồng t́nh- can ngăn linh mục Tổng đại diện P. Nguyễn Kim Bính ứng cử vào Hội đồng Nhân dân nhiệm kỳ 1994-1999 v́ trái Giáo luật k. 285,3 và đường lối Ṭa thánh hiện nay, nhưng Đức cha và linh mục Tổng đại diện cả hai lần đều không nhận thư và không đếm xỉa ǵ lời can ngăn ấy. Không những thế, linh mục Tổng đại diện c̣n cố t́nh ứng cử một lúc cả hai Hội đồng Nhân dân với mạo danh là "Tổng đại diện Tông ṭa" (linh mục ấy tự xưng) và lạm dụng quyền ép linh mục khác cùng tham gia Hội đồng nhân dân như ḿnh. Vậy kể từ nay, hầu hết linh mục Tổng giáo phận Huế chúng con xin được phép bất tín nhiệm linh mục Nguyễn Kim Bính trong tư cách là Tổng đại diện Tổng giáo phận Huế. Kính xin Đức Cha đích thân điều hành Tổng giáo phận hoặc chọn một cha Tổng đại diện khác, hoặc chọn thêm một cha Tổng đại diện đặc trách nội vụ nếu linh mục Nguyễn Kim Bính chưa thể từ chức Tổng đại diện ngay được, để linh mục ấy yên tâm phục vụ trong hai Hội đồng Nhân dân đă đắc cử. Ngoài ra chúng con cũng không tín nhiệm linh mục Thư kư Văn pḥng Ṭa Tổng giám mục Huế hiện nay, v́ đă có quá nhiều sự việc tỏ ra có cách phán đoán lệch lạc và thiếu trung thực. Trân trọng kính chào Đức Cha". Vị linh mục bị ép tham gia HĐND tỉnh Quảng Trị (như nói trong thư trên, cha Trần Văn Tuyên, quản xứ Đồng Hà Cam Lộ) sau đó đă gởi đơn cho chính quyền xin rút khỏi danh sách. Nhưng v́ bị chính quyền tiếp tục giữ lại tên, cha bèn viết một thư khác cho linh mục đoàn thông báo thái độ cố chấp của nhà nước và lưu ư giáo dân Quảng Trị.

Sở dĩ linh mục đoàn Huế viết hai lá thư trên là v́ trước đó hai năm, ngày 20-5-1992, Đức HY Angelo Sodano, Quốc vụ khanh Ṭa thánh đă gởi cho Đức Cha Nguyễn Minh Nhật, chủ tịch HĐGMVN một bức thư (N. 4708/92/RS) trong đó yêu cầu cầu các linh mục không được tham gia các cơ quan chính quyền và cả Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước.

Ngày 24-22-94, lễ các Thánh Tử đạo Việt Nam, một quả bom thứ ba bùng nổ, đó là "Tuyên ngôn 10 điểm về thực trạng Giáo hội Công giáo tại Giáo phận Huế" của cha Nguyễn Văn Lư, vị linh mục đă được phóng thích từ ngày 31-7-1992 và đang bị quản thúc tại Nhà Chung Huế. Mười điểm cha nêu gồm có:

·                                 1- Tiểu chủng viện Hoan Thiện bị nhà nước tịch thu.

·                                 2- Quyền tấn phong và bổ nhiệm giám mục, linh mục của Giáo Hội bị nhà nước xen vào.

·                                 3- Đức nguyên Giám quản Lê Văn Mẫn không được nhà nước công nhận.

·                                 4- Việc tuyển sinh các ḍng tu nam nữ đều phải làm chui.

·                                 5- Giáo hữu các vùng kinh tế mới xa xôi bị nhà nước giới hạn tối đa quyền sống đạo.

·                                 6- Giáo Hội bị hạn chế trong việc giáo dục, y tế, truyền thông, giáo dục.

·                                 7- Chính quyền mưu đồ mời một số linh mục tu sĩ tham gia Hội đồng nhân dân sau khi đă thất bại trong việc thành lập Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước.

·                                 8- Có nhiều linh mục quốc doanh đang lũng đoạn Giáo Hội Công giáo VN.

·                                 9- Giáo Hội Công giáo VN không có quyền tự do tôn giáo.

·                                 10- Tại sao tôi (linh mục NVL) luôn đ̣i hỏi tự do tôn giáo?"

V́ Tuyên ngôn này, cha Lư bị gọi ra công an thẩm vấn suốt một tháng trời, nhưng ngài đă nhất quyết không thay đổi một chữ, một dấu trong bản văn. Sau đó cha bị đưa đến Nguyệt Biều để tiếp tục quản chế, c̣n cha Giải về lại Lương Văn, dĩ nhiên với "bài sai" đàng hoàng chính thức của chính Đức TGM Giám quản.

Cho tới thời điểm này (1996), mới có 20 tân linh mục qua 5 đợt phong chức, mà đợt thứ tư cách đợt thứ ba đến 18 năm (1976 - 1994), v́ chính quyền luôn t́m cách hạn chế nhân sự của Giáo phận. Tuy nhiên, tinh thần bất khuất đẻ ra sáng kiến, nên Tu hội đời Thánh Tâm Chúa Giêsu (với hai vị phụ trách là cha Hồ Văn Quư và cha Nguyễn Hữu Giải) vẫn tổ chức được hai lễ tấn phong linh mục bí mật cho 6 đại chủng sinh thành viên Tu hội đă bị nhà nước trục xuất khỏi hay không cho nhập ĐCV. Một vào tháng 6 và một vào tháng 8-1997. Không may sau đó sự việc bị "bật mí", nhưng CS chẳng c̣n dám dùng biện pháp giam tù lâu năm như trước nữa. Không được nhà nước công nhận, nên các linh mục "chui" này chẳng được làm quản xứ. Nhưng nhờ ở ngoài khuôn khổ cơ cấu mà các vị hoạt động mục vụ theo kiểu "du kích" và không phải là không hữu hiệu. Ngoại trừ 7 linh mục "chui bán phần" này (tính thêm cha Lợi), th́ tính từ 1975 đến 2005, giáo phận Huế có thêm 65 tân linh mục, đang khi số linh mục Huế được tấn phong từ 1945 đến 1975 là 172 !!!

***

III. 1998-2005: Giai đoạn Đức TGM Têphanô Nguyễn Như Thể

Ngày 9-3-1998, Ṭa thánh bổ nhiệm Đức TGM Têphanô Nguyễn Như Thể chính thức cai quản giáo phận sau 10 năm "trống ṭa". Giáo phận Huế tiếp tục chịu những sách nhiễu từ phía chính quyền, dù bây giờ đă có Bản quyền chính thức. Thế nhưng, "tinh thần Philipphê" vẫn tiếp tục sinh động mọi thành phần dân Chúa.

Ngày 22-5-2000, đan viện Biển Đức Thiên An bỗng gởi đến Ṭa TGM một "Tờ tŕnh" cho hay UBND Huyện Hương Thủy thông báo cho đan viện biết rằng ngày 24-12-1999, Thủ Tướng Chính Phủ đă ra Quyết định thu hồi 495.929 m2 đất, phần lớn thuộc quyền sử dụng hợp pháp của Đan viện Thiên An suốt 60 năm qua, để cho Công ty Du lịch Cố Đô Huế thuê xây dựng Trung tâm Vui chơi Giải trí đồi Thiên An-hồ Thủy Tiên! Đây là chuyện sét đánh ngang tai đối với các đan sĩ, v́ số đất bị thu hồi là 102 trên 107 ha đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của đan viện từ năm 1940. Lập tức, có ba linh mục Huế viết một Thư hiệp thông với Đan viện (lễ Thánh Biển Đức, 11-7-2000) để chia sẻ nỗi ḷng các đan sĩ và phân tích những sai lầm tại hại về mặt đạo đức và môi sinh đối với việc cướp và biến rừng thông Thiên An (do các đan sĩ gầy dựng) thành khu vui chơi giải trí.

Ngày 12-9-2000, đan viện gởi Thư khiếu nại lên Thủ tướng chính phủ cùng với toàn bộ hồ sơ về đất đai. Nhưng toàn bộ hồ sơ này bị trả lui với lời hướng dẫn tŕnh đơn lên UBND tỉnh. Đan viện bèn chuyển hồ sơ đến Thanh tra nhà nước (2-11). Thế nhưng, đơn khiếu nại chưa được giải quyết mà Công ty du lịch đă tiến hành phóng đường, đo đất và Lâm trường Tiền phong (cơ quan quản lư rừng thông) đă chia lô, bán đất cho cán bộ. Các đan sĩ liền mạnh mẽ phản kháng chính quyền (Văn thư ngày 19-3-2001 và 30-3-2001). Có 40 linh mục giáo phận Huế cũng lên tiếng hiệp thông ngày 29-4-2001 với lời khẳng định: "1. Vùng đất mà Công ty Du lịch Cố đô chiếm đoạt để khởi công xây dựng Trung tâm Vui chơi Giải trí là vùng đất thuộc quyền tư hữu của Đan viện Thiên An. 2. Đan viện Thiên An đă nhiều lần viết nhiều văn thư gởi đến Chính quyền các cấp, trong tinh thần kiên nhẫn và tôn trọng luật pháp. Nhưng hiện giờ Công ty Du lịch Cố đô vẫn được tiếp tục sử dụng vùng đất của Đan viện Thiên An, như thế là Chính quyền xâm phạm quyền tư hữu và làm sai luật pháp".

Vẫn vô ích! Đan viện liền gởi nhiều đơn khiếu nại khẩn cấp để phản đối đoàn thanh tra Nhà nước (Văn thư 26-01-2002), rồi phản đối quyết định của Tổng thanh tra nhà nước (Văn thư 29-6-2002), với giọng điệu hết sức can đảm: "Đă đến lúc chúng tôi phải đứng ra kiên quyết bảo vệ đến cùng: đất đai, tài sản và môi trường tịnh tu của Giáo hội Công giáo thuộc Đan viện chúng tôi. Qua đơn khiếu nại khẩn cấp này, chúng tôi xin khẳng định: nếu đoàn Thanh tra Nhà nước và UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế chưa giải quyết rạch ṛi vấn đề Đan viện chúng tôi khiếu kiện mà ngang nhiên tiếp tục cho xây dựng khu vui chơi giải trí trên đất của chúng tôi th́ chúng tôi kiên quyết bảo vệ tài sản của chúng tôi theo đúng pháp luật" (Đơn khiếu nại khẩn cấp ngày 26-01-02). Ngày 01-7-2002, dưới sự hướng dẫn của đan viện phụ Huỳnh Quang Sanh và phó bề trên Nguyễn Phước Bửu Đào, một đoàn đan sĩ 8 người đă lặn lội ra Hà Nội với mục đích gặp Thủ tướng Phan Văn Khải để yêu cầu trả lại công lư cho đan
viện. Thế nhưng không được gặp mặt cũng chẳng được giải quyết. CS giữ nguyên Quyết định 577 của Tổng thanh tra, và như thế giữ nguyên quyết định 1230/QĐ-TTg ngày 24/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Từ 6-11-2002 cho đến 28-11-2003, đan viện gởi 5 kháng thư nữa cho bí thư tỉnh ủy và chủ tịch UBND TT-Huế với lời khẳng định tuyệt vọng nhưng không kém phần mạnh mẽ: "Từ trước đến nay, QĐ 577/QĐ-XKT của Tổng Thanh tra Nhà nước, cũng như những việc làm của UBND tỉnh nhằm triển khai thực hiện Quyết định trên, chưa bao giờ được chúng tôi thừa nhận v́ Quyết định đó hoàn toàn dựa trên những cơ sở sai thực tế, phi đạo đức và đi ngược lại đường lối chính sách và luật pháp Nhà nước CHXHCNVN.... Xin quí Ông đừng buộc chúng tôi phải có những hành động mà chúng tôi không bao giờ muốn" (Kháng thư 28-11-2003).

Đang khi đan viện Thiên An đấu tranh với CS để đ̣i lại gia sản, th́ ḍng Chúa Cứu Thế Huế, từ tháng 2-2001, cũng gia tăng nỗ lực đ̣i lại cơ sở nhà đất 1700m2 ở số 31 Nguyễn Huệ mà Ty y tế Thừa Thiên mượn từ 1-8-1975 trong thời hạn một năm nhưng tới lúc đó vẫn không chịu trả. Nhiều đơn khiếu nại của Ḍng đă nối tiếp nhau từ tháng 5 đến tháng 11-2001, kèm theo giấy xác nhận của Đức cố TGM Nguyễn Kim Điền và Đức đương kim TGM Nguyễn Như Thể về việc Giáo hội chỉ cho mượn chứ không bao giờ hiến tặng các cơ sở Công giáo trong Giáo phận. Đùng một cái, ngày 23-1-2002, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ra Quyết định số 219/QĐ-UB bác đơn khiếu nại đ̣i đất của ḍng, lấy cớ rằng cơ sở 31 Nguyễn Huệ đă được Đức cố TGM hiến cho nhà nước qua Công văn ngày 17-11-1975 rồi. Trước tṛ ngụy biện trâng tráo đó, ḍng tiếp tục khiếu nại và khiếu nại tới tận trung ương, với lời lẽ rất thẳng thắn và mạnh mẽ: "Chúng tôi nhận thấy rằng ông Phó chủ tịch Nguyễn Xuân Lư (chú thích: nay là Chủ tịch) đă dùng quyền lực của ḿnh để biến cái hợp pháp thành cái phi pháp…" (Đơn Khiếu nại khẩn cấp số 2 ngày 15-3-2002). Một văn pḥng tư vấn pháp luật ở Hà Nội, sau khi xem xét mọi hồ sơ, cũng cho rằng UBND tỉnh đă vi phạm pháp luật (Thư tư vấn ngày 3-10-2002). Mặc! CS vẫn quyết tâm cướp lấy mảnh đất mặt tiền nằm ở trung tâm thành phố với thời giá 51 tỷ rưỡi này (30 triệu/m2), nên ngày 04-6-2003, bộ Xây dựng, qua Quyết định số 797/QĐ-BXD, đă công nhận Quyết định số 219/QĐ-UB của chính quyền tỉnh Thừa Thiên.

Ngày 13-6-2003, cha Lê Viết Phục và cha Nguyễn Trần Tuấn bị chính quyền tỉnh triệu đến trụ sở UBND tỉnh để nghe đọc Quyết định tịch thu khu nhà đất 31 Nguyễn Huệ. Cha Nguyễn Trần Tuấn đă đại diện phát biểu, đại ư như sau: "Chính quyền dựa vào Công văn số 48 ngày 30-10-1975 và Công văn số 50 ngày 17-11-1975 của Ṭa TGM Huế để bảo rằng Đức cố TGM Nguyễn Kim Điền đă hiến cơ sở 31 Nguyễn Huệ, đó là lập luận vô lư. Hai công văn đó chỉ nói đến việc cho mượn chứ không hề nói đến việc hiến tặng. Tôi đọc đỏ mắt cũng chẳng t́m thấy chữ "hiến tặng" hay "chuyển quyền sở hữu" trong hai tài liệu này. Qua giấy xác nhận ngày 24-4-1995, Đức đương kim TGM Nguyễn Như Thể cũng khẳng định: 'Cố TGM Nguyễn Kim Điền không hiến một cơ sở giáo dục nào trong Giáo phận Huế cho Chánh quyền Cách mạng tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhưng chỉ trao quyền sử dụng tùy theo hoàn cảnh của mỗi địa phương và mỗi cơ sở'. Nếu chính quyền nhất mực hiểu 'trao quyền sử dụng' là 'hiến dâng' để bảo rằng các cơ sở Giáo hội ghi trong hai công văn đều là sở hữu nhà nước, đó là điều không thể chấp nhận được. Hơn nữa, nói cho cùng kỳ lư, ḍng chúng tôi là ḍng giáo hoàng, trực thuộc bề trên tối cao ở hải ngoại, không nằm dưới quyền tài phán của Bản quyền địa phương. Đức cố TGM thành thử chẳng có quyền lấy tài sản của chúng tôi để hiến tặng cho nhà nước và thực tế ngài đă chẳng hề làm điều này, như chúng tôi đă có lần tŕnh bày trong Đơn Khiếu nại khẩn cấp số 2 ngày 15-3-2002. Ngoài ra, nhà nước đă lờ đi sự việc nhiều lần, nhiều cách, các lănh đạo tỉnh và chính quyền địa phương đă hứa trả cơ sở 31 Nguyễn Huệ với điều kiện ḍng chúng tôi cho đổ đất lấp hồ cá của ḍng với diện tích hơn 1.500m2 gần đó để xây chung cư hầu chuyển các hộ trong khu nhà ra ở. Điều kiện đó, chúng tôi đă thực hiện từ lâu. Thành thử, chúng tôi cực lực phản đối quyết định phi lư và vô luật này. Ḍng Chúa Cứu Thế tại Huế và khắp cả Việt Nam không bao giờ nhượng cơ sở 31 Nguyễn Huệ cho nhà nước và nhất định không để cho ai cướp đoạt" (x. Đấu tranh tại Huế, bản tin ngày 24-6-2003).

Thế nhưng, lư kẻ mạnh bao giờ cũng thắng. Kẻ mạnh đó lại là một nhà nước nắm mọi công quyền và lực lượng trong tay. Nên từ ngày 27-6-2003, xe ủi đất đă đến san bằng khu nhà đất 31 Nguyễn Huệ để nhà nước xây lên cái gọi là "Trung tâm Nha khoa Cộng đồng Thừa Thiên-Huế". Một tṛ mỵ dân trâng tráo, che giấu một màn cướp đoạt trắng trợn. Cho đến hôm nay, sau hơn 2 năm, công tŕnh này vẫn dở dang dang dở!!!

Cũng xin nói thêm một thành tích phản kháng của Ḍng Chúa Cứu Thế Huế và giáo xứ Mẹ Hằng Cứu Giúp (do quư cha cai quản). Đó là đầu tháng 11-2001, ba cha Lê Viết Phục, Nguyễn Trần Tuấn và Hoàng Diệp đă cùng hàng trăm thanh niên giáo xứ chiếm lại sân bóng đá của họ đạo mà nhà nước cũng đă mượn từ 1975 nhưng vẫn ĺ lợm không trả, c̣n định chia lô bán. Thành thử từ ngày 09 đến 11 tháng 12-2001, hai cha Phục, Tuấn và một số giáo dân bị công an phường và thành triệu tập để thẩm vấn về vụ việc nói trên. Công an hỏi các vị tại sao lại kéo cả hàng trăm thanh niên, "gây rối loạn trật tự", đang khi chỉ cần vài người là đủ (!?!); rồi tại sao xây thành bảo vệ sân bóng mà không "xin phép" !?! Cuộc thẩm vấn này nhắm trấn áp tinh thần các linh mục lẫn giáo dân họ đạo Mẹ Hằng Cứu Giúp hầu ngăn ngừa trước việc chiếm lại khu nhà đất 31 Nguyễn Huệ như nói trên. Tuy nhiên cả cha lẫn con đều chẳng nao núng sợ hăi!

Đang khi đó, từ trung tuần tháng 11-2000, cha Nguyễn Văn Lư khai mở một cuộc đấu tranh mới, ban đầu mang tính địa phương rồi có chiều kích quốc gia. Ngày 13-11, cùng với giáo dân Nguyệt Biều, cha gửi thư yêu cầu chính quyền trả lại cho giáo xứ thửa ruộng 1500m2 cạnh nhà thờ mà Nhà nước đă tịch thu bất công từ lâu. Ngày 14-11-2000, để khẳng định những đ̣i hỏi liên quan tới ruộng đất bị Nhà nước chiếm đoạt, cha Lư và giáo dân Nguyệt Biều tổ chức biểu t́nh chung quanh nhà thờ, và căng biểu ngữ "Chúng tôi cần Tự do Tôn giáo", một bảng cắm trên thửa ruộng, một bảng treo ở mặt tiền nhà thờ, tiếp theo đó là biểu ngữ "Tự do tôn giáo hay là chết!". Tiếp đó, cha tái phổ biến Tuyên ngôn 10 điểm (đă viết 6 năm trước) qua mạng lưới toàn cầu, đúng ngày 24-11-2000, lễ các Thánh Tử đạo Việt Nam. Rồi từ 04-12-2000 đến 26-2-2001, cha Lư đưa ra liên tiếp 9 Lời Kêu gọi có tính cách toàn diện hơn, vừa tŕnh bày hiện trạng bị đàn áp của các tôn giáo (đặc biệt Công giáo) tại Việt nam và kêu gọi hàng lănh đạo lẫn tín đồ đấu tranh đ̣i lại quyền tự do tôn giáo (LKG 1-4), vừa kêu gọi giáo chức và sinh viên học sinh tẩy chay chủ nghĩa và chế độ CS (LKG 6), kêu gọi đồng bào quốc nội lẫn hải ngoại chung ḷng đoàn kết (LKG 9), chung tay xây dựng và bảo vệ tổ quốc (LKG 7), vừa kêu gọi thế giới đừng dễ dàng cho CSVN tham gia các công ước quốc tế (LKG 5), kêu gọi quốc hội CS bỏ điều 4 Hiến pháp và đảng CS hăy tự giải thể (LKG 8).

Mặt khác, cha Lư liên kết với Ḥa thượng Thích Thiện Hạnh, Trưởng Tăng đoàn Thừa Thiên-Huế, cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Ḥa Hảo An Giang, Linh mục Chân Tín, ḍng Chúa Cứu Thế Sài G̣n, để cùng đưa ra Lời Tuyên bố của Đại diện các Tôn giáo tại Việt Nam ngày 27-12-2000, hầu tố cáo CSVN đă áp dụng một chính sách cực kỳ nghiệt ngă đối với các Tôn giáo tại Việt Nam, đồng thời đưa ra 5 đ̣i hỏi với CS. Cha cũng viết nhiều thư gởi cho mọi thành phần khắp thế giới, cám ơn họ đă hỗ trợ cuộc tranh đấu (11-01-2001), rồi cho mọi thành viên Hội đồng Giám mục VN (15-01 và 28-3-2001). Ngày 25-1-2001, cha tung ra một chứng từ đầy cảm kích về cái chết của Đức TGM Nguyễn Kim Điền, qua đó cha tố cáo CS đă ám sát vị chủ chăn can đảm này bằng đầu độc.

Sau khi được bề trên đổi về An Truyền ngày 05-02-2001, th́ từ đây, ngày 13-02, cha viết Lời Chứng thứ 1 gởi Quốc hội Hoa Kỳ để tŕnh bày ư kiến về 3 vấn đề theo Thư mời của họ (Thực trạng các Tôn giáo tại Việt Nam vào đầu ngàn năm thứ ba! Quốc hội Hoa Kỳ có nên phê chuẩn Hiệp ước Thương mại song phương với Việt Nam không? Chính phủ Hoa Kỳ làm thế nào để giúp Việt Nam sớm có tự do tôn giáo thực sự trước mắt và lâu dài?). Ngày 06-5-2001, cha lại gởi Lời Chứng thứ 2 tới Hạ Viện Hoa Kỳ, chủ yếu tŕnh bày việc CSVN đàn áp Giáo hội Công giáo. Lời chứng này sẽ được đọc tại Hạ viện HK đúng ngày cha bị CS bắt đi.

Thế nhưng, trước đó, ngày 26-2-2001, UBND tỉnh Thừa Thiên đă ban hành quyết định số 401/QĐ-UB quản chế cha Lư hai năm tại làng Truyền Nam (trong đó có giáo xứ An Truyền), xă Phú An, huyện Phú Vang, buộc cha phải xin phép khi muốn ra khỏi làng, hàng tuần phải báo cáo về các hoạt động của ḿnh, hàng ngày không được làm lễ cho giáo dân. Và từ ngày 27-2 trở đi, CS bắt đầu đàn áp cha và giáo xứ. Thế là cha nảy sinh một sáng kiến độc nhất vô nhị, chưa từng có trong chế độ CS, đó là lập biên bản về các vi phạm nhân quyền của chính quyền CS địa phương (như thóa mạ cha trên báo đài, ngăn cản cha thi hành thừa tác vụ, khủng bố giáo dân Nguyệt Biều và An Truyền....). Tất cả có 19 biên bản, được lập từ ngày 11-3-2001 đến ngày 09-5-2001, một tuần trước khi cha bị bắt. Trong các biên bản này, cụm từ "Độc lập -Tự do - Hạnh phúc" được cha Lư đổi lại "Thiếu độc lập - Mất tự do - Không hạnh phúc"!!!

Sáng sớm ngày 17-5-2001, gần 600 công an bao vây toàn thể giáo xứ và bắt cha Lư đi tù. Ngày 19-10-2001, CS đă dựng lên một phiên ṭa quái đản tại Huế, không nhân chứng, luật sư, thân thuộc, giáo quyền để kết án ngài 15 năm tù ở và 5 năm quản chế với hai tội danh lếu láo, là bất tuân lệnh quản chế và phá hoại đoàn kết dân tộc. Cha Lư vào trại tù Ba Sao, Nam Hà, nhưng cuộc đấu tranh do Cha khởi xướng đă làm rúng động thế giới và không thể đi ngược được nữa, v́ nó mang tính toàn diện (tự do tôn giáo lẫn tự do chính trị) và triệt để (nhắm đến việc giải trừ nguyên nhân của mọi tội ác, xấu xa, thất bại, băng hoại tại VN là chế độ CS).

Song song với việc quản chế cha Lư, công an bắt đầu thẩm vấn hai linh mục bạn chiến đấu của ngài là cha Giải và cha Lợi. Ba vị làm thành "Nhóm linh mục Nguyễn Kim Điền". Ngày 5-3-2001, cha Nguyễn Hữu Giải, quản xứ Lương Văn và là Hạt trưởng Giáo hạt Hương Phú, bị mời đến đồn công an huyện Hương Thủy để "làm việc". Công an đă chất vấn cha nhiều chuyện, nhất là chuyện quan hệ với cha Lư và chuyện đến thăm chùa Từ Hiếu trong tuần lễ cầu siêu tại chùa này vào đầu tháng 2-2001. Ngày 8-3-2001, công an phường Phước Vĩnh thuộc thành phố Huế lại mời cha Phan Văn Lợi đến thẩm vấn. Nội dung xoay quanh cuộc đấu tranh của cha Lư: nhận định thế nào, hỗ trợ ra sao? Từ ngày 22-3, th́ đến lượt công an thành phố Huế thẩm vấn cha Lợi. Nội dung được mở rộng, liên quan đến chính sách tôn giáo của nhà nước.

Công an c̣n cho rằng việc ba linh mục phối hợp với nhau và với nhiều chức sắc tôn giáo khác tại Huế để đấu tranh thật ra là "làm chính trị": "Ông Lư và hai anh chỉ dùng việc đ̣i đất đai như một cái cớ, đ̣i tự do tôn giáo như một vỏ bọc. Thực chất là các anh làm chính trị, nhằm lật đổ chế độ này!". Cha Lợi trả lời:


"Linh mục chúng tôi không làm chính trị, giáo luật không cho phép. Chúng tôi chỉ làm ngôn sứ, tranh đấu ôn ḥa cho tự do tôn giáo và tự do dân chủ. Hai cái này đi liền với nhau. Quyền làm người và quyền sống đạo liên hệ với nhau chặt chẽ. V́ thế, như ḥa thượng Thích Quảng Độ, thượng tọa Thích Thái Ḥa, đạo trưởng Lê Quang Liêm... ba anh em chúng tôi ủng hộ những ai và những tổ chức nào, ở bất cứ nơi đâu, dùng phương pháp bất bạo động và đấu tranh chính trị để đ̣i hỏi nhân quyền dân chủ và đa nguyên đa đảng cho Việt Nam. Phải đa nguyên, đa đảng th́ mới có dân chủ thật sự, như tại hầu hết các nước văn minh trên thế giới... Chế độ này có năm thứ độc quyền mà chúng tôi không thể chấp nhận: đó là độc quyền về tư tưởng, chính trị, thông tin, giáo dục và pháp luật. Năm thứ độc quyền đó làm cho đất nước không thể đi lên, gây bao bất công đàn áp... Với tư cách linh mục, chúng tôi có bổn phận nhắc nhở, mời gọi các giáo dân Công giáo đóng vai tṛ của họ giữa đời là thực hiện nghĩa vụ công dân, mà cụ thể lúc này là đấu tranh chính trị cách công khai và dân chủ với đảng Cộng Sản. Các anh không nên gán ư đồ và tham vọng chính trị cho giới linh mục chúng tôi!".

Đến ngày 6-4-2001, cha Lợi tuyên bố chấm dứt đi "làm việc". Công an bèn ra "lệnh triệu tập" (trước đó là "giấy mời"). Tới ngày 13-4-2001, dù nhận được liên tiếp 5 lệnh triệu tập, cha vẫn nhất quyết không chấp hành, thành thử bắt đầu bị quản chế tại gia.

Từ sau ngày cha Lư bị bắt, hai cha Giải và Lợi tiếp tục tranh đấu qua việc đưa ra và tung lên mạng nhiều tâm thư, kháng thư, bài tham luận, lời phát biểu, thư hiệp thông, thư thỉnh nguyện, trả lời phỏng vấn v.v... Chẳng hạn ba thỉnh nguyện thư gởi Hội đồng Giám mục Việt Nam (10-1999, 8-2001, 10-2002). Hai tâm thư gởi các linh mục quốc nội (10-2001, 3-2002). Mười thư hiệp thông (với Đan viện Thiên An, với Phật giáo VNTN và Phật giáo HH, với Bản Lên Tiếng của Giáo Dân Hải ngoại, với Giáo phận Hà Nội, với các Tù nhân Lương tâm, với Các Hội Thánh Tin lành Việt Nam, với Lănh đạo Giáo Hội PGTN, với Hội thánh Tin Lành Mennonite VN, với các gia đ́nh nạn nhân Thanh Hóa, với Ḥa thượng Thích Quảng Độ). Những bài tham luận như: Lăng mộ các thánh Anh Hài tại Huế; Tự do tôn giáo hay là chết! V́ Nước Trời là của họ; Ḷng can đảm, ư lực xuyên suốt Huấn dụ của Đức Giáo Hoàng; Tinh thần Philipphê; Sợi xích sắt năm ṿng; Nhận định về Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN; Nhận định về lá thư Đức TGM Phạm Minh Mẫn gởi Đại hội Ủy ban ĐKCGVN; Lương tâm Công giáo Việt Nam; Sống năm Truyền giáo trong hiện trạng Việt Nam; Sau năm 1975, phải chăng đất nước an b́nh ổn định? Chia cắt đất nước, chia cắt dân tộc, chia cắt ḷng người; Nhận định sơ khởi về Pháp lệnh tôn giáo; Giải phóng ǵ suốt 30 năm ? Ngoài ra, hai cha cũng viết nhiều tâm thư gởi đồng bào Việt Nam dịp Giáng sinh, Nguyên đán; nhiều kháng thư như về việc bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân, về vụ tẩy năo cha Lư, vụ cướp đất Kế Sung...; nhiều cuộc trả lời phỏng vấn của báo đài hải ngoại (qua điện thoại), nhiều lời phát biểu vào các dịp đặc biệt như Ngày Đại Nghĩa - Giỗ tổ Hùng Vương (22-04-02), Đại hội Tự do TG cho VN tại Hoa Kỳ (23-10-02), Lễ vinh danh và trao giải thưởng Nhân Quyền cho Lm NVL (29-11-02), Cuộc gặp gỡ với Ban Tôn giáo tỉnh Thừa Thiên (20-02-04), Hội nghị Diên hồng Bảo toàn Đất tổ lần 2 hải ngoại (1-1-2005), Ngày cha Nguyễn Văn Lư ra khỏi tù (01-02-05), dịp thủ tướng CSVN Phan Văn Khải sang Hoa Kỳ (21-6-05)... Rồi nhiều bản tường tŕnh như tường tŕnh về việc Cộng sản Việt Nam bách hại tôn giáo (19-6-2002)... Tổng cộng gần 100 văn bản tính tới hôm nay. Từ đầu năm 2005, hai cha lại nhiều lần viết chung với cha Chân Tín ở Sài g̣n. Riêng cha Lợi c̣n làm nhiều bài thơ tranh đấu cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền, từ khước đi bầu Quốc hội năm 2002 và Hội đồng nhân dân năm 2004, y như cha Chân Tín.

Linh mục đoàn TGP Huế, dưới sự dẫn dắt của Đức TGM Têphanô, cũng luôn sôi sục "tinh thần Philipphê". Ngày 5-1-2001, Giáo phận Huế đă cử hành lễ bế mạc Năm Toàn Xá đồng thời cũng bế mạc năm kỷ niệm 150 năm thành lập Giáo phận. Dịp này, Đức TGM Têphanô đă dơng dạc đọc số 50.3 của Tông huấn "Giáo Hội tại Á châu" như một lời hiệu triệu: «Những lời nói sau đây của Đức Giêsu là để trấn an Giáo Hội tại Châu Á: "Hỡi đàn chiên bé nhỏ, đừng sợ, v́ Cha anh em đă vui ḷng ban Nước của Người cho anh em". Những người tin vào Đức Kitô vẫn c̣n là một thiểu số ít ỏi trong lục địa mênh mông và đông dân nhất này. Tuy nhiên, thay v́ là thiểu số nhút nhát rụt rè, họ vẫn sống tích cực trong đức tin, tràn trề hy vọng và sức sống, một điều chỉ do t́nh yêu mới có được. Một cách khiêm tốn nhưng rất dũng cảm, họ đă gây được ảnh hưởng lên các nền văn hóa và xă hội Châu Á, nhất là họ đă tác động lên đời sống của những người nghèo đói và bơ vơ, mà nhiều người trong số đó không cùng một đức tin Công Giáo với họ. Họ đúng là tấm gương cho các Kitô hữu mọi nơi luôn hăng hái chia sẻ kho tàng Tin Mừng "dù thuận lợi hay không thuận lợi" (2Tm 4,2). Họ t́m được sức mạnh nơi quyền năng tuyệt vời của Chúa Thánh Thần...»

Trưa hôm đó, sau tiệc mừng, các cha trong Giáo phận đă hội lại theo từng giáo hạt để "góp ư" về nội dung "Dự thảo Pháp lệnh Tôn giáo" do nhà nước vừa gởi tới. Các giáo hạt đều nhất trí tẩy chay việc này và dự thảo này. Các cha lư luận rằng góp ư chi cho lắm th́ Nhà nước cũng chẳng nghe, có khi c̣n làm ngược lại. Các văn kiện pháp lư về tôn giáo tại Việt Nam, như thực tế cho thấy, ngày càng thêm trói buộc, v́ chính quyền ngày càng tích lũy kinh nghiệm hơn trong việc khống chế các tôn giáo. Có góp ư cũng chỉ như xin nhét một chút nhung vào cái tḥng lọng buộc quanh cổ các tôn giáo. Mà người ta có cho chút nhung đó không? Xin xỏ chỉ thêm nhục nhă, không xứng đáng là con cháu các Thánh tử đạo, những ngôn sứ của quyền tự do tôn giáo. Nếu Nhà Nước thực sự tôn trọng tự do tôn giáo như họ nói th́ hăy hủy bỏ tất cả những h́nh thức biến tôn giáo thành công cụ ngoan ngoăn, để các TG được tự do và độc lập mà góp phần xây dựng quê hương (Trích bản tin "Lễ bế mạc năm Toàn xá tại TGP Huế").

Đến ngày 16-3-2001, trước vụ việc Chính quyền tiến hành việc bê tông hóa một con mương thủy lợi cũ đi ngang qua giữa đất và ruộng nhà thờ giáo xứ Nguyệt Biều, bất chấp sự phản kháng của cha xứ và giáo dân, 16 linh mục giáo phận đă phát biểu qua một lá thư hiệp thông gởi cha quản xứ Trần Văn Quư: "Chúng tôi sẽ cầu nguyện nhiều và xin chia sẻ nỗi gian khổ của Cha sở và Anh Chị Em trong việc bảo vệ đất đai của giáo xứ Nguyệt Biều mà cũng là của giáo phận Huế, cùng đứng chung với Cha và Anh Chị Em trong việc đ̣i hỏi chính quyền thực thi công lư, trả lại lẽ phải cho Cha và Anh Chị Em". Đến tháng 4-2001, trước sự kiện đan viện Thiên An bị nhà nước cướp đất, 40 linh mục giáo phận lại mạnh mẽ lên tiếng hiệp thông với các đan sĩ và lên án lũ cướp ngày (xin xem trên).

Bọn cướp ngày này cũng không tha cho vùng đất thiêng thánh là linh địa La Vang. Tháng 11-2002: Nhà nước gửi văn thư yêu cầu lập tờ tŕnh đất đai của La Vang. Ngày 18-12-2002: Linh mục quản nhiệm Dương Đức Toại gửi cho nhà nước tờ tŕnh về đất đai Thánh địa La Vang đồng thời đề nghị kiểm định và xác nhận. Ngày 12-3-2003: Sở địa chính tỉnh Quảng Trị, pḥng nông nghiệp huyện Hải Lăng cùng uỷ ban nhân dân xă Hải Phú tiến hành xác định hiện trạng sử dụng đất La Vang và xác nhận số đất đai khác thuộc tổng thể Thánh địa sẽ được tái tạo về lâu về dài. Ngày 21-3-2003: Sở địa chính tỉnh gởi văn thư yêu cầu linh mục quản nhiệm làm đơn xin những phần đất chưa sử dụng (17ha/23ha5). Cha Toại quyết không làm đơn xin, lập luận rằng những phần đất ấy đă và đang là sở hữu của Thánh địa, có giấy tờ xưa nay minh chứng đàng hoàng.

Trong cùng thời gian này, ngày 08-12-2002, Đức TGM bổ nhiệm 5 linh mục vào Hội đồng Quản trị để điều hành Trung tâm Thánh Mẫu La Vang vốn ngày càng thu hút khách hành hương và cần chỉnh trang xây dựng. Đây là một tổ chức theo đ̣i hỏi của Giáo luật. Thế nhưng, chính quyền tỉnh Quảng Trị đă lập tức phản đối. Dịp tết Quư Mùi, ông Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Quảng Trị đă đến thăm ṭa Tổng Giám mục và yêu cầu xét lại Hội đồng Quản trị này, v́ «đó là điều bất hợp pháp » !?! Đức Cha đă thẳng thắn trả lời: «Việc này là chuyện nội bộ. Hội đồng đặt ra là cốt để các linh mục thành viên giúp linh mục quản nhiệm La Vang điều hành Trung tâm Thánh Mẫu La Vang cho tốt. Ai cũng muốn xây dựng Đất nước tốt đẹp. Đây cũng là một hành vi xây dựng Đất nước theo cung cách của người Công giáo. Không nên đặt vấn đề xin phép ở đây».

Như để trả thù, đầu tháng 5-2003, một đoàn xe cày ủi xúc đất, dưới sự chỉ đạo của UBND xă Hải Phú cùng với Đội 6 Cầu đường, Long Hưng, tiến chiếm đồi Thánh giá La Vang (vốn nằm ở mặt hậu Linh địa), lấy cớ mở đường lâm nghiệp. Chúng đào xới ngang dọc, thậm chí lấn tới quảng trường Thánh Tâm. Linh mục quản nhiệm liền thành lập một tiểu đội quyết tử (gồm nhiều thanh niên giáo xứ) để bảo vệ đất Mẹ. Anh em đă thề hy sinh mạng sống, sẵn sàng đổ máu để bảo toàn Linh địa. Họ ngày đêm thay phiên nhau canh pḥng, hễ thấy đoàn xe cày ủi của bọn cướp đất tiến vào là nằm lăn trước mũi xe, dùng thân người chặn bánh xe lại. Linh mục quản nhiệm đă nuôi dưỡng anh em trong thời gian bảo vệ này và hứa sẽ lo an táng lẫn chu cấp gia đ́nh nếu anh em tử nạn. Thấy thế, lũ linh địa tặc đă khựng lại để bày mưu tính kế khác. Được biết, tháng 9-2002, các anh em này cũng đă một lần dũng cảm ngăn chận một chiếc xe tính ủi đất đồi Thánh giá.

Cho tới nay, nhà nước chỉ công nhận cho Trung tâm Thánh Mẫu La Vang được quyền sử dụng 6ha5. 17ha c̣n lại, phải chăng chính quyền CS tỉnh QT sẽ đưa vào kế hoạch biến xă Hải Phú (bao trùm Linh địa La Vang) thành khu du lịch quy mô, như kiểu Văn Thánh, Đầm Sen ở Sài g̣n. Đoạt được đất của thánh địa rồi xây những tṛ vui chơi trên đó, sẽ vừa thu được lợi nhuận, vừa phá được bầu khí linh thiêng tĩnh lặng của chốn hành hương (như CS đang làm với Khu vui chơi giải trí Thiên An - Thủy Tiên tại Huế)!!! Đáo để thật!!!

Ngày 20-2-2004, có một cuộc gặp gỡ giữa Ban Tôn giáo tỉnh TT-H với Tổng giáo phận tại ṭa TGM (gồm Đức TGM, cha Tổng đại diện, 5 cha hạt trưởng, 9 bề trên chủng viện và ḍng tu, 2 giáo dân). Tất cả phía TGP đă thẳng thắn nêu lên những khó khăn do chính quyền gây ra cho Giáo phận và các cộng đoàn, đă mạnh mẽ phản đối những bất công do chính sách của nhà nước và hành xử của cán bộ. Đặc biệt nhất là bài tham luận dài của cha Giải. Khởi từ điều 4 Hiến pháp, cha nêu bật hai nguyên tắc của chế độ: Đảng CS quản lư trọn vẹn đất nước, nắm trong tay mọi thứ quyền lực; chủ nghĩa Mác-Lênin duy vật vô thần là ư thức hệ chỉ đạo, hướng dẫn tâm trí mọi người dân Việt. Hai nguyên tắc này thể hiện trên lư thuyết thành chính sách tôn giáo mà trong thực tế, th́ tùy nơi và tùy lúc, được thực hiện bằng nới lỏng hay siết chặt, nương tay hay thẳng tay, ban ơn hay cấm đoán, khoan hồng hay đàn áp, dung túng hay triệt hạ, tùy như các tôn giáo hay các giáo hội im lặng hay lên tiếng, quy phục hay độc lập, thỏa hiệp hay đối đầu, ngoan ngoăn vâng lời hay đ̣i hỏi tự quản, nhắm mắt làm ngơ hay phê b́nh thẳng thắn. Và cha Giải ung dung kết luận: "Giải pháp cho vấn đề tôn giáo, tự do tôn giáo, những tranh chấp động tới tôn giáo chính là: bỏ nguyên tắc độc tài toàn trị và vô thần đấu tranh, bỏ chính sách tiêu diệt tôn giáo bằng phương thức công cụ hóa các giáo hội, coi mọi công dân tôn giáo như mọi công dân khác và thực là công dân của đất nước chứ không phải thần dân của nhà nước, và trước mắt, phải giải quyết mọi tranh chấp theo đúng pháp luật, với một ṭa án độc lập và đủ thẩm quyền".

Trung tuần tháng 6-2004, mọi linh mục quản xứ tại Tổng giáo phận Huế đều nhận được hai cái gọi là "Phiếu khảo sát về tổ chức Giáo hội cơ sở" (hiểu là giáo xứ), một dành cho linh mục và một dành cho "thành viên ban tổ chức Giáo hội cơ sở" (hiểu là Hội đồng Giáo xứ). Tuy không đề tên người gởi và cơ quan khảo sát, nhưng ai cũng biết đó là ban tôn giáo tỉnh Thừa Thiên-Huế. Về nội dung, các câu hỏi đặt ra có tính cách thọc sâu cách trâng tráo vào mọi ngóc ngách của tổ chức Giáo phận và giáo xứ, phản ảnh một ư đồ muốn quản lư chặt chẽ và toàn diện để dễ bề thao túng và phá hoại. Mục "kiến nghị, đề xuất với các cấp chính quyền" (số 6 trong hai phiếu) th́ phản ảnh một năo trạng cha chú-chủ ông, cho rằng bản thân tôn giáo chỉ là một hạng tôi tớ, nhất nhất phải tŕnh báo và xin xỏ ông chủ nhà nước để được thí ban cho chút ân huệ tự do mà sinh hoạt.

Các linh mục Huế nhận định rằng việc gởi hai phiếu khảo sát này trước hết chính là sự gỡ gạc của ban tôn giáo CS tỉnh Thừa Thiên-Huế sau vụ bẽ mặt ê chề nhân cuộc gặp gỡ giữa ban này với các thành phần lănh đạo thuộc Tổng giáo phận Huế ngày 20-02-2004; thứ đến, đó là một trong những bước đầu tiên nhằm thực hiện cái gọi là "Pháp lệnh về tôn giáo và tín ngưỡng" mà Quốc hội bù nh́n của CSVN vừa thông qua giữa tháng 6 mới rồi. V́ cách thức gởi phiếu khảo sát quá bất lịch sự và cách thức t́m hiểu vấn đề quá vô liêm sỉ, nên toàn thể linh mục đoàn đă nhất quyết tẩy chay, không thèm trả lời. Hai phiếu khảo sát này rốt cuộc bị vứt vào sọt rác!!!

Ngày 8-11-2004, trong một cuộc phỏng vấn của Hăng tin Á Châu (Asianews Service) về Pháp lệnh Tôn giáo (sẽ có hiệu lực vào ngày 15-11-2004), Đức TGM Têphanô Nguyễn Như Thể đă phát biểu: "Những quy định mới của Pháp lệnh đặt các nhà lănh đạo tôn giáo trong t́nh trạng phải xin phép Nhà cầm quyền tất cả mọi sinh hoạt của tôn giáo trước khi thực hiện… những quy định này hoàn toàn không có chút cởi mở nào cho những sinh hoạt tôn giáo, bởi v́ chúng tôi bị ràng buộc theo những khuôn khổ ngược lại với sự tự do tôn giáo. Chúng tôi không c̣n quyền để tổ chức theo những nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của chúng tôi khi chúng tôi bị lệ thuộc vào những cứu xét, lựa chọn và quyết định của nhà nước. Như thế có nghĩa là không có tự do tôn giáo trọn vẹn".

Nhân dịp tết Ất Dậu mới rồi, sau 4 năm cấm cố, cha Lư được thả khỏi nhà tù Ba Sao, Nam Hà để về lại Nhà Chung Giáo phận. Từ đó ngài hoàn toàn giữ im lặng cho tới cuộc phỏng vấn của đài Á châu Tự do (ngày 6-7-2005). Trong cuộc phỏng vấn này, cha Lư đă phát biểu: "Công việc đấu tranh cho tự do tôn giáo ở Việt Nam là lâu dài và vất vả. Giai đoạn 1, trong 28 năm, tôi đă cố gắng làm chứng bằng nhiều cách, bằng nhiều lần rằng ở VN chưa có tôn giáo thực sự… Tôi nói rằng chưa có tự do tôn giáo thực sự, nghĩa là tự do tôn giáo mà hiện nay nhiều người cho là có th́ đó chỉ là một thứ tự do tôn giáo giả tạo… Giai đoạn 2 trong 4 năm qua, từ trong nhà tù, tôi đă cố gắng tiếp tục làm chứng là ở VN quả thật chưa có tự do tôn giáo thực sự… Và hiện nay, giai đoạn 3, tôi thấy cần đi vào hành động đặt dưới sự bảo trợ của Hội đồng Giám mục VN và các vị Lănh đạo của các Tôn giáo bạn…"

Tuy nhiên, không chỉ có các chủ chăn tranh đấu. Nhiều giáo xứ và giáo dân cũng đă nhập cuộc, hiên ngang đứng bên cạnh các lănh đạo tinh thần của ḿnh, bất chấp những mối nguy và đ̣n thù đang ŕnh rập gia đ́nh của họ, chực đập bể nồi cơm của họ, chặn đường tương lai con cái họ. Nổi bật nhất trong cuộc đấu tranh này có 4 giáo xứ: Nguyệt Biều, An Truyền, Loan Lư và Kế Sung.

Trước hết là giáo dân Nguyệt Biều, thuộc xă Thủy Biều, thành phố Huế. Ngay khi cha Lư chính thức mở đầu cuộc đấu tranh (lễ Thánh tử đạo VN 24-11-2000), họ đă nhiệt t́nh ủng hộ vị linh mục (không phải là quản xứ) đang bị quản thúc giữa họ này. Trước đó, trong văn thư ngày 13-11-2000, họ đă đồng ḷng kư tên cùng ngài đ̣i lại 3 sào ruộng (1500m2) của giáo xứ nằm bên hông nhà thờ mà CS đă cướp đoạt từ 1977. Họ đă cùng ngài lội xuống mảnh ruộng này ngày 14-11-2000 để xác nhận quyền sở hữu qua việc vỡ đất, trồng lúa và cắm biểu ngữ "Chúng tôi cần tự do tôn giáo". Họ cũng vỗ tay hoan hô khi cha treo trước mặt tiền nhà thờ Nguyệt Biều biểu ngữ này cùng một biểu ngữ chấn động khác: "Tự do tôn giáo hay là chết!". Sau khi cha Lư được đổi về An Truyền ngày 5-2-2001, đoàn chiên nhỏ bé (200 người) tuy có buồn bă nhưng không nao núng. V́ thế, ngày 5-3-2001, CS phải huy động hơn 200 công an và khoảng 400 thành viên thuộc các đoàn thể nhân dân kéo đến nhà thờ Nguyệt Biều để tháo gỡ các biểu ngữ đ̣i tự do tôn giáo mà cha Lư đă treo lên trước đây. Để làm việc này, trước hết Công an bao vây lầu chuông và giá trống để giáo dân không thể báo động. Tiếp đó họ chặn các ngă đường để ngăn cản giáo dân tiến đến nhà thờ. Dĩ nhiên CS cuối cùng toàn thắng nhưng không hề thu phục được ḷng của giáo dân.

Ngày 14-3-2001, hợp tác xă Thủy Biều quyết định bê tông hóa con mương thủy lợi chạy băng ngang sân nhà thờ. Toàn thể giáo dân nhất quyết phản đối, v́ đây là đất thuộc khuôn viên nhà thờ mà hợp tác xă đă ngang nhiên lấy đi gần một nửa. Họ đă đứng ra cản trở, bằng cách nằm lăn ra giữa con mương (40 người). Khốn thay, với lực lượng đông gấp 10 lần, CS phen này vẫn thành công, nhưng cũng đă chứng kiến ư chí bất khuất của giáo dân. Nhiều người trong họ đă bị hất ra khỏi mương cách thô bạo, có kẻ c̣n bị đánh trọng thương, bị lôi ra trụ sở xă, nhưng không một ai tỏ sự đồng ư với hành động ăn cướp nhân danh "công ích" này. Nhiều trẻ em mới 5-6 tuổi vừa khóc vừa gào: "Tự do tôn giáo hay là chết!", c̣n giáo hữu lớn hô to hàng loạt: "CS ăn cướp đất của Giáo hội". Suốt 3 ngày sau đó, giáo dân đến nhà thờ, vừa hát Kinh Ḥa b́nh, đọc Kinh các Thánh tử đạo, lần chuỗi Mân Khôi, vừa thỉnh thoảng hô to: "CS cướp đất Giáo hội!" trong tiếng khóc.

Cũng ngày 14-3 nói trên, CS c̣n lột đem đi các bản in điều 18-19 Công ước Quốc tế Nhân quyền (16-12-1966) mà giáo hữu Nguyệt Biều đă gắn trên vách nhà thờ và các pḥng học quanh nhà thờ. Sau đó, giáo hữu gắn lại nhiều bản in khác. Ngày 22-3, lợi dụng lúc chỉ có hai em gái nhỏ trong khu vực, khoảng 20 Việt cộng lột đem đi các bản in trên lần 2. Giáo hữu kiên tŕ gắn lại lần nữa. Ngày 26-3, CS lột đem đi lần 3, với biên bản được lập đàng hoàng. Nhưng tay cán bộ lập biên bản quá hốt hoảng đến nỗi quên ghi "Tự do - Độc lập - Hạnh phúc", giáo hữu liền ḥ reo: "Theo Cha Lư rồi! Theo Cha Lư rồi!". Một giáo dân già 70 tuổi đă nằm lăn trước sân nhà thờ phản đối và la to: "CS áp bức giáo xứ chúng tôi răng mà quá sức rứa? Chúng tôi bằng ḷng chết tất cả ở đây". Ngày 28-3, giáo hữu lại gắn các bản khác nhưng lần này bên trong cửa kính nhà thờ. Hàng chục công an cán bộ đă đến nhưng không dám đập vỡ cửa kính. Ngày 29-3, giáo dân lại gắn thêm một số bản nữa, cũng 2 điều 18 và 19 nói trên. CS bao vây nhà thờ suốt đêm nhưng cũng chẳng lột bỏ được các bản ấy (x. Biên bản số 8 ngày 30-2-2001 của cha Nguyễn Văn Lư).

Xin nói thêm là trong số giáo dân Nguyệt Biều, nổi bật một khuôn mặt là em Hoàng Trọng Dũng (sinh 1980). Dù mới trở lại đạo năm 2000, em cũng đă hết ḷng hỗ trợ cha Lư trong cuộc đấu tranh và sau khi cha ra đi, đă trở thành "linh hồn" của cuộc phản kháng. Chính v́ thế, ngày 28-8-2002, em bị công an bắt đi trại Hoàn Cát (Quảng Trị) v́ các "tội" (nhưng Dũng không hề kư nhận) như sau: 1- Chuyển tài liệu của linh mục Nguyễn Văn Lư; 2- Cản trở hợp tác làm mương thủy lợi; 3- Chống lại 3 nông dân trổ nước (chú thích: vào vườn nhà dân thay v́ xuống ruộng); 4- Gây mất trật tự dưới phố (chú thích: chứng kiến việc các linh mục DCCT và giáo dân Mẹ Hằng Cứu Giúp chiếm lại sân bóng đá tháng 11-2001); 5- Không chấp hành lệnh quản chế tại địa phương (kư ngày 12-07-2001); 6- Không đi bỏ phiếu bầu quốc hội (19-5-2002). Em chỉ được thả tự do tháng 6-2004.

Giáo xứ thứ hai là An Truyền, thuộc xă Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Sau khi cha tân quản xứ của họ là Nguyễn Văn Lư bị nhà nước ra lệnh quản thúc tại gia, không cho thi hành việc mục vụ kể từ ngày 26-2-2001, họ thay phiên nhau sát cánh bên ngài ngày đêm, hộ tống ngài cả đoàn khi ngài bất chấp lệnh quản chế ra nhà thờ làm lễ, đi khắp giáo xứ thăm viếng và ban các bí tích. Nhiều người trong họ đă bị công an đánh đập, xô đẩy, vặn tréo tay, đấm vào mặt, đạp xuống đất. Dù vậy họ vẫn không nao núng.

Đêm 9-4-2001, dân biểu Na Uy Lars Rise cùng 3 phụ tá đến thăm cha xứ và giáo xứ. Công an xă liền vây chặt 4 người, lôi ra trụ sở xă, nhưng giáo hữu đă chống trả lại và đưa cả 4 vào nhà thờ, nơi cha Lư đang làm lễ. Sau thánh lễ, 4 vị khách được mời về nhà xứ. Lập tức, giáo hữu kéo đến bao vây bảo vệ nhà xứ tới 600 người, công an cũng gọi nhau đến đó khoảng 100. Công an la to yêu cầu cha Lư mở cổng. Giáo hữu át tiếng bằng cách nguyện kinh và hát thánh ca, nhất là Kinh Ḥa b́nh. Khi CS hành hung, lôi kéo 4 người khách tới trụ sở xă, giáo dân liền đi theo để hỗ trợ tinh thần và bảo vệ, vừa đi vừa hô to: "Tự do tôn giáo hay là chết", "Đá đảo đàn áp".

Sáng sớm ngày 17-5-2001, khoảng 600 công an đột nhập vào giáo xứ, chặn các ngă hẻm dẫn lên nhà thờ và bao vây nhà xứ để bắt cha Lư đi. Hai thanh niên đang canh thức bảo vệ ngài liền gióng chuông báo động. Thế là giáo dân xô đẩy công an, ùn ùn kéo tới nhà thờ. Dù bị dùi cui, roi điện, báng súng, giày đinh của công an vụt xuống tới tấp (kể cả trên người già trẻ nít), giáo dân vẫn không sợ hăi tháo lui. Nhưng cô thế cô thân, cuối cùng đàn chiên đành đứng nh́n chủ chăn bị bắt đi trong làn nước mắt. Những ngày sau đó, nhiều giáo dân bị gọi lên xă để kư nhận rằng việc làm của chính quyền là đúng. Tất cả đều khinh bỉ trả lời bằng sự im lặng. Sau đó, thỉnh thoảng họ lại lên trụ sở xă, kêu gào đ̣i cha; họ c̣n tổ chức hành hương La Vang để cầu nguyện cho quản xứ mau về. Chính quyền cho người bám theo ra tận Linh địa cũng mặc!

Sáng ngày 19-10-2001, nghe biết cha xứ bị đem xử ṭa, mấy trăm giáo dân đă phá ṿng vây của công an bằng nhiều cách để lên thành phố, t́m đến ṭa án mà hỗ trợ ngài. Tuy nhiên CS đă hèn nhát và cường bạo ngăn cản, v́ chúng sợ giáo dân chứng kiến phiên ṭa quái đản không nhân chứng, không luật sư, không thân nhân, không đại diện giáo quyền, không quyền tự biện hộ do chúng dựng nên, với hai tội danh lếu láo và một mức án gây nhiều công phẫn.

Sau phiên ṭa này, chính quyền và công an tỉnh, huyện, xă tiếp tục đàn áp giáo dân An Truyền. Nhưng càng bị đàn áp, tinh thần của đàn chiên vô chủ càng vững mạnh. Điển h́nh nhất là việc thay v́ đề các câu thông thường "Hồ chủ tịch sống măi…", "Đảng CSVN muôn năm…", "Đoàn kết đại đoàn kết…" lên các cổng xóm mới xây (đầu năm 2002), họ lại ghi: "Đoàn kết yêu thương phục vụ", "Đem yêu thương vào nơi oán thù", "Đem tin kính vào nơi nghi nan" (lấy từ Kinh Ḥa b́nh). Một sự kiện chưa từng có tại CHXHCNVN! Chính quyền mọi cấp hăm dọa buộc gỡ bỏ, thậm chí nhờ tay chân quốc doanh truyền lệnh, giáo dân vẫn không chấp hành. Họ c̣n có lần noi gương cha Lư lập biên bản mấy tay công an ngang nhiên vào khám xét nhà xứ.

Ngày 11-10-2002, hội đồng giáo xứ và 132 giáo dân đă viết một thư khiếu nại gởi lên chính quyền trung ương, phản đối việc quản chế cha xứ, cho công an đến nhà thờ theo dơi, đặt bảng "khu vực cấm" đầu làng, vây bắt chủ chăn và dựng lên "một phiên ṭa không có luật sư biện hộ, không có thân nhân, giáo quyền và giáo dân tham gia" (Thư khiếu nại). Cuối cùng họ yêu cầu trả tự do cho cha Lư để ngài lo việc mục vụ cho họ. Sáng 17-5-2003, kỷ niệm hai năm cha Lư bị bắt, nhiều giáo dân An Truyền, đặc biệt là các bà mẹ và các thiếu nhi, kéo nhau đi đ̣i cha sở. Lên đến cổng làng, cô Nguyễn Thị Quyên (bà mẹ trẻ can trường lừng danh khắp nơi) lên tiếng nói: "Chúng ta tiến thẳng ra trụ sở ủy ban luôn, đứng đây làm chi!" Thế là phần lớn kéo đi, một số đứng lại ở cổng làng. Các em nhỏ vừa đi vừa la to, càng lúc càng lớn: "Thả cha ta ra! Thả cha ta ra!". Đến trước trụ sở xă, cô Quyên dơng dạc nói lớn: "Xin hỏi chính quyền: cha chúng tôi tội chi mà bắt nhốt đă 2 năm rồi. Ṭa án chi mà không có luật sư? Ṭa án chi mà bưng bít? Ṭa án chi mà dối trá? Đả đảo ṭa án bất công!!!". Đang khi đó các thiếu nhi tiếp tục la "Thả cha ta ra! Thả cha ta ra!" như một điệp khúc… Thế nhưng, giáo dân chẳng bao giờ bạo động.

Giáo xứ thứ ba là giáo xứ Loan Lư, thuộc xă Lộc Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1995, chính quyền xă thông tri cho các hộ dân và các cơ sở tôn giáo khai báo đất đai của ḿnh để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Giáo xứ Loan Lư đă thành thật và rơ ràng khai báo (với nhiều bằng chứng) về diện tích đất nhà thờ cùng các cơ sở liên hệ, nhưng chẳng hiểu sao ban địa chính xă không công nhận và do đó đă từ chối cấp cho giáo xứ giấy chứng nhận quyền sử dụng. Thật ra là v́ chính quyền đă âm thầm cấp cho công ty khách sạn Hương Giang (sở hữu của mấy ông bà tỉnh ủy) đất đai của nhà thờ mà giáo xứ chẳng hay biết.

Ngày 9-6-2002, giáo dân khởi công rào lại khu vực đất nhà thờ, đề pḥng cảnh lấn chiếm do quần thể khách sạn-nhà hàng vốn dần dần mọc lên bên cạnh. Nhưng sau đó một tháng, ngày 10-7-2002, chính quyền xă đột nhiên gởi "giấy mời" 11 anh chị em giáo hữu đă đi rào. CS tuyên bố giáo xứ đă xâm phạm chủ quyền, lấn chiếm đất đai của khách sạn, lập "biên bản vi phạm hành chính", bắt 11 giáo dân kư nhận. Họ nhất định không kư. Ngay sau đó, công an tỉnh, huyện và xă tràn đến Loan Lư rất đông, mở đầu chiến dịch khủng bố. Công an vào từng nhà giáo dân, hăm dọa từ nay sẽ không giải quyết mọi thủ tục giấy tờ cho họ và con cái họ. Ai có con đi tu th́ hăm dọa sẽ gây khó dễ đối với người con đó. Chính quyền c̣n mời thêm một số giáo dân khác nữa, yêu cầu tất cả họ phải tháo dỡ hàng rào quanh đất nhà thờ, bằng không sẽ bị "xử phạt hành chính" mỗi người từ 3 đến 5 triệu đồng, bị trả lui giấy tờ xuất cảnh (ai thuộc diện bảo lănh), con cái học hành không được đi thi… Thế nhưng giáo dân Loan Lư vẫn kiên cường bất khuất.

Chiều ngày 21-7-2002, chính quyền xă yêu cầu cha quản xứ Giuse Cái Hồng Phượng "mang theo giấy tờ đất đai giáo xứ" đến trụ sở xă để giải quyết vụ việc. Chỉ đem theo các bô lăo, cha xứ tuyên bố với chính quyền: "Chúng tôi chưa có giấy tờ, v́ các ông đă không chịu cấp, nhưng chúng tôi có nhân chứng là các bô lăo đây. Các vị này sẵn sàng đem danh dự và tính mạng ra làm chứng rằng những phần đất chúng tôi đă rào thực là của giáo xứ, của nhà thờ, đă được chúng tôi khai hoang từ 1954, năm mới di cư vào đây". Dù bị hăm dọa đủ kiểu, chủ chăn và đoàn chiên dứt khoát bảo vệ đất đai của Giáo hội đến cùng. Sau hơn một giờ "làm việc" mà chưa thấy cha sở cùng các bô lăo trở về, toàn thể giáo dân Loan Lư trẻ già trai gái đă cùng nhau kéo đến trụ sở xă để hỗ trợ chủ chăn, đồng thanh làm chứng về đất của giáo xứ và phản đối chính quyền gian dối thô bạo.

Những ngày sau đó, công an, cán bộ xă và thành viên nhiều đoàn thể thay đổi chiến thuật: tới tận nhà những giáo dân tích cực tranh đấu nhất để thuyết phục, "động viên". Hội phụ nữ huyện cũng tổ chức một cuộc họp chị em giáo dân ngày 26-8-2002, phủ dụ rằng đất đai là của nhà nước và ai chống lại luật lệ về đất đai, quyết định về đất đai của nhà nước là sai lầm. Chị em trả lời: "Nhà nước quản lư chứ không phải là sở hữu đất. Đừng tưởng hễ làm ông nhà nước th́ muốn lấy của ai là lấy, rồi ban cho ai là ban!… Luật nhà nước ǵ đi nữa cũng không bảo phải chiếm lấy đất của nhà thờ, của giáo xứ vốn đă có từ lâu… Nhà nước đă lấy của chúng tôi quá nhiều rồi, nay đến đất thờ tự mà cũng c̣n chiếm thêm nữa th́ thật bất công. Chưa từng thấy chế độ nào như vậy! Cán bộ bảo chúng tôi về nói với chồng con đừng làm điều sai trái là chiếm đất của nhà nước… bảo như thế là muốn chia rẽ gia đ́nh vợ chồng chúng tôi và cho rằng chúng tôi đều ngu cả. Chúng tôi đều cùng một lư tưởng, một lập trường: nhất định không để ai cướp đất của Giáo hội". Cho đến hôm nay, hai bên vẫn giằng co nhau. Vấn đề chưa ngă ngũ.

Giáo xứ cuối cùng là giáo xứ Kế Sung, thuộc xă Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đây là họ lẻ của cha Phaolô Đặng Văn Nam, quản xứ Cự Lại. Tháng 4/2003 ban lănh đạo xă Phú Diên mời Hội đồng Giáo xứ đến Ủy ban Nhân dân xă làm việc để thông báo quyết định làm đường thôn băng qua đất sân nhà thờ. Nguyên từ lâu đă có một đường ṃn bị nhà thờ chắn ngang giữa, nay chính quyền muốn đổ bê-tông lên đó và để nối hai chỗ tiếp giáp nhà thờ, sẽ làm một đường ṿng cung ra phía trước, ngang qua đất sân nhà thờ, chỉ cách mặt tiền nhà thờ 4 mét thôi. Cha quản xứ lẫn giáo dân không bằng ḷng và đề nghị ở hai chỗ tiếp giáp, hăy bẻ góc vuông, chạy dọc theo sân nhà thờ, ra đường quốc lộ 49B, vốn chỉ cách đó 32 mét. Thế nhưng CS đă quyết tâm dùng bạo lực tiến hành làm đường như dự liệu.

Sáng sớm ngày 05-01-2004, chính quyền cho chở vật liệu đổ vào sân nhà thờ. Cha Nam đề nghị ngưng. Ông Chủ tịch Mặt trận xă liền đến đọc bản quyết định của UBND huyện, hạ lệnh làm đường ngang qua sân nhà thờ và ai cản trở th́ nghiêm trị. Quá bức xúc trước hành động chà đạp công lư, nhiều nữ giáo dân nhảy vào la hét, cản trở. Thế là lực lượng du kích thẳng tay đàn áp thô bạo. Sáng hôm sau, chính quyền huy động toàn bộ lực lượng du kích, cán bộ phụ nữ, cựu chiến binh, đảng viên hưu, một số dân đến sân nhà thờ, tất cả khoảng 100. Số giáo dân chỉ vỏn vẹn 2 chục. Cuộc xô xát bùng nổ. Tiếng kêu gào vang lên. Cha Nam bị đánh vào mặt. Các bà giáo dân th́ bị lực lượng phụ nữ lôi đi. Linh mục Hạt trưởng Phêrô Nguyễn Hữu Giải và một linh mục bạn, được báo động, đă chạy xe về sân nhà thờ Kế Sung. Hai vị yêu cầu dừng tay! Vô ích! Trái lại c̣n lănh cát, sạn, xi-măng ướt vào người và suưt bị đánh trọng thương. Hai vị đứng yên chịu trận. Cha Nam điện thoại cho công an để kêu cứu nhưng chẳng thấy bóng "bạn dân" nào.

Những ngày sau đó, cha Nam gởi nhiều đơn lên chính quyền các cấp, công an, ban tôn giáo để khiếu nại. Người ta hứa sẽ giải quyết. Thế nhưng, chuyện chưa ngă ngũ th́ ngày 02-02-2004, một cư dân tên Trần Ngọc Quỳnh, ở trên miếng đất sát cạnh nhà thờ, lấy lư do đă được xă cấp chủ quyền trên mảnh đất này từ lâu, nay quyết định xây nhà kiên cố lên đó, dù đây là đất của Giáo hội mà giáo xứ đă bao năm đ̣i lại nhưng không được. Thế là một cuộc xô xát thứ hai xảy đến. Vài giáo hữu bị người nhà của ông Quỳnh đánh trọng thương. Cuối cùng, giáo dân cùng chủ chăn nhảy vào ngồi chật hiện trường, phe của ông Quỳnh mới không làm ǵ được. Rồi một loạt đơn khiếu nại và bản tŕnh bày thứ hai được gởi tới mọi cấp chính quyền.

Ngày 5-02-2004, đoàn Giám sát thuộc Hội đồng Nhân dân tỉnh đă về gặp gỡ dân t́nh, điều tra sự việc. Nhưng sau đó, trong bản báo cáo đầy sai trái và thành kiến, đoàn đă hoàn toàn đứng về phía chính quyền để bao che cho hai hành động phi pháp nói trên. Cha Nam và giáo dân lại tiếp tục khiếu kiện, lần này ra tới trung ương Hà Nội. Cha Hạt trưởng Giải cũng hỗ trợ anh em bằng Kháng thư mạnh mẽ ngày 1-5-2004. Trong thời gian này, có hai người của chính quyền (dính vào vụ đàn áp giáo dân dịp đổ đường bê tông) gặp tai nạn rồi mất. Giáo xứ chẳng những không hể hả vui mừng mà c̣n tận t́nh giúp đỡ cho gia đ́nh của họ.

Thế nhưng một tháng sau, vào sáng ngày 07-03-2005, gia đ́nh ông Quỳnh và rất nhiều người đến thửa đất đang tranh chấp để đào móng làm nhà. Trước t́nh h́nh như thế, linh mục Quản xứ và ít bà mẹ tín đồ Công giáo đến gặp ông ta để trao đổi, xin ông tạm hoăn dự định, v́ vấn đề đang được chính quyền cứu xét. Mặc! Ông Quỳnh vẫn quyết định đào móng, các bà mẹ tín đồ Công giáo liền lấp lại, không cho đào. Lại xô xát nhau. Cán bộ nhà nước có mặt nhưng chỉ để hỗ trợ phe cướp đất. Hội phụ nữ và đoàn thanh niên CS, nhờ đông đảo gấp bội, đă trấn áp được giáo dân.

Cuối cùng, giáo dân lui về nhà thờ để chuyển một chiếc quan tài sang thửa đất tranh chấp, pḥng có ai trong họ bị đánh chết th́ liệm luôn, đồng thời đưa ra một h́nh ảnh biểu tượng, nói lên nỗi bức xúc tột cùng của giáo xứ và chính sách triệt hạ tôn giáo của chính quyền. Dĩ nhiên rốt cuộc giáo dân hoàn toàn bại trận. Cha Nam ngao ngán thốt lên: "Chúng tôi thật tiếc cho quê nhà có những đại diện chính quyền mang bộ mặt cường hào ác bá của thời đại mới, tung hoành ngang dọc chẳng sợ ai, chẳng xem ai ra ǵ, coi thường pháp luật! Xin Quư vị lănh đạo tối cao cứu xét cho chúng tôi, để chúng tôi ra khỏi bầu khí căng thẳng mà mỗi ngày chúng tôi phải chịu đựng từ những đại diện chính quyền không c̣n tư cách lănh đạo là sống và làm việc v́ hạnh phúc của nhân dân" (Thư tường tŕnh và kêu cứu gởi Trung ương, ngày 08-3-2005. Xem Bản tin về cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo tại TGP Huế ngày 13-3-2005).

Trưa hôm đó, sau khi thất bại trong việc bảo vệ đất giáo xứ, cha con đă vào nhà thờ đọc kinh cầu nguyện. Họ dâng đau khổ của bản thân và cộng đoàn lên Chúa, xin Chúa thêm ḷng tin cậy mến và can đảm cho ḿnh, xuống nhiều ơn cho những kẻ bách hại ḿnh, cầu nguyện cho tự do tôn giáo, cho công bằng lẽ phải!

Trong cuộc đấu tranh tại Kế Sung này, ngoài khuôn mặt mục tử nhân lành liều thân thí mạng và ngôn sứ can đảm bất khuất là cha quản xứ Đặng Văn Nam, c̣n nổi lên khuôn mặt của một nữ giáo dân là chị Nguyễn Thị Thu Hà, con ông phó chủ tịch Hội đồng Giáo xứ. Chị là người can trường nhất và cũng là người "lănh đủ" nhất trong các cuộc đấu tranh của giáo xứ, nhưng đồng thời cũng là người có tấm ḷng quảng đại thứ tha. Chính chị đă nói với mẹ của kẻ từng xô xát với giáo dân hôm 05-01-04 và từng cầm xên định đánh vào đầu cha Giải hôm 06-01-04 nhưng đă bất ngờ bị tai nạn xe máy chấn thương sọ năo ngày 14-02-04: "Có khâu vàng này dành dụm từ bao lâu, nay cháu cho bác mượn - chứ không cho vay - để bác lo chữa chạy anh ấy", khi mẹ của anh ta chạy vạy vay tiền.

 

***

 

IV. Kết luận

 

Nói cho ngay, những cuộc tranh đấu tại Giáo phận Huế từ 30 năm nay xem ra đều thất bại: Đức TGM Nguyễn Kim Điền phải trả giá bằng mạng sống; toàn giáo phận phải trả giá bằng những khó khăn chập chùng, những hạn chế khắc nghiệt, những án tù dài ngắn, những màn hành hung thô bạo; đất đai tài sản của linh địa La Vang, của nhiều ḍng tu, của nhiều giáo xứ đến nay vẫn không được trả lại, dù là một tấc nhỏ.

Thế nhưng, điều quan trọng không phải là chiến thắng kẻ ác, đạt đến công thành nhưng là làm ngôn sứ cho sự thật, nên chứng nhân của t́nh thương. Đương đầu với một chế độ gian dối và tàn ác, chuyên chế và độc tài như chế độ Cộng sản, trước mắt Giáo hội chỉ có thể "lănh đủ". Nhưng ḷng yêu mến công bằng và lẽ phải, mối cảm thông đối với những ai bị tước đoạt nhân quyền, cơn thánh nộ trước cảnh chân thiện mỹ bị chà đạp, niềm ưu tư trước số phận đời đời của những kẻ ch́m trong tội ác, không thể không thúc đẩy Kitô hữu đứng lên với vũ khí là t́nh thương bất bạo động, là lời lẽ quyết liệt thẳng thắn nhưng thấm đẫm tinh thần Tin mừng, để đ̣i buộc Cộng sản tôn trọng công bằng, lẽ phải, sự thật, luật pháp chính đáng, đ̣i buộc CS để cho Giáo hội được tự do thi hành sứ mạng của ḿnh, sứ mạng "dấn thân để cho mọi người được tăng trưởng và xây dựng một xă hội đạo đức, liên đới và công b́nh hơn… góp phần chính đáng vào đời sống quốc gia, nhằm phục vụ toàn thể dân tộc và t́nh đoàn kết trong xă hội… thông truyền cho con người sức sống thần linh… phục hồi và thăng hoa phẩm giá con người, qua việc làm cho hoạt động thường nhật của con người mang một ư nghĩa sâu xa hơn" (Huấn từ của Đức Gioan-Phaolô II trong cuộc gặp gỡ Hội đồng Giám Mục Việt Nam ngày 22-0l-2002).

Ba mươi năm qua, Giáo phận Huế đă chỉ cố gắng làm cho điều sau đây trong Huấn từ nói trên của Đức Gioan-Phaolô II được thực hiện: "Thiện ích rất quư giá là tự do tôn giáo - mà Công Đồng Chung Vaticanô II, các Tuyên Ngôn và Hiệp Ước quốc tế nói tới - vừa có liên quan tới cá nhân cũng như tới các cộng đồng tôn giáo. Đối với các cá nhân, tự do tôn giáo bảo đảm quyền tuyên xưng đạo và thực hành đạo của ḿnh mà không bị cưỡng bách, quyền được giáo dục theo các nguyên tắc đức tin của ḿnh, quyền theo ơn gọi tu tŕ và thực hiện những hành vi, tư cũng như công, nói lên quan hệ nội tâm nối kết con người với Thiên Chúa và với anh chị em đồng bào và đồng loại. Đối với các cộng đồng tôn giáo, tự do tôn giáo bảo đảm các quyền cơ bản như: tự quản, cử hành việc phụng tự công cộng mà không bị hạn chế, giảng dạy công khai đức tin của ḿnh và làm chứng về đức tin bằng lời nói cũng như bằng chữ viết, nâng đỡ các thành viên của ḿnh trong việc hành đạo, chọn lựa, huấn luyện, bổ nhiệm và thuyên chuyển các thừa tác viên của ḿnh, biểu lộ sức mạnh đặc biệt của Giáo Huấn xă hội của Hội Thánh, cổ vơ các sáng kiến trong lănh vực giáo dục, văn hóa, bác ái và xă hội".

"Trước khi kết thúc bản toát lược đại cương cuộc tranh đấu tại Giáo phận Huế mà chắc chắn c̣n nhiều thiếu sót về nhân vật và sự kiện (do khả năng hiểu biết hạn hẹp của ḿnh), chúng tôi xin được nhắc tới sự hỗ trợ của nhiều cá nhân lẫn tập thể hải ngoại đối với công cuộc đấu tranh đó. Theo như chúng tôi được biết, từ thời Đức cố TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền cho đến đầu năm 2000, th́ nhiều tổ chức cơ quan, mà đặc biệt là tạp chí Tin Nhà (sau đó đổi tên thành Thư Nhà, trụ sở đặt tại Paris), đă phổ biến rộng răi các văn kiện thời danh của ngài (tâm thư, kháng thư, chúc thư...) cũng như nhiều văn bản khác và nhiều bài tường tŕnh liên can đến cuộc đấu tranh tại TGP Huế. Sau khi cha Nguyễn Văn Lư và các thân hữu bắt đầu (hay gọi là tái tục cũng được) cuộc đấu tranh từ cuối năm 2000 - đầu năm 2001, lúc các kỹ thuật thông tin đại chúng được ứng dụng nhiều tại Việt Nam (như điện thoại di động và mạng internet), chúng tôi biết được có sự hỗ trợ rất nhiệt t́nh về tinh thần lẫn vật chất, nhất là qua việc phổ biến thông tin và vận động ủng hộ, của nhiều cá nhân, tổ chức, mà đặc biệt là nhóm Diễn Đàn Giáo Dân, nhóm Lương Tâm Công Giáo, Ủy ban Tự Do Tôn giáo cho VN, hội Đồng Hương Giáo phận Huế, nhóm Cựu chủng sinh Hoan Thiện, Liên đoàn Công giáo VN tại Đức, Cộng đồng Công giáo VN tại Úc, Mạng Lưới Tuổi Trẻ Lên Đường, Mạng Lưới Nhân Quyền VN, các tạp chí Dân Chúa Âu châu, Dân Chúa Mỹ châu, Dân Chúa Úc châu, Tạp chí Việt Tự Dân, các đài Phát Thánh Quê Hương, Saigon Houston Radio, Diễn Đàn Kitô Hữu, hàng trăm linh mục trong Bản Lên tiếng của các Linh Mục VN hải ngoại, hàng chục ngàn giáo dân (thậm chí có cả lương dân) trong Bản Lên tiếng của các Giáo dân VN hải ngoại và vô vàn vô số những nhân vật và tổ chức thiện chí khác (của kiều bào lẫn quốc tế, Công giáo lẫn ngoài Công giáo) mà chúng tôi không biết hết hay không nhớ nổi (nhưng được lưu giữ trong cuốn Sổ đời đời của Thiên Chúa).

 

Giáo phận Huế nói chung và các cá nhân lẫn tập thể đấu tranh trong Giáo phận nói riêng xin ghi nhận với tất cả tấm ḷng biết ơn sâu sắc".

Nhóm Phóng viên từ Huế

 

 

 


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]