Tổ chức Liên đới Kitô Toàn cầu lo ngại việc Việt Nam được Hoa kỳ rút tên ra khỏi sổ đen về tự do tôn giáo

 

Tổ chức Liên đới Kitô Toàn cầu

14/11/2006 

Tổ chức Liên đới Kitô Toàn cầu (CSW, trụ sở đặt tại Anh quốc) hôm nay tỏ sự lo ngại sau khi bộ Ngoại giao Hoa kỳ ngày hôm qua đă rút Việt Nam ra khỏi danh sách những ‘nước cần quan tâm đặc biệt’ (CPC) v́ vi phạm trầm trọng quyền tự do tôn giáo. Tuy nhiên CSW cũng vui ḷng ghi nhận việc tên nước Uzbekistan được thêm vào danh sách này.

Cũng trong ngày hôm qua CSW đă công bố một tài liệu tập huấn nội bộ của chính phủ Việt Nam (được thoát ra ngoài), ra chỉ thị cho cán bộ địa phương cưỡng ép tín đồ những cộng đoàn Tin lành chưa đăng kư ở vùng núi miền Bắc phải từ bỏ đức tin của họ và trở về ‘tín ngưỡng truyền thống’. Một trong những mục tiêu chính yếu của tài liệu là «quyết tâm chinh phục sự phát triển nhanh chóng và tự phát không b́nh thường của đạo Tin lành».

Ông John V. Hanford, đại sứ lưu động Hoa kỳ đặc trách vấn đề Tự do tôn giáo quốc tế, ngày hôm qua đă loan báo danh sách các nước c̣n nằm trong diện CPC 2006. Bộ Ngoại giao Hoa kỳ điểm lại tên (theo thứ tự a-b-c tiếng Anh) các nước Miến điện, Trung Quốc, CHND Triều tiên, Eritrea, Iran, Arabi Saudi và Sudan, và thêm vào đó nước Uzbekistan. Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế của Hoa kỳ (USCIRF) c̣n đề nghị coi Turkmenistan và Pakistan như những nước CPC, nhưng sau cùng hai nước này không bị liệt danh vào danh sách.

Trong lời phát biểu, đại sứ Hanford tán dương những ‘thành quả’ của Việt Nam. Tuy nhiên, một số b́nh luận gia cũng cho rằng quyết định này đă bị ảnh hưởng bởi những người muốn tránh cho mối liên hệ thương mại Mỹ-Việt đang phôi thai bị ngăn trở, và v́ thế nó không phản ánh trung thực t́nh trạng tự do tôn giáo trên đất nước này.

Ông Mervyn Thomas, tổng giám đốc tổ chức Liên đới Kitô Toàn cầu, tuyên bố :

«Chúng tôi rất thất vọng về việc Việt Nam không được đánh giá như một nước ‘cần quan tâm đặc biệt’. Những điều cải thiện được nêu ra không đủ lớn để được rút tên ra khỏi danh sách CPC. Bộ Ngoại giao Hoa kỳ tán dương sự gầy dựng một khung khổ pháp lư về tôn giáo, nhưng khung khổ này đầy dẫy những điều không nhất quán và mâu thuẫn, ẩn chứa nhiều lỗ hổng to lớn bị chính quyền địa phương khai thác. Cũng có lệnh cho cán bộ thi hành việc đăng kư những cộng đoàn mới, nhưng mặc dù việc này được thể hiện tại vài nơi, có nhiều cộng đoàn Tin lành thuộc dân tộc thiểu số vẫn phải đương đầu với sự áp bức khi họ muốn đăng kư. Nếu tài liệu nội bộ của chính phủ Việt Nam mà CSW đă công bố ngày hôm qua, không đủ chứng minh cho sự đồng loă của chính quyền trong những vi phạm trầm trọng về quyền tự do tôn giáo, do đó gây nên sự quan tâm đặc biệt, th́ khó mà biết được thế nào là đủ.

«Chúng tôi tán thành việc cho Uzbekistan vào danh sách CPC, và việc chính phủ Hoa kỳ công nhận thành tích nhân quyền và tự do tôn giáo của nước này vẫn tiếp tục xuống cấp. Tuy vậy chúng tôi cũng hụt hẫng khi thấy Turkmenistan lại một lần nữa lọt khỏi danh sách CPC, mặc dù Ủy ban USCIRF và các tổ chức nhân quyền đă nhiều lần đề nghị cho vào. Cho dù không có thành tích về những vụ bắt bớ quy mô như Uzbekistan, Turkmenistan vẫn là một chính quyền áp bức, mà ngay cả những đoàn thể tôn giáo được công khai nh́n nhận vẫn liên tục bị sách nhiễu và đàn áp.

«Đồng thời chúng tôi cũng lo ngại v́ lời kêu gọi của USCIRF đ̣i đưa Pakistan vào danh sách CPC không được hưởng ứng mặc dù có nhiều vi phạm trầm trọng về tự do tôn giáo trong nước này. Chúng tôi hy vọng điều này sẽ không làm cho ta bỏ qua những vi phạm nói trên.»./.

 

Ban biên tập các cơ quan truyền thông chú ư :

Ngoại trừ Afghanistan và Iraq, hai nước mà t́nh trạng tự do tôn giáo có thay đổi từ khi chính quyền Taliban và Saddam Hussein sụp đổ, Việt Nam là nước đầu tiên được rút tên ra khỏi danh sách CPC.

 

[bản dịch từ tiếng Anh]

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]