Hành động khẩn cấp: Tù nhân lương tâm không được chữa trị trừ khi “nhận tội”

 

 

Ân xá Quốc tế, ngày 11/12/2015

Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ

Việc tù nhân lương tâm Trần Thị Thúy, hiện đang thụ án tù tám năm tại Việt Nam, không được chăm sóc y tế để xử lý khối u trong tử cung, có thể coi là một hành vi tra tấn. Mặc dù cô được bác sỹ trong nhà tù chẩn đoán, và đang bị nhiều cơn đau hành hạ, nhưng lãnh đạo trại giam nói rằng cô sẽ không nhận được điều trị trừ khi cô “nhận” những tội danh đã bị cáo buộc

Trần Thị Thúy đầu tiên bị bệnh khoảng tháng 4 năm 2015 khi bị giam giữ tại một nhà tù ở thị xă Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Bác sĩ nhà tù chẩn đoán có một khối u trong tử cung của cô, nhưng cô không được điều trị. Một quan chức nhà tù nói với cô rằng hoặc là cô “nhận tội”, hoặc là “chết trong tù”. Cô đi lại rất khó khăn, cần nạng hoặc người khác dìu. Gia đ́nh cô đă cung cấp một số bài thuốc y học cổ truyền. Cô cũng bị huyết áp cao và phải dùng thuốc điều trị. Trần Thị Thúy đang đau đớn nghiêm trọng về thể chất và có lúc cô đă nói với gia đ́nh rằng cô đă cảm thấy trên bờ vực của cái chết tại một số thời điểm trong những tháng gần đây. Sự từ chối điều trị y tế trong những trường hợp này có thể bị coi làhành vi tra tấn và đó là một hành vi vi phạm Công ước chống tra tấn, bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam trong tháng 2 sau khi được phê chuẩn năm ngoái.

Trần Thị Thúy là một thương nhân, tín đồ Phật giáo Ḥa Hảo và là người đấu tranh về quyền sử dụng đất. Bà bị bắt vào tháng 8 năm 2010 và bị xét xử cùng sáu nhà đấu tranh quyền sử dụng đất khác bởi Ṭa án Nhân dân tỉnh Bến Tre ngày 30/5/2011. Cô đă bị kết án tám năm tù giam theo Điều 79 của Bộ luật H́nh sự về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ nhà nước”, và năm năm quản thúc tại gia. Theo cáo trạng, tất cả các nhà hoạt động nói trên bị cáo buộc đă tham gia hoặc liên kết với Việt Tân, một tổ chức có trụ sở ở nước ngoài tranh đấu ôn hòa cho dân chủ tại Việt Nam. Nhóm Công tác LHQ về Bắt giữ Tùy tiện đă tuyên bố rằng việc bắt giữ bảy nhà hoạt động trong đó có Trần Thị Thúy là tùy tiện và cần được khắc phục bằng cách trả tự do và bồi thường của họ.

Trần Thị Thúy hiện đang bị giam giữ tại trại giam An Phước, tỉnh B́nh Dương, khoảng 900 km từ nơi gia đ́nh cô sống; gia đình phải mất ba ngày để tới thăm cô.

Hăy viết ngay lập tức thư bằng tiếng Anh, tiếng Việt hoặc ngôn ngữ của bạn:

– Yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho Trần Thị Thúy ngay lập tức và vô điều kiện như là một tù nhân lương tâm bị giam giữ chỉ vì các hoạt động ôn ḥa trong việc bảo vệ quyền con người;

– Yêu cầu các cơ quan chức năng, trong khi vẫn c̣n giam giữ cô, cần cung cấp điều trị y tế thích hợp, bao gồm nhập viện nếu cần thiết.

Xin gửi thư trước ngày 22/01/2016 tới

Bộ trưởng Bộ Công an

Đại tướng Trần Đại Quang

Bộ Công an

44 Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm

Hà Nội, Việt Nam

Liên hệ qua mạng:

http://www.mps.gov.vn/web/guest/contact_english

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Phạm B́nh Minh

Bộ Ngoại giao

1 Tôn Thất Đạm, quận Ba Đ́nh

Hà Nội, Việt Nam

Fax: + 844 3823 1872

Email: bc.mfa@mofa.gov.vn

Hãy gửi bản sao cho các cơ quan đại diện ngoại giao tại quốc gia của bạn. Xin vui ḷng chèn địa chỉ các cơ quan ngoại giao dưới đây:

Tên Địa chỉ 1 Địa chỉ 2 Địa chỉ 3 Fax địa chỉ số Fax Email Email

Vui ḷng kiểm tra với văn pḥng khu vực của bạn nếu kiến nghị được gửi sau ngày trên.

Thông tin bổ sung

Việt Nam là một quốc gia thành viên Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị. Công ước này bảo đảm các quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn ḥa. Tuy nhiên, những quyền này bị hạn chế nghiêm trọng trong pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam.

Nhiều điều luật mơ hồ trong phần an ninh quốc gia của Bộ luật H́nh sự của Việt Nam năm 1999 thường được sử dụng để kết tội các quan điểm bất đồng hoặc hoạt động ôn ḥa . Những người có nguy cơ bao gồm những người ủng hộ thay đổi chính trị ôn ḥa, chỉ trích chính sách của chính phủ, hoặc kêu gọi tôn trọng nhân quyền. Điều 258 (Lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và/hoặc công dân), thường được sử dụng để giam giữ, truy tố và bỏ tù những người bất đồng chính kiến vì các hoạt động ôn ḥa của họ, bao gồm các blogger, người hoạt động trong lĩnh vực quyền lao động và đất đai, các nhà hoạt động chính trị, tín đồ tôn giáo, người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động công bằng xă hội, và thậm chí cả nhạc sĩ.

Điều kiện trong nhà tù ở Việt Nam th́ rất khắc nghiệt, với thức ăn tồi tệ và thiếu chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu được quy định trong các tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc và các tiêu chuẩn quốc tế khác. Tù nhân lương tâm thường bị biệt giam như một h́nh phạt hoặc trong sự cô lập trong thời gian dài. Họ cũng phải chịu sự ngược đăi, bị đánh đập bởi các tù nhân khác mà không có sự bảo vệ của cai ngục. Một số tù nhân lương tâm bị thường xuyên di chuyển giữa các cơ sở giam giữ, cơ quan chức năng thường không thông báo cho gia đ́nh của họ được. Nhiều tù nhân lương tâm đă tuyệt thực để phản đối việc bị đối xử tồi tệ và điều kiện sống ngặt nghèo trong nhà tù.

 

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]