Ngăn chặn buôn người trở thành chủ đề hội đàm Anh-Việt

 

Người Việt Online

30/7/2015

HÀ NỘI (NV) - Một trong những nội dung chính mà ông David Cameron, thủ tướng Anh, thảo luận với ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam, trong lần đầu tiên ông Cameron thăm Việt Nam là hợp tác chống buôn người.

Trang web của Phủ Thủ Tướng Anh cho biết, ngăn chặn sự tái hiện t́nh trạng nô lệ ở thế kỷ 21, hiện là một trong những nỗ lực hàng đầu của chính phủ Anh. Anh rất muốn cùng Việt Nam - quốc gia dẫn đầu về số nạn nhân bị bán sang Anh để làm nô lệ - thực hiện những biện pháp hữu hiệu hơn để triệt hạ các tổ chức buôn người.

Cho đến nay, sự hợp tác giữa các cơ quan chống tội phạm của Anh và của Việt Nam chưa chặt chẽ. Có thể v́ thế mà theo trang web vừa kể, sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Anh, ông Kevin Heyland - người phụ trách Cao Ủy Chống Nạn Nô Lệ ở Anh cũng sẽ đến Việt Nam để bàn về vấn đề này.

Chính phủ Anh ước đoán, đă có hàng ngàn đứa trẻ được đưa từ Việt Nam sang Anh và đang làm việc như nô lệ. Tṛ chuyện với BBC, bà Chloe Setter, thành viên ECPA - một tổ chức từ thiện, chuyên giúp đỡ nạn nhân buôn người tại Anh cho biết, Anh đă ban hành luật về nô lệ hiện đại. Luật này sẽ có hiệu lực vào cuối tháng này.

Theo đó, khi một đứa trẻ được xác định là nạn nhân buôn người, chúng sẽ được luật pháp bảo vệ. Chẳng hạn không bị truy cứu trách nhiệm h́nh sự nếu đang bị ép buộc phạm tội. Tuy nhiên bà Setter cho rằng chừng đó chưa đủ để giải quyết tận gốc t́nh trạng các băng nhóm tội phạm tổ chức đưa trẻ em vào Anh để làm việc.

Hồi cuối tháng 5 vừa qua, một tờ báo ở Anh là The Guardian, công bố một phóng sự điều tra, theo đó, mỗi tháng, có khoảng 30 thiếu niên người Việt được các tổ chức buôn người đưa vào Anh, chi phí trung b́nh khoảng 25,000 bảng/người. Tại Anh, những thiếu niên này bị cưỡng bức trồng cần sa, may quần áo, làm móng tay, giúp việc nhà hay bán dâm để trả nợ.

Nhiều giới tại Anh đă liên tục cảnh báo chính phủ là các tổ chức tội phạm người Việt tại Anh đang tuyển mộ và sử dụng trẻ em cho các hoạt động phạm pháp như buôn lậu súng, chế tạo thuốc kích thích và mại dâm.

Trong khi Hiệp Hội Chống Buôn Người của Anh ước đoán, hiện có ít nhất 3,000 người Việt được các tổ chức tội phạm đưa đến Anh từ lúc c̣n là thiếu niên th́ một chuyên viên về tệ nạn buôn người của Liên Hiệp Quốc nhận định, con số nạn nhân thật sự phải chừng 13,000.

Trước nữa vào tháng 3, Daily Mail - một tờ báo khác ở Anh loan báo, các cơ quan bảo vệ pháp luật của Anh xác nhận, từ năm 2011, họ đă t́m thấy một số dấu hiệu cho thấy người ngoại quốc được đưa vào Anh để lấy nội tạng cung cấp cho những người cần thay nội tạng. Theo Daily Mail th́ nạn nhân thường được đưa từ Châu Á, Châu Phi sang Anh và loại nội tạng được cung cấp nhiều nhất là thận, kế đó là gan và tim.

Vào thời điểm đó, một thông tín viên người Việt của RFI, cư trú tại Luân Đôn, tường thuật rằng, mô tả của báo giới Anh: Nạn nhân thường là những thiếu niên tuổi từ 12 đến 15 - đă khiến nhiều người Việt quan tâm đến tệ nạn này bởi có nhiều thiếu niên Việt Nam trong độ tuổi đó đang t́m cách vượt biên vào Anh để được đi học miễn phí, được hưởng sự đăi ngộ rất hào phóng của xă hội và có thể được cho phép thường trú tại Anh rồi đón cha mẹ sang định cư.

Rủi ro có thể xảy ra cho những thiếu niên Việt Nam - rơi vào tay các tổ chức mua bán nội tạng nằm ở chỗ, những chuyến vượt biên vào Anh thường do các tổ chức buôn người gốc Trung Á điều hành. Nếu không có tiền, người vượt biên có thể “thanh toán” bằng t́nh dục hay nội tạng của ḿnh.

Theo ước tính của WHO (Tổ Chức Y Tế Thế Giới), khoảng 10% trong số 63,000 vụ thay thận hàng năm trên thế giới lấy thận từ những nguồn không phải do hiến tặng trong cùng một quốc gia. Bởi số người cần thay thận lên tới khoảng 200,000/năm nên thị trường chợ đen về nội tạng hoạt động rất mạnh.

Dẫu việc kiểm soát quá tŕnh hiến tặng-thay nội tạng được thực hiện rất chặt chẽ song có không ít bác sĩ cộng tác với các nhóm tội phạm mua bán nội tạng để “làm chui.” Đó cũng có thể là lư do dẫn tới khả năng các nhóm tội phạm mua bán nội tạng chuyển cả nạn nhân lẫn bác sĩ đến Anh để thực hiện việc lấy nội tạng đem bán.

Bởi là t́m đường nhập cảnh, định cư trái phép, người Việt từ Việt Nam t́m đường sống tại cả Anh lẫn các quốc gia Châu Âu khác đang đối diện với rất nhiều rủi ro, mất tích, chết do đói khát, thời tiết khắc nghiệt, tai nạn và cả do bị giết để lấy nội tạng. (G.Đ)

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]