Việt Nam gây sức ép bắt Facebook kiểm duyệt bài viết chỉ trích chính quyền

 

RFA | 21-4-2020

Facebook đă phải nhượng bộ chính quyền Việt Nam trong việc kiểm duyệt các thông tin bị cho là có tính tiêu cực đối với Việt Nam sau khi các nhà mạng thuộc nhà nước làm chậm việc truy cập vào mạng Facebook một cách đáng kể vào hồi đầu năm nay. Hăng tin Reuters trích hai nguồn tin giấu tên thuộc Facebook cho biết như vậy hôm 21/4.

Các nguồn tin này cho biết các công ty viễn thông trong nước đă để các máy chủ hoạt động ở dạng offline trong khoảng 7 tuần khiến việc truy cập Facebook bị gián đoạn.

Thông tin này cũng trùng hợp với những phàn nàn của người dùng Facebook trong nước hồi đầu năm nay.

Chúng tôi tin là hành động này đă gây sức ép lớn lên chúng tôi (Facebook) để đáp ứng những yêu cầu gỡ bỏ các nội dung mà người dùng Facebook ở Việt Nam có thể xem”, nguồn tin giấu tên của Facebook nói với hăng tin Reuters.

Facebook cũng đă chính thức xác định với Reuters rằng hăng này đă phải miễn cưỡng đáp ứng yêu cầu của chính phủ trong việc giới hạn việc tiếp cận những nội dung bị coi là vi phạm pháp luật ở Việt Nam.

Hiện Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và các nhà mạng lớn như Viettel, VNPT chưa đưa ra bất cứ lời b́nh luận nào về thông tin mà hăng Reuters loan.

Việt Nam là quốc gia bị nhiều chỉ trích về việc hạn chế thông tin, đàn áp các nhà báo và blogger. Theo báo cáo mới được công bố hôm 21/4 của tổ chức Phóng viên không biên giới, Việt Nam xếp thứ 175 trên 180 quốc gia về chỉ số tự do báo chí 2020.

Hồi đầu năm nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đă lên tiếng chỉ trích Facebook v́ không chịu gỡ bỏ những thông tin liên quan đến vụ xung đột dẫn đến đổ máu giữa công an và người dân xă Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội. Đại diện bộ này được báo chí trong nước trích lời cho biết: “Không thể kiên nhẫn nếu Facebook không tuân thủ pháp luật Việt Nam”.

Hồi đầu năm ngoái, luật An ninh mạng của Việt Nam đi vào hiệu lực. Đây là bộ luật gặp phải nhiều chỉ trích của quốc tế v́ những ràng buộc và hạn chế tự do thông tin trên mạng internet. Luật cũng yêu cầu các công ty nước ngoài như Facebook, Google phải thiết lập trung tâm dữ liệu tại Việt Nam và lưu trữ các thông tin người dùng trong nước ngay tại Việt Nam. Tuy nhiên, Facebook cho biết hăng này không lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam.

Nguồn tin từ Facebook cho Reuters biết Facebook thường từ chối yêu cầu đ̣i chặn việc tiếp cận nội dung đối với người dùng từ một nước cụ thể, tuy nhiên áp lực đ̣i phải có máy chủ ở nội địa đă khiến hăng này phải tuân thủ.

Nói cho rơ, điều đó không có nghĩa là chúng tôi sẽ tuân thủ mọi yêu cầu mà chính phủ gửi cho chúng tôi. Nhưng chúng tôi đă tuân theo việc giới hạn nhiều hơn các nội dung”, nguồn tin nói với Reuters.

Đài Á Châu Tự Do mới đây cũng nhận được thông báo từ Facebook, cho biết một nội dung là bài viết về việc chính phủ Việt Nam kêu gọi người Việt ở nước ngoài giúp sức chống dịch COVID-19 đă bị chặn truy cập tại Việt Nam.

Tuyên bố mới đây của Facebook khẳng định hăng này tin vào tự do bày tỏ ư kiến là một quyền căn bản của con người và sẵn sàng bảo vệ quyền này trên toàn thế giới. Tuy nhiên hăng cho biết đă “có những hành động để đảm bảo các dịch vụ vẫn được duy tŕ đối với hàng triệu người dùng tại Việt Nam”.

Hiện Facebook có khoảng 65 triệu người dùng tại Việt Nam, theo thống kê của chính phủ.

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]