Phản đối thi công dự án, dân bị máy xúc cán qua người

 

Người Việt Online

10/7/2015


HẢI DƯƠNG 10-7 (NV) - Một phụ nữ biểu t́nh ngăn cản thi công khu công nghệ tại tỉnh Hải Dương v́ đền bù giải tỏa bất công, đă bị xe xúc cán lên người, thương tích trầm trọng.

Tin của nhiều báo tại Việt Nam và video clip đưa lên Youtube ngày 10 Tháng Bảy, 2015 quay cảnh người phụ nữ bị xe xúc đất cán lên người trong lúc tham gia phản đối việc thi công dự án khu công nghiệp Cẩm Điền-Lương Điền, nhưng chưa được bồi thường thỏa đáng tại huyện Cẩm Giàng, khiến dậy sóng dư luận.

Theo tường thuật trên báo, người dân địa phương đă khiếu nại chuyện giải tỏa và đền bù rất thấp ruộng đất của họ suốt nhiều năm qua. Ít nhất c̣n hơn 50 gia đ́nh không chấp nhận lấy tiền và đ̣i phải trả 250 triệu đồng cho mỗi sào ruộng. Họ đă thường xuyên chia nhau ứng trực để ngăn cản nhà thầu đến san ủi thi công.

Sáng ngày 10 Tháng Bảy, 2015, nhà thầu cho xe xúc tới san ủi th́ gặp sự ngăn cản của dân địa phương. Đỉnh điểm của vụ việc là xe xúc đă cán lên người của bà Lê Thị Trâm, 56 tuổi. Đoạn video clip thấy cảnh nhốn nháo và những tiếng kêu la khóc lóc khi sự việc xảy ra.

Trên tờ Lao Động, nhân chứng là bà Lê Thị Hiền của thôn Hoàng Xá kể lại, “Chúng tôi là những người dân có ruộng đất tại khu vực triển khai dự án KCN Cẩm Điền-Lương Điền này, không đồng t́nh với việc đền bù giải phóng mặt bằng nên nhiều năm qua chúng tôi khiếu kiện khắp. Gần đây, mấy chục hộ dân chúng tôi kéo ra đây phản đối. Tối qua, nhà thầu thi công thuê nhiều đầu gấu đến gây gổ đánh người dân. Tới sáng nay, họ đưa máy xúc, ô tô đến, dân chúng tôi ra ngăn cản th́ người lái máy xúc và nhiều người khác xông tới.”

Một nhân chứng khác, bà Nguyễn Thị Đông, 56 tuổi, ở thôn Hoàng Xá, xă Cẩm Điền kể, “Lúc máy xúc nhấn ga tiến vào, chị Trâm đang lúi húi nhặt mấy lá cờ không tránh kịp, bị máy xúc ủi lên người. Phải mất một lúc lâu, khi lái xe lùi lại, chúng tôi mới đưa được chị Trâm ra ngoài đưa đi cấp cứu. Rất may nơi chị Trâm bị máy xúc đè lên có một cái rănh, phía trên là cát nên chị ấy chỉ bị thương, nếu không th́ đă chết rồi.”

Lời nhân chứng kể lại như vậy và video clip cho thấy sự việc tương ứng như lời nhân chứng mô tả nhưng viên chức nhà nước tại địa phương và công an th́ nói khác.

Ông Lê Huy Kiên, chủ tịch UBND xă Cẩm Điền nói với báo Lao Động la, “Sau khi xác minh tại hiện trường, lực lượng công an xă báo lại là không có chuyện người dân bị máy xúc chèn mà chỉ có vụ va chạm giữa người dân với lực lượng thi công. Một người dân va vào máy xúc, bị thương hiện đang điều trị tại bệnh viện đa khoa Hải Dương với vết thương găy khuỷu tay, chấn thương sọ năo.”

Báo Lao Động cũng phỏng vấn ông Nguyễn Trọng Hiền, phó trưởng công an huyện Cẩm Giàng th́ ông này nói, “Chúng tôi khẳng định không có việc xe máy xúc đè qua người dân. Xe máy xúc với trọng lượng 17-18 tấn chèn qua người th́ không ai có thể sống sót được.”

Tương tự, trả lời Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Công, phó chủ tịch UBND huyện Cẩm Giàng, cho rằng, “Clip trên do người dân dàn dựng!”

Theo thông tin trên VnExpress, năm 2009, dự án khu công nghiệp Lương Điền (nằm tại hai xă Cẩm Điền và Lương Điền) được nhà cầm quyền giao cho doanh nghiệp Phúc Hưng với diện tích đất 205 ha. Xă Cẩm Điền có 90 ha với 625 hộ phải giải tỏa và hầu hết các hộ đă nhận tiền bồi thường. C̣n lại khoảng 90 hộ không đồng ư nên không nhận tiền và kiến nghị mức bồi thường mới.

“Năm 2015, do không đủ năng lực, doanh nghiệp Phúc Hưng chuyển giao khu đất cho tập đoàn VSIP Singapore. Lănh đạo tỉnh từng đối thoại với những người dân c̣n bất đồng nhưng chưa đạt được thỏa thuận,” VnExpress viết.

Dù chưa thỏa thuận được với dân, chủ đầu tư vẫn cho nhà thầu đến san ủi, dẫn đến vụ việc. Giải tỏa ruộng đất của dân rồi đền bù bằng những số tiền rất nhỏ, đẩy người dân vào cảnh bần cùng đă dẫn đến rất nhiều cuộc biểu t́nh và chống đối tập thể tại Việt Nam.

Ngay tại thủ đô Hà Nội, hàng ngày vẫn có rất nhiều người tập trung khiếu kiện đất đai. Họ ngủ ngay trong công viên từ năm này sang năm khác chầu chực khiếu kiện trong vô vọng. (TrN) 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]