Ân xá Quốc tế- Hành động khẩn cấp: Người hoạt động nhân quyền bị từ chối chăm sóc y tế

 

 

Ân xá Quốc tế, ngày 02 tháng 02 năm 2016

Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ

 

Nhà hoạt động nhân quyền Việt Bùi Thị Minh Hằng đang bị khước từ điều trị y tế về nhiều vấn đề về sức khỏe cho dù đã yêu cầu nhiều lần. Cô đang bị giam với án tù ba năm về cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”.

Bùi Thị Minh Hằng, bị giam giữ kể từ tháng 2 năm 2014, đang ở tình trạng sức khỏe rất kém. Cô bị loét dạ dày nghiêm trọng, huyết áp thấp, đau khớp, đau đầu thường xuyên và mất trí nhớ. Mặc dù lặp đi lặp lại yêu cầu, cô không nhận được điều trị y tế và do vậy sức khỏe của cô có nguy cơ bị suy giảm hơn nữa.

Bùi Thị Minh Hằng bị bắt vào ngày 11 tháng 2 năm 2014 khi cô cùng với một nhóm 20 người khác đến thăm luật sư nhân quyền Nguyễn Bắc Truyền, người đă bị đánh đập và bắt giữ để thẩm vấn bởi cảnh sát vào ngày 9 tháng 2 tại tỉnh Đồng Tháp. Nhóm này đang đi trên xe máy từ thành phố Hồ Chí Minh thì họ đă bị chặn lại bởi cảnh sát giao thông cách điểm đến của họ khoảng 10 km. Sau đó, họ bị tấn công bởi một nhóm đông bao gồm nhiều sỹ quan an ninh và nhiều người đàn ông không xác định khác. Cả nhóm những người hoạt động nhân quyền bị đánh bằng dùi cui và nhiều vũ khí khác, trước khi bị bắt và đưa đến đồn cảnh sát Lập Vơ để thẩm vấn. Ngày 12 tháng 2, Bùi Thị Minh Hằng và hai người khác bị buộc tội gây “tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng ” theo Điều 245 của Bộ luật H́nh sự còn 18 người khác đă được trả tự do. Ba người đã bị xử vào ngày 26 tháng 8 năm 2014 bởi Ṭa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, và Bùi Thị Minh Hằng đă bị kết án ba năm tù giam. Sau đó, tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án của tòa sơ thâmt.

Bùi Thị Minh Hằng là một nhà hoạt động nổi tiếng tại Việt Nam bởi cô tham gia nhiều cuộc biểu t́nh ôn hòa phản đối các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông nơi mà Việt Nam và Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải. Cô cũng đă trợ giúp nạn nhân bị chính quyền tịch thu đất đai, phổ biến Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền cho cộng đồng và hỗ trợ cho các nhà hoạt động nhân quyền khác. Cô hiện đang bị giam giữ tại nhà tù Gia Trung tỉnh Gia Lai ở Tây Nguyên, cách nơi gia đình cô sinh sống 1.000 km, do vậy việc viếng thăm cô rất khó khăn.

Hăy viết ngay lập tức bằng tiếng Anh, tiếng Việt hoặc ngôn ngữ của quý vị:

Đ̣i hỏi chính quyền thả Bùi Thị Minh Hằng ngay lập tức và vô điều kiện, khi cô là một tù nhân lương tâm bị giam giữ chỉ bởi vì các hoạt động ôn ḥa b́nh nhằm bảo vệ nhân quyền;

Thúc giục các cơ quan chức năng trong khi vẫn c̣n giam giữ cô cần cung cấp chăm sóc y tế và điều trị thích hợp cho cô phù hợp với các tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc đối với người bị cáo buộc, trong đó có quyền tiếp cận gia đ́nh và bác sĩ.

Xin gửi yêu cầu trước 15 tháng 3 năm 2016 để:

Bộ trưởng Bộ Công an

Đại tướng Trần Đại Quang

Bộ Công an

44 Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm

Hà Nội, Việt Nam

Liên hệ qua mạng:

http://www.mps.gov.vn/web/guest/contact_english

 

Đồng kính gửi:

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Phạm B́nh Minh

Bộ Ngoại giao

1 Tôn Thất Đàm, quận Ba Đ́nh

Hà Nội, Việt Nam

Fax: + 844 3823 1872

Email: bc.mfa@mofa.gov.vn

 

Đồng thời, gửi bản sao cho đại diện ngoại giao Việt Nam tại đất nước của quý vị. Xin vui ḷng chèn địa chỉ địa ngoại giao dưới đây:

Tên Địa chỉ 1

Địa chỉ 2

Địa chỉ 3

(kèm theo số máy Fax và Email)

Vui ḷng kiểm tra bưu điện khu vực của quý vị nếu kiến nghị được gửi sau ngày trên.

THÔNG TIN BỔ SUNG

Bùi Thị Minh Hằng đă hai lần tiến hành tuyệt thực trong trại giam. Lần tuyệt thực thứ nhất là trong quá trình giam giữ trước khi xét xử, khi đó cô bị biệt giam từ khi bị bắt vào ngày 11 tháng 2 cho đến cuối tháng ba khi cô được phép gặp con trai và luật sư. Lần sau vào tháng Tư năm 2015 để phản đối cách đối xử phân biệt của giám thị và sự quấy nhiễu của nhiều tù nhân khác.

Tổ chức Ân xá Quốc tế coi Bùi Thị Minh Hằng là một tù nhân lương tâm, bị giam giữ chỉ vì thực hiện quyền của ḿnh để tự do phát biểu một cách ôn hòa. Các cáo buộc chống lại cô ấy và hai nhà hoạt động nhân quyền khác được bịa đặt với động cơ chính trị. Nhiều nhà hoạt động xã hội thường xuyên bị đánh đập một cách vô cớ bởi nhân viên an ninh và nhân viên mặc thường phục nhưng không có quan chức cảnh sát nào phải chịu trách nhiệm mặc dù các nạn nhân bị tấn công gửi tố cáo lên các cơ quan chức năng.

Việt Nam là một quốc gia thành viên của Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, một công ước bảo đảm các quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn ḥa. Tuy nhiên, những quyền này bị hạn chế nghiêm trọng trong pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam.

Những điều khoản mơ hồ trong phần an ninh quốc gia của Bộ luật H́nh sự 1999 của Việt Nam và Điều 258 (Lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và /hoặc công dân) thường được sử dụng để kết tội nhiều nhà bất đồng chính kiến và người hoạt động ôn hòa. Trong một số trường hợp, cáo buộc vô căn cứ chống lại các nhà hoạt động ôn ḥa được tạo ra, chẳng hạn như Điều 161 với tội danh “trốn thuế” và Điều 245 cho tội danh “gây rối trật tự công cộng”. Những người có nguy cơ bao gồm những người ủng hộ thay đổi chính trị một cách ḥa b́nh, người chỉ trích chính sách của chính phủ, hoặc kêu gọi tôn trọng nhân quyền. Hàng chục blogger, người hoạt động công đoàn độc lập và các nhà hoạt động về quyền sử dụng đất, các nhà hoạt động chính trị, những người theo tôn giáo, bảo vệ nhân quyền và nhà hoạt động công bằng xă hội, và thậm chí cả nhạc sĩ hiện đang bị cầm tù v́ các hoạt động ôn ḥa của họ.

Điều kiện sống trong nhà tù ở Việt Nam th́ rất khắc nghiệt, thiếu thức ăn và chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu tối thiểu quy định trong Quy tắc tối thiểu của Liên Hợp quốc và nhiều tiêu chuẩn quốc tế khác. Các tù nhân lương tâm đă bị biệt giam như một h́nh phạt hoặc bị cô lập trong thời gian dài. Họ cũng bị ngược đăi, bị đánh đập bởi các tù nhân khác mà không có sự can thiệp của cai ngục. Một số tù nhân lương tâm thường xuyên bị di chuyển giữa các cơ sở giam giữ khác nhau mà gia đình của họ thường không được thông báo kịp thời. Một số tù nhân lương tâm đă tiến hành tuyệt thực để phản đối điều kiện giam giữ khẵc nghiệt.

Nguồn: https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/3368/2016/en/

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]