Sài G̣n là điểm trung chuyển nạn nhân buôn người


Người Việt Online

04/8/2014

 

SÀI G̉N (NV) - Đó là lời thừa nhận của chính quyền thành phố Sài G̣n khi sơ kết t́nh h́nh an ninh trật tự ở thành phố này trong sáu tháng đầu năm 2014.

Đại diện nhà cầm quyền thành phố cho biết là đă và đang là nơi được các nhóm buôn người dùng làm điểm “tập kết” để trung chuyển nạn nhân từ các tỉnh khác ra ngoại quốc.

Các nhóm buôn người thường dụ dỗ thiếu nữ bằng cách hứa giúp họ t́m việc làm có thu nhập cao ở ngoại quốc, khi đă đưa họ ra ngoại quốc th́ bán họ cho những nhóm buôn người khác, cưỡng ép họ làm gái mại dâm, bóc lột t́nh dục. Đa số nạn nhân cư trú tại các tỉnh hoặc từ các tỉnh t́m về Sài G̣n kiếm sống.

Giới chức này nói thêm rằng họ vẫn chưa dẹp được tệ nạn môi giới hôn nhân trái phép với đàn ông ngoại quốc v́ các hoạt động của các nhóm này càng ngày càng tinh vi và liên tục thay đổi phương thức hoạt động.

Sài G̣n hiện cũng là nơi mà các nhóm chuyên mua bán trẻ em hoạt động. Những nhóm này thường đến những nơi chăm sóc, nuôi dạy trẻ mồ côi, bệnh viện phụ sản, móc nối với nhân viên làm việc tại các cơ sở này gạ gẫm những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, mang thai ngoài ư muốn bán trẻ sơ sinh cho chúng.

Trong sáu tháng đầu năm 2014, công an Sài G̣n đă tiếp nhận để điều tra bảy vụ bán phụ nữ sang Trung Quốc, ba vụ môi giới hôn nhân trái phép, bốn vụ mua bán trẻ em - giải cứu sáu đứa trẻ.

Cho đến nay, Việt Nam vẫn bị xem là một trong những điểm nóng về tệ nạn buôn người. Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế liên tục cảnh báo về sự phát triển của tệ nạn này tại Việt Nam song chính quyền Việt Nam bất lực trong việc giải quyết thực trạng nhức nhối này.

Kết qủa điều tra về thực trạng buôn người 2014 do chính phủ Hoa Kỳ thực hiện và công bố cách nay vài tháng, ghi nhận Việt Nam đă có những nỗ lực đáng kể nhưng hiện tượng phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bán sang các nước ở Châu Á để làm nô lệ t́nh dục vẫn rất đáng ngại. Nơi các nạn nhân này thường bị đưa đến là Trung Quốc, Campuchia, Malaysia và Nga.

Nạn nhân của tệ nạn buôn người tại Việt Nam không chỉ có phụ nữ và trẻ em. Thanh niên và đàn ông Việt Nam cũng bị biến thành hàng hóa để mua bán.

Hồi đầu năm nay, Walk Free - một tổ chức quốc tế chuyên tranh đấu cho nhân quyền, công bố kết quả một cuộc khảo sát-phân tích, xếp hạng về “chỉ số t́nh trạng nô lệ 2013.” Theo đó, Việt Nam bị xếp thứ 64/162 trên b́nh diện toàn cầu. C̣n xét riêng khu vực Châu Á, Việt Nam xếp thứ 9. Nếu xếp theo tổng số nô lệ, Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới.

Con số nô lệ tại Việt Nam được Walk Free ước đoán nằm trong khoảng từ 240 ngàn đến 260 ngàn. Walk Free nhận định, t́nh trạng người Việt bị cưỡng ép lao động phổ biến cả ở bên ngoài lẫn bên trong Việt Nam.

Trước đây, chuyện lừa gạt, cưỡng ép làm việc và dùng nhiều biện pháp khác nhau để cầm giữ người lao động, cột chặt họ với giới chủ chỉ xảy ra với những người Việt đi làm thuê ở nước ngoài và những người Việt là nạn nhân của nạn buôn người. Nay, điều đó đang xảy ra trên khắp Việt Nam.

Thỉnh thoảng các tờ báo ở Việt Nam lại đưa tin, vừa có hàng chục, hàng trăm người, đa số là thành viên các sắc tộc thiểu số, bị gạt, bị đưa đến đâu đó ở Việt Nam, bị cưỡng ép làm việc như nô lệ. Chính quyền Việt Nam gần như làm ngơ, không can thiệp vào những vụ này. (G.Đ)

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]