164 hộ dân tham gia kư đơn khiếu kiện vụ cưỡng chế đất vườn rau Lộc Hưng

 

RFA – 15/01/2019 

Khoảng 164 hộ dân đă tham gia kư đơn khiếu kiện việc chính quyền quận Tân B́nh, thành phố Hồ Chí Minh, tiến hành cưỡng chế, phá dỡ gần 200 căn nhà tại khu vườn rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân B́nh hôm 4 và 8 tháng 1 vừa qua. Ông Cao Hà Trực, đại diện những người kư đơn kiện cho Đài Á Châu Tự Do biết như vậy vào ngày 15 tháng 1, đồng thời cho biết thêm là khả năng con số người kư sẽ tăng thêm trong ngày mai khi các hộ dân ở đây dự kiến sẽ nộp đơn lên các cơ quan chức năng của thành phố.

“Số lượng người đến ngày hôm nay là 164 người kư đơn khiếu kiện và tố cáo đập tài sản, gửi đến các cơ quan chức năng, và con số này là chưa hết.”

Truyền thông trong nước những ngày qua trích thông tin từ đại diện quận Tân B́nh cho biết vụ cưỡng chế tại vườn rau Lộc Hưng chỉ áp dụng đối với 112 căn nhà xây dựng trái phép, và đă có 134 hộ dân ở đây đăng kư sử dụng đất với chính quyền trong các năm 1991, 1995 và 2005. Tuy nhiên, ông Cao Hà Trực cho biết con số những căn nhà bị phá lên đến hàng trăm bao gồm cả những cḥi được người dân xây lên để chăn nuôi từ cả chục năm qua.

Ông Trực cho biết, đơn kiện của các hộ dân ở đây sẽ nêu lên những vi phạm pháp luật của chính quyền trong việc thực hiện cưỡng chế:

“Trong đơn khiếu kiện, chúng tôi đưa ra nhiều vấn đề. Thứ nhất là chúng tôi không nhận được quyết định thu hồi mà tại sao phá đất b́nh điện của chúng tôi. Thứ hai nữa là không có quyết định thu hồi mà đập nhà mà đập nhà không đúng quy tŕnh thủ tục. Chúng tôi yêu cầu được trở lại đất của ḿnh đúng như quận Tân B́nh đă trả lời các cơ quan chức năng là chỉ cưỡng chế những nhà xây dựng trái phép từ ngày 1/1/2018 mà tại sao đập những căn nhà từ 9 hay 10 năm về trước rồi”.

Tờ Sài G̣n Giải Phóng, cơ quan ngôn luận của thành ủy thành phố Hồ Chí Minh hôm 15/1 có bài viết cho biết cả 134 hộ dân đă đăng kư sử dụng đất đều có nhà ở bên ngoài khu đất. Tuy nhiên, ông Cao Hà Trực cho biết điều ngược lại.

“Ở trong đó cũng có những người có nhà ở bên ngoài như gia đ́nh tôi đă 3 đời rồi từ ông bà đến cha mẹ. Bố mẹ tôi có nhà rồi có 9 người con th́ phân đất cho 9 người ở. Sài G̣n nghèo lắm chứ đâu có đất đâu th́ chia cho con để ra vườn xây ở, đó gọi là nhà ở. Có những nhà 30 người ở trong 40 m2 đất. 2m23… có những người bán nhà hoàn toàn họ không c̣n ǵ th́ họ ra vườn ở hết.”

Bản thân gia đ́nh ông Trực là những người đă có đất ở khu vực này từ thời Pháp thuộc, khi mảnh đất 4,8 ha này được hội Thừa sai Paris giao cho người dân sử dụng để ở và trồng rau. Ông Trực cho biết 5 căn nhà,12 căn pḥng trọ và một số căn cḥi của những người trong gia đ́nh ông cũng bị phá trong đợt cưỡng chế ngày 8/1 vừa qua.

Tờ Sài G̣n Giải Phóng cho biết khu đất vườn rau đă được quy hoạch làm công tŕnh công cộng nhưng người dân ở đây đă tiến hành xây dựng không phép trên khu đất này, đặc biệt là trong giai đoạn 2018. Đại diện địa phương được tờ báo trích lời cho biết nguyên nhân dẫn đến t́nh trạng này là v́ địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc xử lư vi phạm xây dựng trong khi nhiều người manh động khi chính quyền động chạm.

Ngoài ra tờ Sài G̣n Giải Phóng cũng cho biết t́nh h́nh khu đất khá phức tạp với việc chuyển nhượng đất bằng tay, người dân mua đất nông nghiệp với giá 10 triệu đồng/m2 rồi xây dựng không phép để cho thuê pḥng trọ hoặc cho thuê mặt bằng kinh doanh. Ông Cao Hà Trực lư giải về trường hợp này.

“Đất của chúng em đă được đủ điều kiện để xác nhận cơ sở pháp lư có nghĩa là chúng em được giao dịch. Khi đến năm 1999 chúng em đă đi kê khai nhưng chính quyền đă không xác nhận cơ sở pháp lư cho chúng em theo như luật định và trong suốt mấy chục năm qua, v́ hoản cảnh khó khăn nên một số người đă cắt một phần đất để bán và để cho con cái người ta sinh sống, v́ vậy mới có t́nh trạng có người bán và người mua.”

Ông Cao Hà Trực cho biết từ năm 1999 đến 2008 nhiều hộ dân ở đây đă khiếu kiện lên thành phố đ̣i quyền được chứng nhận đất. Tuy nhiên vụ kiện sau đó đă ch́m vào im lặng v́ chính quyền địa phương không có trả lời dứt khoát với người dân về những đ̣i hỏi của họ, theo lời của ông Cao Hà Trực.

Sau vụ cưỡng chế đất hôm 4 và 8/1 và gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của người dân, mới đây, vào ngày 13/1, truyền thông trong nước cho biết chính quyền quận Tân B́nh đă đề nghị hỗ trợ 7.055.000 đồng/m2 đất vườn rau Lộc Hưng cho những người bị ảnh hưởng và hỗ trợ hoa màu từ 4 đến 6 triệu đồng/ tháng trong 3 tháng cho những hộ có hoa màu bị ảnh hưởng do cưỡng chế.

Sài G̣n Giải Phóng hôm 15/1 cho biết đă có 30/134 hộ dân kê khai, đăng kư nhận hỗ trợ theo chính sách quận mới công bố.

Tờ báo cũng cảnh báo t́nh trạng một nhóm đối tượng chuyên “khống chế’ người dân, ép họ phải theo sự dẫn dắt của họ. Ông Cao Hà Trực cho rằng tờ báo của thành ủy đang có ư nói đến ông là người vẫn thường xuyên công khai hướng dẫn cho bà con trong khu vực vườn rau về các vấn đề  pháp lư liên quan đến khu đất và những sai phạm trong quá tŕnh cưỡng chế.

 

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]