Phản ứng của các tín đồ tôn giáo trước tin Việt Nam được rút ra khỏi danh sách CPC

 

Gia Minh, phóng viên đài RFA

14.11.2006

Hoa Kỳ vào ngày 13 tháng 11 vừa qua đă công bố rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo, gọi tắt là CPC, mà Việt Nam ở trong danh sách đó từ năm 2004.

Phản ứng của cơ quan chức năng phụ trách tôn giáo của nhà cầm quyền Hà Nội, và của một số tôn giáo khác ở Việt Nam ra sao?

Tin Việt Nam không c̣n nằm trong danh sách những quốc gia mà Hoa Kỳ cho là phải quan tâm đặc biệt về t́nh h́nh tự do tôn giáo được đưa ra chỉ mấy ngày trước khi phái đ̣an của tổng thống George W. Bush sang Hà Nội dự thượng đỉnh APEC và thăm chính thức Việt Nam.

Ông John Hanford, đại sứ phụ trách về tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ phát biểu là năm nay nhờ vào những bước tích cực mà chính phủ Hà Nội đă thực hiện trong hai năm qua nên Việt Nam không c̣n bị đưa vào danh sách nữa.

Đối với một số giáo phái Tin Lành vẫn chưa được cấp phép chính thức theo như Pháp lệnh Tự do Tôn giáo của Việt Nam, th́ ư kiến của họ ra sao, và lâu nay họ họat động thế nào? Mục sư Hồ Xuân Vinh, thuộc hội thánh Phúc Âm ṭan vẹn tại thành phố Qui Nhơn cho biết:

“Chúng tôi không đăng kư và chính quyền cũng không đả động ǵ. Dù trước đây có bắt bớ nhưng nay th́ chúng tôi vẫn sinh họat. Trung ương có chủ trương cởi mở cho tự do tôn giáo, nhưng một số địa phương nhất là vùng sâu vùng xa chưa làm đúng. Cá biệt có một số hội thánh như Mennonite vẫn c̣n gặp khó khăn, nhưng các hội thánh tư gia nay không bị khó khăn như trước.”

Giáo hội Phật giáo Ḥa Hảo Thuần Túy, là một giáo hội không đồng ư họat động với những thành phần do phía chính quyền đưa ra, và lâu nay vẫn gặp nhiều trở ngại với phía nhà cầm quyền th́ một tín hữu cho biết t́nh h́nh hiện nay của giáo hội:

Đạo Cao Đài bị một bản án là một số giáo chủ theo Tây Mỹ, sau đó nhà nước cho lập Hội đồng chưởng quản riêng. Nói rằng có tự do nhưng trong khuôn khổ của nhà nước. Tôi hy vọng theo xu thế đổi mới th́ nhà nước sẽ trả lại chân truyền cho giáo hội, cũng như tài sản.

Sĩ Tài Phùng Văn Phan từ Tây Ninh

“Giáo hội thuần túy không theo giáo hội quốc doanh nên bị o ép nên chúng tôi phải đấu tranh. Người ta bắt bớ nhiều nên nhân lực có thể suy kiệt.”

Đạo Cao Đài th́ thế nào? Sĩ Tài Phùng Văn Phan từ Tây Ninh có giải thích về t́nh trạng của đạo: “Đạo Cao Đài bị một bản án là một số giáo chủ theo Tây Mỹ, sau đó nhà nước cho lập Hội đồng chưởng quản riêng. Nói rằng có tự do nhưng trong khuôn khổ của nhà nước. Tôi hy vọng theo xu thế đổi mới th́ nhà nước sẽ trả lại chân truyền cho giáo hội, cũng như tài sản.”

Giáo sư Nguyễn Chính Kết, một tín đồ Công giáo La Mă, một giáo hội được chính thức họat động th́ trước thông tin Hoa Kỳ rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo ông có nhận định:

“Bản chất của cộng sản là kỵ tôn giáo.Tôi thấy không có thay đổi ǵ nhiều, chỉ là ở vỏ bên ng̣ai thôi. V́ nhà nước cho ḿnh quyền thừa nhận mục sư, linh mục, thượng tọa hay tôn giáo này là tôn giáo, tôn giáo khác là không. Đ́ều này ngược với nhiều nước khác.”

Trước thông tin này, phía Ban Tôn giáo chính phủ Hà Nội, đưa ra ư kiến: “V́ Việt Nam có những tiến bộ nên đưa ra khỏi danh sách là hợp lư thôi.”

Tự do tôn giáo vẫn c̣n là một đề tài nhạy cảm tại Việt Nam. Đa phần người Việt Nam đều theo một tín ngưỡng nào đó, dù rằng trên chứng minh thư trong phần tôn giáo nhiều người ghi chữ không. Ngày càng có nhiều người tham gia vào sinh họat của những cơ sở tôn giáo và có những đóng góp tích cực cho xă hội; thế nhưng như phát biểu của những ngừoi trong bài th́ mọi sinh họat tôn giáo tín ngưởng đều nằm trong tầm kiểm sóat của nhà nước.

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]