Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam phản bác bản Phúc tŕnh của Phái đoàn Hà Nội

 

 

QUÊ MẸ –11.11.2014 

 

GENÈVE -  Phái đoàn Hà Nội do Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu 18 người đại diện các Bộ Ngoại giao, Giáo dục, Tư pháp, Vụ Nhân quyền thuộc Bộ Công an, Ủy ban Dân tộc, v.v… đến Genève phúc tŕnh về việc thực thi Công ước Quốc tế về Kinh tế, Xă hội, Văn hóa trước Ủy ban LHQ về các quyền Kinh tế, Xă hội và Văn hóa (CESCR) vào chiều ngày 10-11-2014, tại khoá họp lần thứ 53 của Ủy ban CESCR diễn ra từ ngày 10 đến 28-11-2014 để xem xét một số quốc gia.

Nhân dịp này, ông Vơ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR), và bà Penelope Faulkner, Phó chủ tịch đă lên tiếng phản bác những điều dối gạt trong bản Phúc tŕnh của Hà Nội. Đồng thời ông Ái cung cấp bản Báo cáo chung, 36 trang, được Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) thực hiện như một Phản phúc tŕnh, mang tựa đề “Việt Nam vi phạm các Quyền Kinh tế, Xă hội và Văn hóa” (xin bấm vào đây để đọc bản Việt dịch). Đây là bản Báo cáo duy nhất của người Việt đệ nạp LHQ trong kỳ họp này, và đă được Trang Nhà LHQ công bố cho các chuyên gia LHQ và mọi người tham khảo, song song với bản Phúc tŕnh của Hà Nội.

Nhiều chuyên gia LHQ đă sử dụng các chứng cứ, tự liệu, phân tích và tố giác trong bản Báo cáo chung của hai tổ chức Phi Chính phủ VCHR và FIDH trong cuộc chất vấn Phái đoàn Hà Nội qua nhiều giờ đồng hồ để đặt vấn đề.

Báo cáo chung cung cấp cho các chuyên gia LHQ những sự thật hiển nhiên, đồng thời phân tích những vi phạm trầm trọng các quyền Kinh tế, Xă hội và Văn hóa. Dù Việt Nam kư kết tham gia Công ước nói trên từ năm 1982, thế nhưng Việt Nam đă chậm trễ phúc tŕnh định kỳ kể từ năm 1993.

Ông Vơ Văn Ái phát biểu trước Ủy ban CESCR rằng : “Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xă hội và Văn hóa là một trong những cột trụ chống đỡ cho việc bảo vệ nhân quyền quốc tế. Việt Nam đă chậm trễ phúc tŕnh đến 21 năm, mà bản phúc tŕnh hôm nay đầy những lời lẽ cường điệu cho thấy nhà cầm quyền chẳng quan tâm ǵ đến các quyền Kinh tế, Xă hội và Văn hóa của người dân, đặc biệt những người dân ở vào thế yếu như phụ nữ, thiếu nhi, dân tộc thiểu số và những người nghèo ở nông thôn và thành thị - chẳng hề có những cơ cấu bảo vệ các quyền này và cũng chẳng có biện pháp khôi phục. Những nhà bảo vệ nhân quyền nào tố giác sự vi phạm các quyền này đều bị sách nhiễu hay bắt giam”.

Bản Báo cáo chung của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt NamLiên Đoàn Quốc tế Nhân quyền báo động hố chênh lệch giàu nghèo cùng những bất b́nh đẳng xă hội. Thập niên 1980, với chính sách “đổi mới” Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, đất nước được thay đổi nhanh chóng, đặc biệt trên phương diện kinh tế. Tuy nhiên nên kinh tế tự do dưới sự kiểm soát của chế độc độc đảng đưa tới những bất b́nh đẳng giữa thượng tầng lănh đạo và khối quần chúng đông đảo. Hiện tại ở Việt Nam có những đại phú gia (những người thủ đắc trên 30 triệu Mỹ kim), trong khi ấy 1 trên 5 người Việt Nam sống dưới ngưỡng nghèo đói, và 8% dân chúng sống trong t́nh trạng cực kỳ nghèo đói. Hàng triệu dân sống trên ngưỡng nghèo đói chút đỉnh nhưng dễ trở nên yếu thế trước bất cứ dao động nào.

Bất b́nh đẳng xă hội không riêng trên phương diện lợi tức thu nhập, mà c̣n đến từ sự phân biệt đối xử tùy theo ư kiến chính trị, tôn giáo hay dân tộc thiểu số. Bản báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy những ai không có liên hệ tốt với Dảng Cộng sản sẽ không được b́nh đẳng trong việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục, kiếm công ăn việc làm hoặc thủ đắc đất đai.

Việc Nhà nước cưỡng chiếm đất đai cho các công tŕnh xây dựng phát triển, cũng là món mồi béo bở cho các viên chức tham nhũng hay lạm quyền khiến cho hàng trăm ngh́n nông dân sống cảnh không nhà, và gây ra nhiều nạn bạo hành tại Văn Giang, Vũ Ban, Cồn Dầu, Dương Nội và nhiều nơi khác. Tại các công xưởng, xí nghiệp bóc lột nhân công với giá lương rẻ mạt dẫn tới nhiều cuộc đ́nh công, thế mà Tổng Liên đoàn Lao động chẳng có động thái ǵ bênh vực cho quyền công nhân. Thiếu nhi lao động là chuyện phổ biến. Bản Báo cáo chung cho biết Thông tư số 11 ban hành năm 2013 cho phép trẻ em lứa tuổi 13 đến 15 được phép “lao động nhẹ”.

Những công nhân nào tố cáo sự lạm quyền sẽ bị sách nhiễu, đe dọa, bỏ tù. Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền đưa ra bản tổng kết các bloggers, dân oan, nhà hoạt động công đoàn, nhà bảo vệ nhân quyền, thành viên các tôn giáo bị giam tù chỉ v́ họ đ̣i hỏi các qyền kinh tế, xă hội và văn hóa. Chỉ riêng một phiên ṭa xử vào tháng giêng năm 2013, đă có 22 người hoạt động môi trường bị kết án “lật đổ chính quyền” và lănh những án tù từ 10 năm đến chung thân. 7 người Hmong ở Tuyên Quang bị bắt bỏ tù vào tháng 3 năm 2014 chỉ v́ sống theo đức tin của họ. Đa số những người này bị kết án dưới các điều luật mơ hồ chiếu theo Bộ Luật H́nh sự như “lợi dụng tự do dân chủ” hay “tuyên truyền chống phá Nhà nước” hoàn toàn trái chống với Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xă hội và Văn hóa.

Khi đệ nạp cho Ủy ban CESCR, bản Báo cáo chung của hai tổ chức Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt NamLiên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, ông Vơ Văn Ái tố giác Việt Nam dùng luật pháp như công cụ đàn áp nhân quyền để năm giữ quyền kiểm soát chính trị. Ông đưa ra một chuỗi luật pháp như Luật Công đoàn, Luật Xuất bản, Luật Điện ảnh, Luật Di sản văn hóa, Nghị định 97 về Nghiên cứu khoa học, Nghị định 72 về Internet, Nghị định 92 về Tôn giáo, cùng một số quy định hạn chế văn hóa, tâm linh và sinh hoạt tôn giáo. Ông Ái nói “Phúc tŕnh định kỳ của Việt Nam đưa ra một chuỗi quy định, luật pháp, nhưng chẳng hề thông tin về nội dung cùng sự áp dụng hay thực thi các quyền. 32 năm sau khi Việt Nam tham gia kư kết Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xă hội và Văn hóa, người công dân Việt Nam vẫn không được thụ hưởng các quyền cơ bản”.

Ông Ái cũng tố cáo sự kiểm duyệt của Nhà nước tỏa khắp trên mọi lĩnh vực. Ông nêu một trường hợp xẩy ra gần đây về việc dịch và xuất bản cuốn sách nói về cuộc đời của điệp viên và cựu kư giả báo Time Phạm Xuân Ẩn, “The Spy who loved us” của tác giả Mỹ Thomas A. Bass đă bị kiểm duyệt cắt bỏ 444 chỗ, mặc dù hợp đồng kư kết không cho phép. Kiểm duyệt Internet cũng được thực hiện qua nhiều Trang nhà hay Blogs.

Ông Ái cũng nêu qua bản Báo cáo chung về môn dạy lịch sử. Chỉ có một sách giáo khoa về môn sử do nhà nước ấn hành. Sách này không những bóp méo lịch sử, mà c̣n sử dụng cho mục tiêu tuyên truyền và giáo dục sự thù hận cho học sinh. Nhiều vị hàn lâm hay thầy giáo tại Việt Nam đă tố cáo sự “chính trị hóa lịch sử” này và kêu gọi sử dụng nhiều nguồn sử liệu khác nhau để học sinh có tinh thần phê phán và ḥa đồng với thế giới trong việc tôn trọng nhân quyền.

Bản Báo cáo chung của hai tổ chức Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt NamLiên Đoàn Quốc tế Nhân quyền đă đưa ra 37 Khuyến cáo cho sự cải thiện tại Việt Nam trên các lĩnh vực mậu dịch, kinh doanh và nhân quyền ; quyền công đoàn ; quyền y tế và giáo dục ; phân biệt đối xử ; quyền đất đai ; tự do ngôn luận và quyền văn hóa ; nền độc lập tư pháp ; và tham gia kư kết các Công ước LHQ.

Penelope Faulkner, Phó chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam cũng đă phát biểu phê phán các điểm hồi đáp sai lạc của Phái đoàn Hà Nội trước Ủy ban CESCR.

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]