Tổ chức Giám sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) gửi thư đến thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về các ràng buộc về nhân quyền quốc tế của Việt Nam

 

 

Giới lănh đạo mới của Việt Nam nên lưu ư đến nhân quyền như nét chính của bộ máy nhà nước mới. Tổ chức Giám sát Nhân Quyền Human Rights Watch đă viết trong một bức thư ngỏ tới ông Nguyễn Tấn Dũng, người thay thế ông Phan Văn Khải làm Thủ Tướng từ ngày 27 tháng 6. Dưới đây là bức thư của Human Rights Watch:

 

 

 

Kính gửi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng

Cộng Ḥa Xă hội Chủ Nghĩa Việt Nam

 

 

Kính thua Thủ Tướng:

Chúng tôi viết bức thư này đến ông nhân dịp Quốc Hội tuyển chọn ông làm thủ tướng và việc thành lập một nội các mới tại Việt Nam. Chúng tôi hoan nghênh lời hứa của ông trong bài diễn văn nhậm chức v việc thúc đẩy nhanh chóng các cải cách hành chính để xây dựng một nhà nước pháp quyền và hướng đến dân chủ. Chúng tôi ghi nhận rằng c̣n rất nhiều việc cần làm trong các lĩnh vực này, nhưng nếu việc làm đi đôi với lời nói, đó sẽ là một sự đổi hướng rơ ràng và đưa đến một cơ hội quan trọng cho Việt Nam để mạnh dạn chứng minh việc tôn trọng các cam kết về Quốc Tế Nhân Quyền của ḿnh.

 

Trong những năm gần đây, người ta chứng kiến việc mở cửa dần dần của Việt Nam hướng đến cộng đồng quốc tế và nhịp độ thay đổi nhanh chóng về kinh tế và xă hội. Nền kinh tế Việt Nam nổi bật lên tại Á Châu như là một trong những nền kinh tế với mức tăng trưởng cao nhất. Đất nước của quư vị cũng đă tiến những bước quan trọng, như đươc phản ảnh qua các chỉ số phát triển con người UNDP của Liên Hiệp Quốc, trong  các lĩnh vực về thu nhập, sức khoẻ, giáo dục, và xoá đói giảm nghèo.

 

Tuy vậy, lănh vực mà Việt Nam tụt hậu một cách đáng quan ngại sau các nước khác là  việc tôn trọng các quyền làm người căn bản và mở rộng tới đa nguyên chính trị. Phát triển kinh tế, điều hành tốt, và nhân quyền luôn gắn chặt vào nhau một cách bất khả phân. Việc lănh đạo của ông trong những năm tới đây trên những vấn đề này sẽ có tính cách quyết định khi mà Việt Nam t́m cách tham gia tích cực hơn nữa vào nền kinh tế toàn cầu và trở thành một thành viên uy tín của cộng đồng quốc tế.

 

 Chúng tôi thúc giục ông nắm lấy cơ hội này bằng cách bắt đầu các cải cách về chính sách và lập pháp -- qua các hành động cụ thể -- để thiết lập một cách chắc chắn việc tôn trọng nhân quyền như là nét chính của guồng máy hành chính dưới quyền ông. Hiện nay, Việt Nam đang có cơ hội khẳng định sự tôn trọng nhân quyền và các cam kết theo công ước Quốc Tế về các quyền dân sự và chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights-ICCPR) mà theo đó Việt Nam là một quốc gia thành viên và hiến pháp của Việt Nam đă nói rơ trong điều 69 & 70 rằng:

 

Người công dân sẽ thực thi quyền tự do tư tưởng và ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin và quyền tụ tập, lập hội và biểu t́nh theo khuôn khổ của pháp luật.

 

Chúng tôi phác họa các lĩnh vực chính dưới đây, theo đó, chúng tôi kính cẩn yêu cầu nhà nước Việt Nam ưu tiên quan tâm đến để cải thiện việc cổ xúy và bảo vệ nhân quyền.

 

1. Kiểm soát tự do Ngôn luận và mạng Internet

Như ông biết, điều 19 của công ước ICCPR đảm bảo quyền tự do ngôn luận. Ngược lại, luật xuất bản của Việt Nam cấm tuyệt đối các ấn phẩm chống nhà nước, tiết lộ bí mật nhà nước, hoặc tuyên truyền các ư kiến phản động. Theo luật báo chí Việt Nam, vai tṛ của giới truyền thông là phục vụ như tiếng nói của Đảng và Nhà Nước. Không có cái kênh truyền thông tư hữu; tất cả các ấn phẩm được xuất bản bởi nhà nước, Đảng, hay các tổ chức ngoại vi của Đảng.

 

Thêm vào đó, nhà nước kiểm soát Internet bằng cách ngăn chặn các trang mạng được đánh giá là cần ngăn cản lại hay nhậy cảm về chính trị, theo dơi điện thư và diễn đàn trên mạng, và quy cho các chủ nhân các tiệm Internet trách nhiệm về nội dung truy cập hay chuyển tải trên mạng của khách hàng.

 

Các luật lệ và h́nh phạt gay gắt mới đă được phê chuẩn. Nghị định 56/2006/ND-CP quy định 2200 điều vi phạm luật pháp trong lĩnh vực văn hóa-thông tin. Có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7, nghị định này ra giá phạt tới 30 triệu đồng (2 ngh́n đô-la) cho việc lưu hành các tin tức “độc hại” bằng bất cứ phương tiện ǵ và vi phạm các quy định về văn hóa-thông tin, như là chối bỏ thành quả cách mạng, xuyên tạc nhà nước và các anh hùng quốc gia, in ấn các câu chuyện với nguồn tin vô danh, hay tiết lộ “bí mật đảng, bí mật nhà nước, bí mật quân sự và bí mật kinh tế”. Nó cũng đ̣i hỏi các kư giả phải được sự đồng ư của nguồn tin trước khi xuất bản các bài phỏng vấn, trong thực tế, cho phép việc kiểm duyệt trước khi lên khung báo. Nó cũng thắt chặt sự kiểm soát của nhà nước trên mạng Internet, như là phạt nặng các chủ tiệm Internet nào cho phép khách hàng tiếp cận các nội dung “độc hại”.

 

Nhiều người xử dụng Internet đă bị bắt giam v́ các tội danh được cho là có liên hệ đến an ninh quốc gia sau khi dùng Internet để gởi đi các quan điểm bất lợi cho nhà nước hay tham dự vào các diễn đàn thảo luận cổ vũ dân chủ. Họ bao gồm Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ B́nh, Trương Quốc Tuấn, Trương Quốc Huy và Lisa Phạm.

 

Chúng tôi thúc giục nhà cầm quyền:

  • Tu chính các địều khoản của luật H́nh Sự Việt Nam đang giới hạn và h́nh sự hóa quyền bất đồng chính kiến ôn ḥa, đặc biệt là trong các điều khoản liên quan tới an ninh quốc gia. Đưa luật báo chí vào viện tuân thủ điều 19 của công ước ICCPR.

  •  Băi bỏ các giới hạn trong việc xử dụng Internet và phóng thích những người bị giam giữ v́ việc truyền đi các quan điểm của họ một cách ôn ḥa trên mạng Internet.

 

2. Giới hạn tự do hội họp

Điều 21 của công ước ICCPR công nhận quyền tự do tụ họp ôn ḥa, và điều 22 đảm bảo quyền tự do lập hội đoàn với những người khác. Tuy vậy, tại Việt Nam, các đảng phái chính trị, công đoàn, và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ độc lập với nhà nước, Đảng và các tổ chức ngoại vi của Đảng không được phép hoạt động. Biểu t́nh công cộng thật hiếm hoi, đặc biệt là sau khi nhà nước đàn áp các cuộc phản kháng của nhân dân Tây Nguyên năm 2001 và 2004. Nghị định 38/1005/ND-CP, phê chuẩn bởi thủ tướng vào tháng 3-2005, tăng cường các giới hạn trên tự do hội họp. Nó cấm đoán việc tụ tập trước các nơi hội nghị nhà nước, Đảng, và quốc tế được tổ chức và đ̣i hỏi người tổ chức việc tụ tập xin phép và được nhà nước cho phép trước đó.

 

Chúng tôi thúc giục nhà cầm quyền:

  • Cho phép cá nhân quyền hội họp tự do và ôn ḥa với những người khác có cùng quan điểm bất luận quan điểm đó ngược lại quan điểm chính trị hay ư thức hệ chấp nhận bởi Đảng và nhà nước.

  • Làm cho luật lệ về tụ tập công cộng và biểu t́nh phù hợp với công ước ICCPR

 

3. Tự do Tôn giáo

Nhà cầm quyền Việt Nam đă đi những bước quan trọng gần đây khi ra những nghị định mới về tôn giáo thúc đẩy nhanh chóng yêu cầu đăng kư giáo hội và cấm chỉ việc chính thức cưỡng bức đổi đạo, hay từ bỏ đức tin. Quy định 2004 về Tín Ngưỡng và Tôn Giáo khẳng định quyền tự do tôn giáo, theo như điều 18 của công ước ICCPR. Tuy vậy, nó đ̣i hỏi tất cả các tổ chức tôn giáo đăng kư với nhà nước để trở nên hợp pháp, và cấm đoán tất cả các hoạt động tôn giáo được đánh giá là gây rối trật tự công cộng, nguy hại tới an ninh quốc gia, hay “gieo rắt chia rẽ”.

 

Tín đồ của những tôn giáo không đươc công nhận chính thức bởi nhà nước tiếp tục bị truy bức. Các viên chức an ninh giải tán các buổi hội họp tôn giáo, tịch thu các tài liệu tôn giáo và triệu tập các chức sắc tôn giáo đến đồn công an để hỏi cung. Các tu sĩ Phật Giáo từ Giáo Hội  Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất- giáo hội ngoài ṿng pháp luật, kể cả đức Tăng Thống Thích Huyền Quang, và vị lănh đạo thứ hai, Thích Quảng Độ, bị giam lơng, mà không truy t tại tu viện của họ trong nhiều năm, dưới sự giám sát của Công An. Các viên chức nhà nước tiếp tục bắt nhiều người chối bỏ Tín Ngưỡng của họ cho dù đă có một quy định năm 2005 cấm đoán những hành xử như vậy.

 

Chúng tôi thúc giục nhà cầm quyền:

  • Chấm dứt những giới hạn trên việc hội họp của những tổ chức tôn giáo không đăng kư với nhà nước, phóng thích các tu sĩ Phật Giáo bị quản thúc tại gia, hủy bỏ việc bắt ép chối bỏ đức tin và áp lực tham gia các tổ chức tôn giáo đăng kư chính thức, và  kết thúc việc công an theo dơi quá đáng và quấy nhiễu các lĩnh tụ tôn giáo và tín đồ.

  • Mời đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Bất Khoan Dung Tôn Giáo, người đă từng thăm Việt Nam vào năm 1998, trở lại để theo dơi t́nh h́nh.

 

4. Giam giữ tùy tiện, Tra Tấn và Xử Án bất công

Điều 14 của công ước ICCPR khẳng định rằng không ai  có thể bị bắt bớ hay giam giữ tùy tiện. Bất cứ ai  bị bắt hay giam giữ với tội danh sẽ được nhanh chóng đưa ra  trước một nhân viên tư pháp và có quyền được xét xử trong một thời gian vừa phải hay được phóng thích.

 

Hàng trăm tù nhân tôn giáo và chính trị c̣n bị giam cầm trên khắp Việt Nam, bao gồm tại các tỉnh Hà Nam, Đồng Nai, Phú Yên, Nghệ An/Hà Tĩnh, và Thanh Hóa. Có nhiều bằng chứng xác đáng về việc tra tấn và ngược đăi các tù nhân. Các điều kiện giam cầm vô cùng khắc nghiệt và dưới mức tiêu chuẩn quốc tế. Chúng tôi đă nhận được các phúc tŕnh về việc biệt giam tù nhân trong những xà lim chật chội, tối tăm và thiếu vệ sinh; và việc công an đánh đập, đá, hay dùng roi điện trên tù nhân, hay cho các tù nhân hay băng đảng trong tù thi hành việc đánh đập các người tù đồng cảnh ngộ một cách vô can.

 

Công An thường bắt và giam giữ nghi can mà không cần lệnh của ṭa án. Hệ thống tư pháp dễ bị nhà nước hay đảng xen vào và áp lực. Các phiên ṭa xử các người bất đồng chính kiến thường xử kín, không có công chúng chứng kiến, giới truyền thông và thường cả gia đ́nh của bị cáo. Bị cáo thường không được có cố vấn pháp lư độc lập. Dưới nghị định 31/CP, người ta có thể bị câu thúc tại gia v́ bị cáo buộc các tội danh liên hệ đến an ninh quốc gia cho tới 2 năm mà không cần ra ṭa.

 

Chúng tôi thúc giục nhà cầm quyền:

  • Phóng thích những người đang bị giam giữ tại Việt Nam v́ biểu lộ ôn ḥa niềm tin chính trị hay tôn giáo của họ.

  • Công bố danh sách tổng kết, công khai về tên và nơi giam giữ của tất cả những người bị tạm giam, và tất cả những tội danh họ bị buộc tội, và tên, tội danh, bản án và nơi thi hành án của những người đă bị kết tội và tuyên án.

  • Đ́nh chỉ nghị định Giam giữ Hành Chính 31/CP, cho phép bắt giam không cần xét xử cho đến 2 năm cho những người t́nh nghi đă vi phạm các luật an ninh quốc gia.

  • Đưa ra một lời cam kết công khai chấm dứt việc tra tấn. Chỉ định một Ủy ban đặc biệt để điều tra về các lời cáo buộc về tra tấn tại Tây Nguyên và đề nghị truy tố và kỷ luật thích ứng cho bất cứ ai chịu trách nhiệm về việc tra tấn.

  • Mời Nhóm Làm Việc Về Việc Bắt Giữ Tùy Tiện Của Liên Hiệp Quốc thăm Việt Nam, nhóm nầy đă từng thăm Việt Nam năm 1994; và mời Đặc Sứ về Tra Tấn đến Việt Nam, với quyền thăm viếng Tây Nguyên không bị cản trở.

  • Tiến hành thủ tục h́nh sự, pháp luật, và xử án với độ minh bạch rơ ràng hơn và thái độ trách nhiệm hơn. Công bố phiên toà và tội danh trước quá tŕnh xét xử. Bảo đảm rằng phiên ṭa diễn ra theo đúng tiêu chuẩn xét xử công minh quốc tế được thiết lập bởi điều 14-công ước ICCPR. Phiên ṭa nên diễn ra công khai và mở ra cho công dân Việt Nam, quan sát viên quốc tế, và các người giám sát độc lập đều có thể dự. Bị cáo nên có quyền chọn lựa cố vấn pháp lư độc lập và sự giúp đỡ tự do của thông dịch viên nếu cần, như đă quy định bởi công ước ICCPR và Hiến Pháp Việt Nam.

 

Như thành viên của Công Ước Quốc tế về quyền Dân Sự và Chính Trị, Việt Nam bị ràng buộc phải bảo vệ các quyền cơ bản và tự do. Ông đă lên tiếng về quyết tâm cải cách của ông. Vậy giờ đây, như là bằng chứng cho sự tôn trọng đối với dân tộc của ông, chúng tôi yêu cầu ông chứng minh quyết tâm này bằng tất cả những nỗ lực giữ ǵn và cải thiện các ràng buộc quan trọng về quốc tế Nhân Quyền của Việt Nam.

 

Chúng tôi mong mỏi được thảo luận về các vấn đề này và các đề tài nhân quyền khác với ông và nhà nước trong tương lai.

 

Thành Thật

Brad Adams

Giám đốc điều hành

Vùng Á Châu

 

Nếu cần liên lạc, xin gọi:

Tại London, Brad Adams: +44 (0)7908 728333 (điện thoại di động)

Tại Washington, Veena Siddharth: +1 202 390 0219 (điện thoại di động)

 

 [Bản dịch Việt ngữ của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam]

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]