Diễn văn của Ô Lê Minh Nguyên, Trưởng Ban Phối Hợp MLNQVN

 

 Kính thưa quư vị quan khách,

Trước hết, tôi xin thay mặt Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam kính gởi lời chào mừng nồng nhiệt đến quư vị đă đến tham dự ngày lễ Quốc Tế Nhân Quyền hôm nay. Sự hy sinh thời giờ quư báu của quư vị để đến đây nói lên sự quan tâm chung của chúng ta trong vấn đề nhân quyền cho người dân ở trong nước. Sự quan tâm này, nếu thiếu vắng, sẽ là cơ hội để cho các thế lực phi nhân quyền phát triển.

Trong lời mở đầu của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền có nói rằng: “Xét rằng việc coi thường và khinh miệt nhân quyền đă đưa tới những hành động dă man làm phẫn nộ lương tâm nhân loại, và việc đạt tới một thế giới trong đó mọi người được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, được giải thoát khỏi sự sợ hăi và khốn cùng, được tuyên xưng là nguyện vọng cao cả nhất của con người,”

Lời nói đầu này là sự nhắc lại lời cảnh giác của các nhà Cách Mạng Dân Quyền Pháp năm 1789, đó là "sự khinh miệt, phủ nhận hay lăng quên nhân quyền là nguyên nhân duy nhất đem lại đại bất hạnh cho dân chúng và sa đọa cho chính quyền."

Thực vậy, những sự vi phạm nhân quyền trầm trọng đă xảy ra trong quá khứ đa số là do các chính quyền độc tài có rất nhiều khả năng để tàn sát hay áp bức dân chúng của chính quốc gia ḿnh, như ở Liên Sô, Đức Quốc Xă, Trung Cộng, Cam Bốt, Việt Nam, v.v.. Và họ không cho các quốc gia khác can thiệp vào với lư do là bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia. Trong khi dân chúng trong các quốc gia đó không có khả năng để tự bảo vệ, th́ dân chúng ở các quốc gia khác lại lănh đạm, thờ ơ hay tránh né, v́ vậy mà thảm cảnh cứ tiếp tục diễn ra.

Hiện nay, trong lúc chúng ta đang ngồi nơi đây, th́ ở Việt Nam, có biết bao nhiêu người đau khổ v́ sự đàn áp nhân quyền của chính quyền Việt Nam. Bà Phạm Thị Trung Thu sẵn sàng liều ḿnh tự thiêu ở Hà Nội là một tiêu biểu của đại khối người đă bị chính quyền Cộng Sản Việt Nam cướp đọat nhà cửa đất đai, vi phạm Điều 17 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, “(1) Ai cũng có quyền sở hữu, hoặc riêng tư hoặc hùn hiệp với người khác; (2) Không ai có thể bị tước đoạt tài sản một cách độc đoán.”

Cụ Ḥang Minh Chính bị bệnh ung thư, đi ngoại quốc điều trị và sau đó trở về th́ bị chính quyền sách nhiễu, trong khi họ ra Nghị Quyết 38 để cấm dân chúng tụ tập, th́ chính họ lại xúi dục và bao che cho những thành phần hạ cấp tụ tập cả trăm người, hành xử theo lối du đăng để tấn công Cụ và gia đ́nh Cụ. Điều 13 của Bản TNQTNQ nói rằng “(1) Ai cũng có quyền tự do đi lại và cư trú trong quản hạt quốc gia. (2) Ai cũng có quyền rời khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả quốc gia của ḿnh, và có quyền hồi hương.” Thế mà chính quyền CSVN nói rằng cho Cụ ra ngọai quốc chữa bệnh là một ân huệ của họ. Những quyền căn bản của con người th́ họ lại coi đó là ân huệ của chính quyền ban phát và buộc người dân phải cảm ơn. Điều 12 của Bản TNQTNQ nói rằng, Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời tư, gia đ́́nh, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy.” CSVN đă kư vào bản TNQTNQ năm 1982 và mới đây lại ra Sách Trắng Nhân Quyền trong đó họ chỉ nhằm mục đích đồng hóa nhân quyền với tranh đấu chống Pháp chống Mỹ và khoe khoang thành tích kinh tế. Qua trường hợp của Cụ Chính bị sách nhiễu đời tư th́ rơ ràng là họ đang ném đá dấu tay, và khinh thường sự hiểu biết của thế giới bên ngoài, trong đó có chúng ta ở đây.

Cách đây hai ngày họ cố ư cho hai người từ phía sau ủi xe anh Phương Nam Đỗ Nam Hải, ngụy tạo một tai nạn xe cộ để bắt anh, sau đó họ giữ lại 24 giờ không cho ngủ và cho bốn anh công an chất vấn anh, trong quyết định bắt anh họ có ghi là “phát hành, tàng trữ nhằm mục đích lưu hành xuất bản ấn phẩm không được phép lưu hành.” Ấn phẩm mà họ nói đến và tịch thu là quyển sách “Hăy Trưng Cầu Dân Ư” của anh và 11 bản copies. Điều 19 bản TNQTNQ nói rằng, “Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp v́ những quan niệm của ḿnh, và quyền t́m kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ư kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.” Vậy, bắt anh PN với lư do như vậy là họ đă dẫm đạp lên điều khỏan này của Bản Tuyên Ngôn.

Ngày 10 tháng 12 năm 1948, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đă thông qua và công bố Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và kể từ đó hằng năm thế giới đă chọn ngày 10 tháng 12 là ngày Lễ Quốc Tế Nhân Quyền. Mở đầu Bản Tuyên Ngôn, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc nói rằng, “Công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này như một tiêu chuẩn thực hiện chung cho tất cả các dân tộc và quốc gia, sao cho mỗi cá nhân và đoàn thể xă hội luôn nhớ tới bản tuyên ngôn này, nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này bằng học vấn và giáo dục, và bằng những biện pháp lũy tiến trên b́nh diện quốc gia và quốc tế, bảo đảm sự thừa nhận và thực thi trên toàn cầu các quyền tự do này cho các dân tộc thuộc các quốc gia hội viên hay thuộc các lănh thổ bị giám hộ.”

Như vậy, các quyền được ghi trong Bản TNQTNQ có tính cách hoàn vũ, không phân biệt địa phương, quốc gia, văn hóa, chủng tộc hay khác biệt kinh tế giàu nghèo. Chính quyền CSVN năm 1982 không phải nhắm mắt mà kư vào, do đó ngày nay họ không thể bảo là do t́nh trạng văn hóa, địa phương, dân trí khác biệt, an ninh hay độc lập quốc gia mà phủ nhận tích cách hoàn vũ của Bản Tuyên Ngôn này. Họ phải lương thiện với cộng đồng thế giới và với người Việt hải ngọai, nếu họ muốn hội nhập vào gịng văn minh của nhân loại.

Kính thưa quư vị quan khách,

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, kể từ năm 2002 đến nay, đă thiết lập và trao Giải Nhân Quyền Việt Nam nhằm hai mục đích chính là (1) vinh danh các cá nhân hay tổ chức đấu tranh bất bạo động v́ lư tưởng nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam; và (2) công khai yểm trợ tài chánh cho các cá nhân và tổ chức xứng đáng nhất.  

Tiến tŕnh chọn lựa gồm có hai giai đoạn chính, đó là giai đoạn đề nghị ứng viên và giai đoạn xét giải. Việc xét giải được căn cứ trên các tiêu chuẩn như: Phải là một cá nhân hoặc tổ chức đang hoạt động tại quốc nội đă có thành tích đấu tranh bất bạo động v́ nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam. Phải là cá nhân hoặc tổ chức rất can đảm, đă dấn thân hy sinh bất chấp hiểm nguy v́ lư tưởng nhân quyền và phúc lợi của đồng bào; sự đấu tranh của họ đă gây ảnh hưởng tích cực tại quốc nội cũng như ở hải ngoại.

Năm 2002, MLNQVN muốn nhấn mạnh đến quyền tự do tín ngưỡng, tức Điều 18 của Bản Tuyên Ngôn, nên đă chọn hai vị tranh đấu tích cực cho quyền này là Ḥa Thượng Thích Quảng Độ và Linh Mục Nguyễn Văn Lư. Năm 2003, MLNQVN muốn nhấn mạnh đến quyền tự do bày tỏ, tức Điều 19 của Bản Tuyên Ngôn, nên đă chọn bốn nhà tranh đấu trẻ tuổi và can đảm cho quyền này là Luật Sư Lê Chí Quang, Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn, nhà báo Nguyễn Vũ B́nh và nhà giáo Nguyễn Khắc Toàn. Năm 2004, MLNQVN muốn nhấn mạnh đến quyền tự do lập hội, tức Điều 20 của Bản Tuyên Ngôn, nên đă chọn hai nhà tranh đấu có thành tích cho quyền này là Đại Tá Phạm Quế Dương và Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế. Năm nay, 2005, vấn đề đàn áp tôn giáo ở trong nước trở nên trầm trọng nên MLNQVN, một lần nữa, khai triển quyền tự do tín ngưỡng.

MLNQVN năm nay, 2005, xin vinh danh và trao tặng Giải Nhân Quyền Việt Nam cho ba vị đă chịu nhiều hy sinh gian khổ, tranh đấu kiên tŕ trong nước. Ba vị, theo thứ tự alphabet, mà tôi xin hănh diện được nêu ra đây, là:

Cụ Lê Quang Liêm, thuộc Giáo Hội Phật Giáo Ḥa Hảo Thuần Túy

Linh Mục Phan Văn Lợi, thuộc Giáo Hội Công Giáo

Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ, thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Giải Nhân Quyền Việt Nam là sự bày tỏ tấm ḷng cảm kích của quư anh chị em trong MLNQVN và những người Việt Nam ở hải ngoại đến những nhà tranh đấu cho nhân quyền trong nước. Tấm ḷng của anh em trong MLNQVN và thân hữu tuy nhiều, nhưng giải thưởng vẫn c̣n khiêm tốn, năm nay là $6,000 được chia đều cho ba vị trúng giải. Hy vọng với sự hỗ trợ của quư khách ngày hôm nay và của người Việt Nam khắp nơi trên thế giới cho giải thưởng này, MLNQVN sẽ có những giải thưởng lớn hơn trong tương lai, tạo được sự sinh động trong ư thức nhân quyền của người dân trong nước. Ngoài ra, nó sẽ tạo được niềm tin là người Việt ở hải ngoại vẫn c̣n nhớ và quan tâm đến các quyền làm người của họ, các quyền đă bị chính quyền cướp đoạt trong nhiều thập niên và chưa trả lại.

MLNQVN nhân cơ hội này xin chân thành cảm ơn Ủy Ban Vận Động Lời Kêu Gọi Dân Chủ đă giúp MLNQVN $2,000 trong quỹ thặng dư của Lời Kêu Gọi để chia sẻ gánh nặng với MLNQVN cho buổi lễ phát giải ngày hôm nay. Hy vọng lời kêu gọi dân chủ sẽ trở thành hiện thực v́ dân chủ sẽ giúp cho nhân quyền được thăng tiến ở Việt Nam.

 MLNQVN kêu gọi các vị dân cử, các tổ chức nhân quyền quốc tế, các người bạn ngoại quốc quan tâm đến t́nh trạng nhân quyền Việt Nam, người Việt hải ngoại, …, mỗi cá nhân trong cương vị của ḿnh, bằng những h́nh thức thích hợp với hoàn cảnh riêng của từng người, là một sứ giả nhân quyền cho dân chúng Việt Nam. Trực tiếp tác động hay gián tiếp tạo môi trường, để nâng cao kiến thức nhân quyền của dân chúng Việt Nam, sẽ giúp cho họ tự giải phóng lấy họ.

Hiện nay, Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam HR3190 đă được đệ nạp trong Quốc Hội Hoa Kỳ. Xin quư vị hăy quan tâm và dính dự vào để giúp dự luật này thông qua được hai viện của Quốc Hội để nó trở thành đạo luật. Đạo luật này sẽ ràng buộc những viện trợ kinh tế, không có tích cách nhân đạo của Hoa Kỳ cho Việt Nam vào vấn đề nhân quyền. Do đó, nó sẽ làm cho chính quyền Cộng Sản Việt Nam phải bớt vi phạm nhân quyền.

Do vấn đề nhân quyền c̣n trầm trọng, nhất là vấn đề đàn áp tôn giáo, Việt Nam vẫn c̣n nằm trong danh sách “những quốc gia đáng quan tâm của Hoa Kỳ”. Khi mà vấn đề nhân quyền chưa được hoàn toàn cải thiện, chúng ta cần phải vận động chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách này.

Xin quư vị hăy cùng chúng tôi theo sát t́nh h́nh nhân quyền ở Việt Nam, v́ đó là đồng bào và những người thân thương của chúng ta. Họ có thể là nạn nhân của những sự đàn áp nhân quyền bất cứ lúc nào, bởi v́ chính quyền vẫn c̣n coi ḿnh là chủ nhân ông của dân chúng. Những tù nhân lương tâm như Nguyễn Vũ B́nh, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Khắc Toàn và nhiều người khác nữa phải được thả ra và được hưởng những nhân quyền căn bản mà chúng ta và nhân dân ở khắp nơi trên thế giới đang hưởng. Những người đang bị quản chế tại gia, vừa ra khỏi nhà tù của chính quyền th́ lại bị giam ngay chính nơi cư trú của ḿnh, như BS Nguyễn Đan Quế, GS Nguyễn Đ́nh Huy, HT Thích Quảng Độ, Cụ Lê Quang Liêm, LM Phan Văn Lợi, v.v., cần phải được trả lại các nhân quyền căn bản và có được một sinh hoạt b́nh thường trong xă hội.

Mơ ước của MLNQVN là một ngày nào đó không xa, chúng ta và những nhà tranh đấu cho nhân quyền ở trong nước được làm lễ kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền ngay tại Hà Nội, hay Huế hoặc Saigon trong một bầu không khí tự do dân chủ đầy t́nh người với tất cả những nhân quyền căn bản được chính quyền định chế hóa và tôn trọng.

Với niềm tin và mơ ước, tôi xin kính chào quư vị.

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]