USCIRF 2017: 'Việt Nam đáng bị đưa vào CPC'

 

 

VOA Tiếng Việt

28/04/2017

 

Hôm 26/4, trong báo cáo thường niên về t́nh h́nh tự do tôn giáo Việt Nam, Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đánh giá rằng Việt Nam “tiếp tục có tiến bộ về các điều kiện tự do tôn giáo”, nhưng “các vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng vẫn tiếp diễn, đặc biệt nhắm vào các cộng đồng dân tộc thiểu số ở những vùng nông thôn tại một số tỉnh, thành.”

Trong báo cáo năm 2017, USCIRF một lần nữa kết luận rằng Việt Nam đáng bị đưa vào danh sách “các quốc gia đáng quan tâm” hay CPC, theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế (IRFA).

Hiện tại Việt Nam bị USCIRF xếp vào Cấp 1 (Tier 1), tức là thuộc Các Quốc gia cần phải Quan tâm Đặc biệt – CPC. Trong tương lai, USCIRF có thể đưa Việt Nam vào danh sách Cấp 2 (Tier 2), tức Các quốc gia và Khu vực cần Theo dơi, nhưng USCIRF nói điều này c̣n tùy thuộc liệu chính phủ Việt Nam có thực hiện và thực thi luật mới “theo tinh thần bảo đảm quyền lợi của các tổ chức tôn giáo và các đạo hữu, đem lại sự đối xử b́nh đẳng và công bằng cho cả những nhóm tôn giáo được nhà nước bảo trợ cũng như những nhóm độc lập, các nhóm có đăng kư và không đăng kư.”

Trong một thông báo hôm 26/4, Chủ tịch USCIRF, Linh mục Thomas Reese, nói “t́nh h́nh vi phạm tự do tôn giáo đang ngày càng xấu đi cả về chiều sâu và diện rộng”.

USCIRF kêu gọi quốc hội và chính quyền Hoa Kỳ tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do tôn giáo “cho tất cả mọi người, ở mọi nơi, thông qua những tuyên bố chính thức cũng như tại các cuộc gặp gỡ công khai hay trong ṿng riêng tư.”

Báo cáo về t́nh h́nh tự do tôn giáo Việt Nam 2017 của USCIRF dài 6 trang, nhắc đến việc chính quyền tỉnh Nghệ An tấn công và tra hỏi các nhà hoạt động tôn giáo và những người khác ở Giáo xứ Song Ngọc v́ đă biểu t́nh ôn ḥa phản đối cách đối phó của chính quyền trước thảm họa môi trường Formosa.

Báo cáo viết: “các nhà phê b́nh vẫn tin là Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng hạn chế các quyền tự do bằng các quy định rườm rà, cho phép chính quyền Việt Nam can thiệp vào nhiều khía cạnh của đời sống tôn giáo. Luật này có một điều khoản về an ninh quốc gia có từ ngữ mơ hồ liên quan tới những nhà hoạt động nhân quyền và các cộng đồng tôn giáo có thể được hiểu theo nghĩa rộng, và như vậy sẽ hạn chế tự do, đặc biệt ở cấp địa phương.”

USCIRF nói các giới chức Việt Nam chủ ư nhắm vào các cá nhân có tiếp xúc với đại diện các nước ngoài, đặc biệt là người phương Tây. Ví dụ, vào tháng 3 năm 2016, nhà chức trách giam giữ Trần Thị Hồng, vợ của Mục sư Nguyễn Công Chính đang bị bỏ tù, khi bà đang trên đường đi gặp Đại sứ Lưu động Hoa Kỳ đặc trách về Tự do Tôn giáo Quốc tế David Saperstein. Cuối cùng bà đă gặp phái đoàn Ḥa Kỳ ở nhà riêng, nhưng từ đó bị sách nhiễu nhiều lần.”

USCIRF hôm 6/4 công bố việc lập danh sách tù nhân lương tâm tôn giáo quốc tế, nêu trường hợp của Mục sư Nguyễn Công Chính và bà Trần Thị Hồng.

Từ Pleiku, Gia Lai, bà Trần Thị Hồng cho VOA biết bà tán thành việc USCIRF đề nghị Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách CPC năm 2017:

“Rất là hoan nghênh việc Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, do vi phạm về tự do tôn giáo, là điều hết sức chính đáng. Ở Việt Nam vấn đề tôn giáo vẫn c̣n sự kiểm chế của nhà nước, đặc biệt là những người theo đạo Tin Lành ở vùng núi cao nguyên, họ luôn bị ḱm kẹp và đàn áp của chính quyền Việt Nam. Khi Việt Nam bị đưa vào danh sách CPC th́ điều đó chính đáng.”

Linh mục Thomas Reese, Chủ tịch USCIRF, nhận định về t́nh h́nh tự do tôn giáo Việt Nam trong một phỏng vấn với VOA-Việt ngữ:

“Tuy ghi nhận có tiến bộ về tự do tôn giáo tại Việt Nam, chúng tôi vẫn quan ngại. Chúng tôi muốn theo dơi kỹ xem Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng mới được thực thi như thế nào ở Việt Nam. Chúng tôi cũng rất quan tâm tới việc các linh mục, tu sĩ, mục sư bị công an hành hung và bị tống giam. Điều này thật không phù hợp cho một quốc gia tôn trọng tự do tôn giáo.”

Trong báo cáo năm 2017, USCIRF đề nghị chính phủ Hoa Kỳ “bảo đảm nhân quyền và tự do tôn giáo được nêu bật tại mọi cấp độ trong quan hệ Việt-Mỹ, kể cả trong các cuộc thảo luận liên quan đến quân sự, mậu dịch, hay trợ giúp kinh tế và an ninh, cũng như các chương tŕnh về tự do Internet và phát triển xă hội dân sự.”

USCIRF c̣n đề nghị chính phủ Hoa Kỳ hối thúc Hà nội ngưng bắt giữ và bỏ tù các thành viên của các tổ chức tôn giáo, các nhà hoạt động nhân quyền chỉ v́ họ tham gia các hoạt động tôn giáo ôn ḥa, và nhanh chóng thả tất cả các tù nhân lương tâm.

USCIRF c̣n đề nghị chính phủ Hoa Kỳ sử dụng các công cụ chống lại các viên chức và cơ quan được xác định là tham gia hoặc chịu trách nhiệm về các vi phạm nhân quyền, đặc biệt là các vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo, như danh sách “những công dân bị chỉ định trừng phạt đặc biệt” được lưu ở Văn pḥng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Ngân Khố, từ chối cấp visa theo điều 604(a) của IRFA và phỏng tỏa tài sản theo Đạo Luật Magnitsky Toàn cầu.

USCIRF là một ủy ban độc lập, lưỡng đảng của chính phủ liên bang Hoa kỳ, được thành lập theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế (IRFA), chuyên giám sát quyền phổ quát về tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở nước ngoài. USCIRF sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế để giám sát các vi phạm tự do tôn giáo và đưa ra khuyến nghị về chính sách cho tổng thống, ngoại trưởng, và quốc hội.

Kể từ khi Việt Nam được xoá tên khỏi CPC từ 2006 đến nay, mỗi năm USCIRF đều đề nghị đưa Việt Nam trở lại CPC v́ thường xuyên vi phạm tự do tôn giáo, nhưng đề nghị này cho tới nay vẫn bị Bộ Ngoại giao Mỹ bác bỏ.

Lần đầu tiên Việt Nam bị chính phủ Hoa Kỳ đưa vào danh sách CPC là từ tháng 9/2004 đến tháng 11/2006.

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]