Hồng Y Nguyễn Văn Nhơn chỉ trích dự luật tôn giáo Việt Nam

 

Người Việt Online

23/10/2015


HÀ NỘI, Việt Nam (NV) - Tờ Le Monde của Pháp vừa có một phóng sự ghi nhận suy nghĩ của một số tu sĩ thuộc nhiều tôn giáo khác nhau tại Việt Nam về dự luật tôn giáo: Không ai hoan nghênh dự luật này.

Trước đây, trong nhiều cuộc đối thoại với Liên Hiệp Quốc, đại diện chính quyền nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế về nhân quyền tại Việt Nam, các viên chức đại diện chính quyền Việt Nam nhiều lần nhấn mạnh, việc soạn thảo dự luật tôn giáo là một trong những bằng chứng rơ ràng nhất cho thấy Việt Nam đang cố gắng cải thiện t́nh trạng nhân quyền và càng ngày càng tôn trọng tự do tôn giáo. Song khi dự luật được công bố để mời gọi dân chúng góp ư th́ nhiều người khẳng định, dự luật vừa kể chỉ gây thêm lo ngại.

Trong bài viết “Tại Việt Nam, người Công Giáo được yêu cầu phải thỏa hiệp với chính quyền” trên tờ Le Monde, phóng viên Bruno Philips kể và RFI lược thuật th́ dù buổi gặp Hồng Y Nguyễn Văn Nhơn, tổng giám mục Tổng Giáo Phận Hà Nội, có một “phiên dịch” do chính quyền cử đi theo ông Philipis, vị chủ chăn của tổng giáo phận này vẫn chỉ trích dự luật tôn giáo một cách thẳng thừng.

Với thứ tiếng Pháp được mô tả là “chải chuốt,” vị hồng y nói trực tiếp với ông Philips rằng, Công Giáo Việt Nam hoàn toàn bất ngờ về nội dung dự luật tôn giáo bởi nó phủ nhận sự hiện diện một cách hợp pháp của các tổ chức tôn giáo trên thực tế dù tự do tôn giáo là quyền đă được minh định trong Hiến Pháp.

Theo vị hồng y, quan hệ giữa Công Giáo Việt Nam và chính quyền “khá tốt đẹp” tại các thành phố lớn nhưng ở các tỉnh th́ không được như vậy. Hội đồng điều hành các giáo xứ có thể bị cấm họp. Những tài sản của Công Giáo Việt Nam bị tịch thu tại miền Bắc sau năm 1954 và tại miền Nam sau năm 1975 vẫn chưa được trả lại. Nếu dự luật tôn giáo trở thành luật, các mắc mứu sẽ trở nên nan giải hơn.

Theo nhận định của Hồng Y Nhơn, chuyện trở thành khó hiểu khi một mặt, chính quyền Việt Nam tỏ ra cởi mở hơn đối với tôn giáo nhưng mặt khác lại muốn có một bộ luật kiểm soát tôn giáo như dự luật tôn giáo. Vị hồng y này bảo đó thực sự là một bước lùi so với những tiến bộ đă từng đạt được.

Tổng Giám Mục Bùi Văn Đọc, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam kiêm tổng giám mục Tổng Giáo Phận Sài G̣n, nói thêm, mọi thứ đang thay đổi nên cần phải xây dựng những cây cầu nối các tôn giáo với chính quyền chứ không phải là dựng lên các bức tường.

Theo ông Philips, không riêng Công Giáo mà những tôn giáo khác như Phật Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Ḥa Hảo... cũng nghi ngại dự luật tôn giáo.

Bà Trần Thị Liên, một người nghiên cứu về tôn giáo, nhận định chính quyền Việt Nam không muốn có lực lượng nào cạnh tranh về chính trị nên duy tŕ sự kiểm soát toàn bộ các hoạt động tín ngưỡng, khống chế tôn giáo qua việc kiểm soát chuyện tấn phong hàng giáo phẩm.

Ông Philips cũng đă trao đổi với các viên chức Việt Nam chịu trách nhiệm về tôn giáo.

Giới ngoại giao Việt Nam phủ nhận các nghi ngại từ bên ngoài về tự do tôn giáo tại Việt Nam c̣n những viên chức này th́ phủ nhận các nghi ngại từ bên trong.

Ông Dương Ngọc Tấn, phó Ban Tôn Giáo Chính Phủ, vẫn khăng khăng bảo rằng dự luật tôn giáo là một “tiến bộ” v́ “nh́n nhận các tổ chức tôn giáo, mang lại cho các tổ chức này sự tự do rộng răi” và đă là luật th́ phải xác định cái ǵ có thể làm và cái ǵ không thể làm.

Ông Đỗ Quang Hưng, một trong những người tham gia soạn dự luật, cho rằng, dự luật đă mở rộng sự tự do, ví dụ cho phép tù nhân có quyền thực hành tín ngưỡng. (G.Đ.)

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]