4 thượng nghị sĩ Mỹ đ̣i Obama xét lại lệnh bán vơ khí cho Việt Nam
8 dân biểu đ̣i Hà Nội cải thiện nhân quyền mới cho tham gia TPP

 

Người Việt Online

23/10/2014

WASINGTON, DC (NV) - Bốn thượng nghị sĩ thuộc đảng Cộng Ḥa thúc giục Tổng Thống Barack Obama không bán vơ khí sát thương cho Việt Nam nếu Hà Nội không cải thiện nhân quyền rơ rệt.

Ngoài ra, có tám dân biểu thuộc cả hai đảng Cộng Ḥa và Dân Chủ, trong cùng một ngày gửi một lá thư tới ông Michael Froman, đại diện Thương Mại Mỹ, nhắc nhở ông chỉ nên cho Việt Nam gia nhập tổ chức Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái B́nh Dương (TPP) khi Hà Nội cải thiện nhân quyền một cách cụ thể.

“Chúng tôi viết thư để bày tỏ sự quan tâm sâu xa của chúng tôi đối với quyết định của chính phủ nới lỏng lệnh cấm bán vơ khí sát thương cho Việt Nam. Chúng tôi mạnh mẽ thúc giục tổng thống xét lại quyết định hoặc tŕ hoăn sự chuyển giao bất cứ dịch vụ hoặc thiết bị nào theo chính sách mới cho tới khi chính quyền Việt Nam cải thiện rơ rệt hồ sơ nhân quyền của họ,” bốn thượng nghị sĩ này, là các ông Marco Rubio (FLorida), John Cornyn (Texas), John Boozman (Arkansas) và David Vitter (Louisiana), mở đầu bức thư đề ngày 23 Tháng Mười gửi ông Obama như vậy.

Hồi đầu Tháng Mười, nhân chuyến thăm Mỹ của ông Phạm B́nh Minh, phó thủ tưởng kiêm ngoại trưởng, ông John Kerry, ngoại trưởng Mỹ, loan báo nới lỏng cấm vận vơ khí cho Việt Nam. Tất cả giới chức Việt Nam, mỗi khi gặp các giới chức Mỹ, dù ở Hà Nội hay Washington, DC, đều lập đi lập lại lời kêu gọi băi bỏ cấm vận bán vơ khí sát thương. Tuy nhiên, một trong những điều kiện hàng đầu được đưa ra là Hà Nội phải cải thiện nhân quyền.

Chính phủ Mỹ giải thích rằng, Việt Nam đă có một số cải thiện nhân quyền, tuy không được như mong muốn. Cũng v́ vậy, lệnh cấm bán vơ khí sát thương cũng chỉ được nới lỏng một phần chứ không bỏ hẳn. Tùy theo Hà Nội cải thiện nhân quyền tới đâu th́ Washington giải tỏa lệnh cấm đến đó.

Các vị thượng nghị sĩ viết trong bức thư rằng Việt Nam vẫn c̣n là một nhà nước độc tài đảng trị. Dù Hoa Kỳ đă có những nỗ lực để cải thiện bang giao giữa hai nước, nhưng “có nhiều tù nhân (lương tâm) hơn bị giam giữ tại Việt Nam ngày nay hơn bất cứ thời gian nào trong lịch sử gần đây trong khi số tù nhân được thả th́ ít hơn số tù nhân bị bắt vào.”

Thêm nữa, theo bức thư trên nêu ra, phần lớn những tù nhân được thả đều trong t́nh trạng bệnh tật chờ chết hay sức khỏe tồi tệ. Hiện vẫn c̣n hơn 150 người bị giam giữ chỉ v́ sử dụng quyền tự do ngôn luận, trong đó có những người nổi tiếng như Linh Mục Nguyễn Văn Lư, Luật Sư Lê Quốc Quân, ông Trần Huỳnh Duy Thức, bà Tạ Phong Tần.

Bức thư cũng nhắc nhở tổng thống Mỹ rằngViệt Nam vẫn c̣n hạn chế nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo của người dân. Bởi vậy, hàng năm Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) vẫn kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xếp tên Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt (CPC).

“Hoa Kỳ muốn giúp Việt Nam cải tiến khả năng pḥng vệ trên biển, nhưng những nỗ lực đó chỉ bền vững nếu kèm theo các cam kết từ phía nhà cầm quyền Việt Nam là cải thiện đáng kể hồ sơ nhân quyền của họ. Sự cam kết như thế có thể bao gồm việc phóng thích vô điều kiện các nhà báo độc lập, blogger, các người vận động dân chủ và nghiệp đoàn, cũng như phải hủy bỏ các điều luật h́nh sự trừng phạt những người bất đồng chính kiến như các điều 79, 87, 88, 89, 91 và 258.”

Các vị dân cử Mỹ c̣n đ̣i ông Obama nhắc Việt Nam phải trả lại tài sản của các giáo hội tôn giáo bị chính quyền mượn hay tước đoạt cũng như không được dùng luật thuế làm b́nh phong để bỏ tù các người bất đồng chính kiến.

“Chúng tôi thúc giục tổng thống xét lại quyết định và bảo đảm rằng nới lỏng lệnh cấm bán vơ khí sát thương phải gắn liền với những tiến bộ rơ rệt về nhân quyền và cải cách chính trị tại Việt Nam,” bức thư kết luận.

Trong bức thư gửi cho ông Michael Froman, người hiện đang có mặt tại Hà Nội để thảo luận về các điều khoản liên quan đến TPP, tám dân biểu lưỡng đảng nhắc nhở ông tạo áp lực để chính quyền Việt Nam chứng tỏ họ cải cách thể chế trong việc thực hiện nhân quyền.

Các dân biểu kư vào thư gồm có James Lankford, Zoe Lofgren, Frank Wolf, James P. McGovern, Walter B. Jones, Loretta Sanchez, Dana Rohrabacher và Keith Rothfus.

Bức thư cũng nhắc nhở ông Froman về bản phúc tŕnh của báo cáo viên đặc biệt LHQ về tự do tôn giáo sau 11 ngày đi điều tra tại Việt Nam hồi Tháng Bảy vừa qua đă mô tả rằng “các vi phạm quyền tự do tôn giáo của chính quyền Việt Nam vẫn nghiêm trọng.” (TN)

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]