Hội thảo về Nhân quyền Việt Nam tại Quốc hội Hoa Kỳ

 

Thiện Giao, phóng viên RFA
02-4-2009
 

Chiều ngày 1 tháng Tư, một buổi hội thảo khá đặc biệt liên quan đến t́nh trạng nhân quyền Việt Nam đă được tổ chức tại Quốc Hội Hoa Kỳ.

 

Buổi thảo luận xoay quanh các vấn đề của Việt Nam cũng như thể thức xem xét t́nh trạng nhân quyền mới, sẽ được áp dụng tại Liên Hiệp Quốc trong tương lai, mà gần nhất là buổi điều trần tại Geneva vào ngày 8 tháng Năm, 2009 tới đây.

 

Có mặt tại buổi Hội Thảo, biên tập viên Thiện Giao tường tŕnh chi tiết. [Xin bấm vào đây để nghe phần âm thanh]

 

Xem xét định kỳ toàn cầu 

 

Tham gia Hội Thảo gồm có, các dân biểu liên bang Hoa Kỳ, như Zoe Lofgren, Chris Smith, Joseph Cao, Chủ Tịch Uỷ Hội Tự Do Tôn Giáo Hoa Kỳ, bà Felice Gaer, đại diện các tổ chức cộng đồng Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ (NGO) quốc tế, như Human Rights Watch, Phóng Viên Không Biên Giới.

 

Đại diện ngoại giao của các toà đại sứ Hà Lan, Áo, Mexico, Bulgary, Rumany, Estonia cũng tham gia buổi Hội Thảo.

 

Chủ Tịch Uỷ Hội Tự Do Tôn Giáo Hoa Kỳ, bà Felice Gaer cho biết, thể thức “Xem Xét Định Kỳ Toàn Cầu” về các vấn đề nhân quyền sẽ được áp dụng vào buổi điều trần ngày 8 tháng Năm tại Geneva. Trong đó, 192 quốc gia sẽ được quan sát định kỳ bởi toàn bộ các thành viên của Liên Hiệp Quốc.

 

Điều này có nghĩa, một quốc gia, cho dù có là thành viên Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc hay không, đều có quyền tham gia vào tiến tŕnh “Xem Xét Định Kỳ Toàn Cầu,” và đặt câu hỏi về vấn đề nhân quyền của bất cứ một quốc gia nào khác.

 

Nói với đài Á Châu Tự Do, bà Gaer nhận định, rằng phương pháp “Xem Xét Định Kỳ Toàn Cầu” sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với vấn đề nhân quyền:

 

“Thủ tục “Xem Xét Định Kỳ Toàn Cầu” chỉ mới bắt đầu, cần phải được củng cố hơn nữa. Phương cách này có thể mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, hiệu quả chỉ có thể đến nếu thêm nhiều thông tin được cung cấp và các chính phủ phải thực tâm giải quyết những vấn đề c̣n tồn đọng.

 

Tôi chưa thấy những tiếp cận nghiêm túc từ phía chính phủ Việt Nam đối với vấn đề nhân quyền trong mấy năm qua. Họ chưa làm những ǵ mà họ cần phải làm. Tôi nghĩ rằng, phương cách “Xem Xét Định Kỳ Toàn Cầu” sẽ có ảnh hưởng tích cực.” 

Nhiều kư giả, blogger, nhà tranh đấu... tiếp tục gặp khó khăn với chính quyền. RFA PHOTO

Tham gia Hội Thảo, bác sĩ Thể B́nh, đại diện Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản, cùng nhiều tổ chức phi chính phủ khác, đă gởi một bản câu hỏi nhiều đề tài sẽ được đưa ra tại Geneva sắp tới đây: 

“Các Hội Đoàn ngồi lại làm việc có Hội Đoàn Việt Nam cũng như quốc tế. Qua làm việc, chúng tôi đưa ra một bản câu hỏi 14 trang, gồm đủ mọi chủ đề liên quan đến nhân quyền tại Việt Nam.

 

Chúng tôi hy vọng các câu hỏi này sẽ được dân biểu Hoa Kỳ cùng đại diện Hoa Kỳ sẽ có mặt tại buổi tường tŕnh tại Geneva trao lại cho đại diện các quốc gia khác để đặt vấn đề với Việt Nam.”

 

Nhân quyền tại Việt Nam

Trong khi đề cập đến t́nh trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam, dân biểu liên bang Hoa Kỳ, Chris Smith cũng đă nói đến vấn đề kiểm soát thông tin tại Việt Nam.

 

Ông nói, rằng ông“hy vọng các công ty Internet hiểu được một điều, là một chính quyền mà muốn duy tŕ măi quyền lực th́ họ sẽ duy tŕ 2 điều: lực lượng cảnh sát thật mạnh và khống chế hệ thống tuyên truyền, trong đó có Internet.”

 

Trong khi đó, nữ dân biểu Zoe Lofgren th́ cho rằng buổi Hội Thảo gồm nhiều giới là một tiền lệ, và rằng t́nh h́nh nhân quyền tại Việt Nam không nên bị xem nhẹ.

 

“Tự do tôn giáo tại Việt Nam vẫn c̣n nhiều tồn đọng; chẳng hạn linh mục Nguyễn Văn Lư vẫn c̣n ở tù, t́nh trạng đối xử với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, với Cao Đài, với Hoà Hảo, và nhiều cộng đồng tôn giáo khác, vẫn c̣n rất nhiều vấn đề.”

 

Chủ Tịch Uỷ Hội Tự Do Tôn Giáo Hoa Kỳ, Felice Gaer, cũng nhấn mạnh, rằng Uỷ Hội đă nghiên cứu t́nh h́nh tự do tôn giáo Việt Nam trong nhiều năm liền.

 

Quan điểm của Uỷ Hội là, hiện vẫn c̣n nhiều vấn đề trầm trọng c̣n tồn đọng đối với tự do tôn giáo tại Việt Nam; chính phủ vẫn kiểm soát nặng nề, vẫn c̣n bỏ tù hoặc quản thúc tại gia nhiều tín đồ của các tôn giáo khác nhau.

 

Việc nhà cầm quyền tiếp tục cầm tù các luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân một cách vô căn cứ chính là hành động làm nhục bất cứ ai tin tưởng vào nhân quyền và tự do tôn giáo:

 

“Cách hành xử của Việt Nam đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, với đạo Cao Đài và nhiều tôn giáo khác qua các h́nh thức cấm đoán, xách nhiễu, vân vân, là không thể bị xem nhẹ, và cần phải được chỉnh sửa.”

 

Đối với chương tŕnh “Xem Xét Định Kỳ Toàn Cầu,” bà chủ tịch Uỷ Hội Tự Do Tôn Giáo Hoa Kỳ, Felice Gaer nói rằng, điều quan trọng của thể thức mới nằm ở chỗ:

 

Tất cả các cơ quan phi chính phủ (NGO) đều có thể đệ tŕnh tài liệu cho Liên Hiệp Quốc về vấn đề nhân quyền của đất nước ḿnh.

 

Chẳng hạn, một NGO tại New York, hay một NGO tại thành phố Hồ Chí Minh, nếu muốn, đều được quyền làm chuyện này. Các tài liệu được đệ tŕnh sẽ được đưa lên Internet để tất cả các quốc gia thành viên có thể đọc.  

Điều này hết sức quan trọng, v́ tất cả mọi NGO đều có quyền đưa thông tin, và tất cả mọi thông tin đều được phổ biến. Điều này giúp phá vỡ sự “câm lặng” so với các thế thức trước đây.

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]