TỔNG GIÁO HẠT MENNONITE VIỆT NAM

VĂN PH̉NG TỔNG THƯ KƯ

------- oOo-------

 

Việt Nam, ngày 28 tháng 4 năm 2005

 

Thông cáo báo chí

Cô Lê Thị Hồng Liên được trả tự do ngày 28/4/2005

 

 

Lúc 11h45’ trưa ngày 28/4/2005 phái đoàn 15 người của Giáo hội Mennonite Việt Nam do bà Mục sư Nguyễn Hồng Quang hướng dẫn đă đến Bệnh viện Tâm thần Trung ương II ở Biên Hoà để đón cô Lê Thị Hồng Liên. Cô Liên được chính quyền Việt nam trả tự do sau 10 tháng giam giữ. Cô Liên đă tỏ vẻ vui mừng khi được gặp lại gia đ́nh và Ban Điều Hành Giáo Hội Mennonite. Được biết cô Liên và cha cô đă từ chối không kư vào „Giấy chứng nhận đặc xá tha tù trước thời hạn“ trên đó ghi cam kết chấp nhận h́nh phạt bổ sung. Giáo hội Mennonite chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt nam tiếp tục trả tự do cho hai trong số sáu nhân sự lănh đạo Giáo hội Mennonite Việt Nam  bị bắt giữ từ năm 2004 là Mục sư Nguyễn Hồng Quang và Truyền đạo Phạm Ngọc Thạch cũng như tôn trọng quyền tự do tôn giáo của chúng tôi. Giáo hội Mennonite Việt Nam tin rằng việc trả tự do cho cô Liên trước thời hạn là kết quả của sự quan tâm to lớn của nhiều chính phủ, tổ chức nhân quyền, cơ quan truyền thông quốc tế và tín hữu Tin lành ở trong cũng như ngoài Mennonite trên thế giới. Giáo hội chúng tôi nhân dịp này xin bày tỏ ḷng tri ân sâu xa đến tất cả các tín hữu đă cùng cầu nguyện và tất cả các ân nhân đă tích cực giúp đỡ cho những anh chị em đang bị giam giữ.

 

Ngày hôm qua, 27/4/2005, Công an Q2 Thành phố Hồ Chí Minh đă mời cha cô Liên đến để thông báo việc trả tự do. Họ khuyến cáo sau khi được tha, cô Liên không nên đến nhà bà Mục sư Quang để nhóm và không nên gây khó dễ cho chính quyền địa phương. Cha cô Liên đă khẳng khái trả lời rằng gia đ́nh ông là tín đồ nên tiếp tục thờ phương Chúa và tham gia các sinh hoạt của giáo hội.

 

Cô giáo Lê Thị Hồng Liên bị bắt giam ngày 30/6/2004 và bị TAND Thành phố HCM kết án 12 tháng tù vào ngày 12/11/2004 trong vụ án “chống người thi hành công vụ“. Trên thực tế, vào ngày 2/3/2004, cô Liên, Mục sư Quang cũng như 4 tín hữu khác đă tích cực yêu cầu công an lập biên bản cho đúng theo hiện trường nhưng không được đáp ứng. Họ đă không có hành vi chống đối theo đúng định nghĩa của bộ luật h́nh sự Việt Nam và như toà án nhận định sai lầm. Trong thời gian bị giam giữ cô Liên đă bị đánh đập, hành hạ và tra tấn đến mất trí nhớ. Ngay sau phiên xử và trong trại giam Chí Hoà cô Liên vẫn c̣n bị đánh đập nhiều lần trong t́nh trạng bị bệnh tâm thần. Phải đến ngày 28/1/2005, trại giam Chí Hoà mới chính thức thừa nhận cô Liên bị mất trí nhưng lại không đưa cô đi điều trị chuyên môn. Vào ngày 31/1/2005, ba cô Liên đă viết đơn gửi đến các cấp lănh đạo Nhà nước Việt Nam để yêu cầu chấm dứt t́nh trạng hành hạ cô Liên và có biện pháp xử lư đối với những viên chức đánh đập con ông trong lúc mất trí. Ngày 17/2/2005 cô Liên bị chuyển về trại giam Tống Lê Chân nằm ở giữa rừng cách Sài G̣n khoảng 170km. Đến ngày 7/3/2005 cô Liên bị chuyển từ trại cải tạo Tống Lê Chân về Bệnh viện Tâm thần Biên Hoà và được gặp gia đ́nh nhiều lần hơn trong tuần. Gia đ́nh cô đă phải đóng tiền ăn ngày 3 bữa cho bệnh viện Biên Hoà mặc dù thỉnh thoảng cô vẫn bị ăn cơm thiu. Ở Biên Hoà công an đă tiếp tục đến để bắt ép cô phải kư giấy nhận tội mặc dù cô không chịu. Quai hàm của cô Liên hiện vẫn bị vỡ không lành được v́ không được điều trị.

 


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]