All newsletters use Unicode font     Ca'c Ba?n Tin du`ng pho^ng Unicode

Đặc Sứ Liên Hiệp Quốc Đến Việt Nam
Điều Tra Tự Do Tín Ngưỡng

Montreal, Canada.
BS Lâm Thu Vân
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

Bản Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị (1) thuộc bộ Luật Quốc Tế Nhân Quyền(2) nói rõ nơi điều 18: "Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Quyền này bao gồm quyền tự do theo một tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự thờ phụng, hành đạo, nghi lễ hay giảng dạy hoặc riêng tư, hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng" (3).

Việt Nam đã ký kết thi hành Bộ Luật và Công Ước kể trên, nhưng trên thực tế, tất cả các tôn giáo đều bị nhà cầm quyền Cộng Sản dùng mọi biện pháp độc đoán để điều khiển hoặc hạn chế hoạt động, và thậm chí là tiêu diệt. Trước tình trạng vi phạm tự do tín ngưỡng tại Việt Nam ngày càng trầm trọng, ông Abdelfattah Amor, chuyên viên LHQ về tự do tôn giáo, đã đòi đến Việt Nam để quan sát từ năm 1995. Mãi đến 5 năm sau, tháng 8/1998, Việt Nam mới chấp thuận; và hy vọng là ông Amor sẽ đến Việt Nam vào giữa tháng 10 này.

Chuyến đi Việt Nam này của đặc sứ Amor ắt sẽ bị CSVN vô hiệu hóa bằng những màn gian trá giàn cảnh cố hữu của chúng. Để phá vỡ âm mưu này, một số người tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam tại hải ngoại (trong đó có các thành viên của Mạng Lưới Nhân Quyền tại Hoa Kỳ và Canada), đã viết thơ cung cấp các tài lệu cần thiết cho chuyến đi điều tra tìm sự thật (facts finding) này.

Sau đây là sơ lược về tình trạng các đàn áp tôn giáo và vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tại Việt Nam mà đã được dư luận quốc tế biết.

Dân số Việt Nam hiện nay khoảng 76 triệu, đa số theo Phật Giáo và các tôn giáo khác như Công Giáo, Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo và Tin Lành. Tấc cả các tôn giáo nêu trên đều bị cộng sản đàn áp như sau:

  • Bắt bớ, giam cầm những nhà lãnh đạo của giáo hội. Phần nhiều, chính quyền vu cho họ tội "phá rối an ninh". Lúc đã vào tù thì bị giam giữ chung với phạm nhân đủ hạng như trộm cướp, giết người, và phải trút bỏ pháp danh và áo nhà tu, không được hành đạo như đọc kinh, cầu nguyện trong tù. Sự đối xử vô nhân đạo về thể xác và làm hạ phẩm giá con người đã được các nhân chứng và các nạn nhân kể lại khi được sống sót trở về.
  • Nếu là một vị lãnh đạo tinh thần có danh tiếng mà không thể khép vào một tội gì để giam vào tù thì bị quản chế tại gia. Trong trường hợp này, mọi liên lạc với tín đồ, luật sư hoặc giới truyền thông đều bị cấm. Điển hình cho hình phạt quản chế có Linh Mục Trần Đình Thủ và Hòa Thượng Thích Huyền Quang. Linh Mục Dominic Trần Đình Thủ, năm 1988, bị kết án 20 năm khổ sai vào tuổi 82, người được cho ra khỏi tù năm 1993 (vì quá già yếu?) và quản chế tại Thủ Đức, còn Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, từ năm 1977 cho đến nay, đã bị giam cầm nhiều lần và hiện nay bị quản chế tại một làng hẻo lánh ở Quảng Ngãi.
  • Nhà nước chiếm đoạt tài sản đất đai của hội đạo và biến các cơ sở bị tịch thu thành các cơ sở "quốc doanh" do nhà nước điều hành.
  • Lập ra những tổ chức tôn giáo (gọi là quốc doanh như "Phật Giáo Quốc Doanh", "Thánh Thất Cao Đài Quốc Doanh", v.v.), trong đó các vị lãnh đạo do nhà nước chỉ định hoặc áp đặt. Các tổ chức quốc doanh này chính thức thay thế các giáo hội truyền thống đã có sẵn từ nhiều năm trước. Các giáo hội truyền thống nay bị vô hiệu hóa và coi như bất hợp pháp.
  • Cấm tổ chức các khóa huấn luyện và đào tạo thầy tu cũng như các sinh hoạt của giáo dân và của thanh thiếu niên trong hội đạo.
  • Riêng về Công Giáo, sự bổ nhiệm các chức sắc phải qua sự thỏa thuận của nhà nước Việt Nam. Tòa Thánh Vatican đã gặp nhiều khó khăn với CSVN trong suốt 20 năm qua. Thí dụ như Tổng Giám Mục Phạm Minh Mẫn mới được chấp nhận cho quản nhiệm giáo phận Sài Gòn vào tháng 4/98, năm năm sau ngày vị tổng giám mục tiền nhiệm tạ thế.
  • Còn vô số biện pháp tinh vi và hiểm độc khác để khống chế các hoạt động tôn giáo như hăm dọa, mời đến "làm việc với công an" (tức là phải trình diện và bị buộc phải ký kết những điều trái ngược với sự tin tưởng của mình), bắt bớ nhà tu và san bằng nơi tu hành thờ phượng, v.v. Nếu có ai vì quá phẫn uất mà kêu ca phản đối thì sẽ bị vu khống tội phá rối trị an và bị đàn áp thẳng tay. Điển hình cho các vụ này là các cuộc biểu tình ở Huế năm 1993 và ở Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai tháng 11/1997. Tại Huế, phật tử đòi công an trả tự do cho TT Thích Trí Tựu; tại Xuân Lộc, tín đồ công giáo phản đối nhà nước ngang nhiên chiếm đoạt đất của giáo xứ.
  • Việc hành đạo bị hạn chế tối đa. Khi nào liệu không đàn áp được thì CSVN cũng tìm mọi cách để làm khó dễ. Gần đây, giáo phận công giáo Quảng Trị chuẩn bị kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ La Vang hiện về. Cuộc lễ chính định tổ chức quy mô vào tháng 8-1998, nhưng chính quyền cấm quảng bá tin tức về cuộc lễ, cố tình ngăn chận tín đồ thiên chúa tựu về Quảng Trị hành hương. Thậm chí Đức Giáo Hoàng đã ngỏ ý đến dự lễ nầy cũng bị chính quyền Việt Nam từ chối.

Dưới chế độ độc tài cộng sản, tự do tín ngưỡng càng bị áp bức chừng nào thì người dân càng liều chết bảo vệ chừng đó. Đến nay, đã có không biết bao nhiêu tín đồ và những nhà lãnh đạo tinh thần tử vì đạo hoặc chịu những hành hạ về thể xác hoặc tinh thần. Sau đây là một ít nhân chứng điển hình còn sống của chế độ đàn áp các tôn giáo ở Việt Nam, đó là LM Trần Đình Thủ, LM Chân Tín, HT Thích Huyền Quang, HT Thích Quảng Độ, TT Thích Trí Siêu, TT Thích Tuệ Sỹ, các tín đồ Tin Lành Lộ Văn Hên và Nguyễn Văn Vượng, Đức Ôâng Huỳnh Văn Thăng của Thánh Thất Cao Đài Tây Ninh, và hàng vạn nạn nhân khác. Với lòng quả cảm vô bờ bến, họ đang đổi cuộc sống của chính mình để đòi tự do tín ngưỡng cho dân Việt Nam.

Cuộc đấu tranh chống đàn áp tôn giáo của dân chúng tại Việt Nam phải được tất cả chúng ta - tập thể người Việt hải ngoại - tích cực tiếp trợ. Ngoài việc trực tiếp liên tục vận động Liên Hiệp Quốc, các chính phủ khối tự do, các tổ chức nhân quyền quốc tế, các cơ sở kinh doanh thế giới, v.v. làm áp lực đòi CSVN tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của đồng bào trong nước, chúng ta phải tố cáo trước dư luận quốc tế những trường hợp đàn áp tôn giáo đã và đang xảy ra ở Việt Nam. CSVN không thể bưng bít mãi cách đối xử độc đoán của chính quyền và bóp nghẹt đời sống tâm linh của người dân, tạo nên một xã hội vô thần, hỗn loạn. Quyền tự do tín ngưỡng là một trong những quyền sống căn bản nhất của con người, chúng ta nhất quyết đấu tranh một mất một còn, nhất quyết không để chính quyền độc tài tước đoạt quyền sống thiêng liêng này được.

Chuyến đi điều tra về tình trạng tự do tín ngưỡng tại Việt Nam của đặc sứ Liên Hiệp Quốc Abdelfattah Amor cũng làø một thành quả của sự vận động dư luận quốc tế bền bỉ của người Việt hải ngoại chúng ta. Sự quan tâm và hậu thuẫn của quốc tế này sẽ góp phần nuôi dưỡng ngọn lửa đấu tranh và tinh thần bất khuất của dân ta để sớm có ngày vùng dậy đòi tự do, dân chủ và công lý.

Tài liệu tham khảo:

  • Amnesty International
  • Human Rights Watch Asia
  • Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam, Paris
  • Tin Reuters Wall Street Journal, 24/12/1997, bài của Robert Templer
  • Christianity Today Magazine, 11/1997
  • Thế Giới Ngày Nay, bài của LM Nguyễn Hữu Lễ

Chú thích:

(1) (2) Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị (International Covenant on Civil and Polittical Rights) đã được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc (General Assembly) chấp nhận vào năm 1966 cùng lúc với Công Ước về Những Quyền Kinh Tế Xã Hội và Văn Hóa (International Covenant on Economic, Social, and Cultural Rights). Hai văn kiện này hợp cùng với bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (The Universal Declaration of Human Rights, ban hành vào ngày 10/12/1948) được đa số các hội viên Liên Hiệp Quốc chuẩn thuận (ratified) thành bộ Luật Quốc Tế Nhân Quyền (The International Bill of Human Rights). Bộ luật này là một văn kiện quan trọng, có tính cách lịch sử nhất của loài người, với các điều khoản ghi rõ các quyền của con người trên căn bản cá nhân và nhiệm vụ của các quốc gia phải tôn trọng các quyền này.

Bộ Luật Quốc Tế Nhân Quyền nêu trên đã được Mạng Lưới Nhân Quyền (MLNQ) phát hành bằng song ngữ Việt và Anh, ấn phí $10.

(3) Điều 18, phần 1: "Everyone shall have the right to freedom of thought, conscience and religion. This right shall include freedom to have or to adopt a religion or belief of his choice, and freedom, either individually or in community with others and in public or private, to manifest his religion or belief in worship, observance, practice or teaching." (Lời dịch Việt ngữ của LS Nguyễn Hữu Thống, Luật Quốc Tế Nhân Quyền, MLNQ phát hành, trang 20).

Về đầu bài
Ban tin so 5 Trong Bản Tin Số 4:

Đại Hội Nhất Quyết
Tuyên Cáo Thành Lập MLNQ [English]
Nhận Định của MLNQ
Đặc xá? Một thủ đoạn của CS
Đặc sứ Liên Hiệp Quốc
Lý Tống và Trần Mạnh Quỳnh
MLNQ ra mắt Nam Cali
Đại Hội Liên Tôn Nam Cali
BS Nguyễn Đan Quế ra tù
GS Đoàn Viết Hoạt tự do
GS Đồng Tuy tới Hòa Lan
Thi sĩ Nguyễn V. Thuận về nhà
TT Tuệ Sỹ và Nhật Ban
Cao Ủy Nhân Quyền và TQ
Thái Thủy-Free Expression

Mang Luoi Nhan Quyen Viet Nam
[Trang nha] [MLNQ] [Luat nhan quyen] [Tai lieu] [Tin nhan quyen] [Ban tin] [Tham gia] [Tai xuong] [Lien ket]