Human Rights Watch: Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do diễn đạt, tụ tập của người dân

 

Human Rights Watch

 20.7. 2007

Bản Việt ngữ của Người Việt Online

 

WASHINGTON DC. 20-7 (TH) - Lực lượng công an cảnh sát CSVN đă đàn áp đoàn người biểu t́nh khiếu kiện ở Sài G̣n hôm 18 Tháng Bảy, 2007 là một bằng chứng sống động cho thấy chế độ Hà Nội tiếp tục không dung tha các người đả kích nhà cầm quyền, đồng thời giới hạn các quyền tự do diễn đạt và tụ họp, Tổ Chức Theo Dơi Nhân Quyền (Human Rights Watch) lên tiếng ngày Thứ Sáu 20 Tháng Bảy, 2007.

Hàng trăm nông dân của hàng chục tỉnh thị ở Việt Nam đă biểu t́nh trước trụ sở văn pḥng Quốc Hội 2 ở Sài G̣n chống lại các vụ nhà nước chiếm đoạt đất đai suốt gần một tháng. Theo lời kể của nhiều nhân chứng, công an đă xé các biểu ngữ chống đối của các nông nhân và cưỡng bách họ lên các xe được dùng để chở họ về các địa phương.

“Vụ đàn áp chứng tỏ Hà Nội tiếp tục giới hạn quyền của người dân”, bà Sophie Richardson, phó giám đốc Á Châu Vụ của HRW phát biểu. “Nếu Việt Nam thật sự muốn gia nhập cộng đồng thế giới, họ phải khoan dung với các người chống đối, không phải là đàn áp”.

Những năm gần đây cũng đă từng có các cuộc biểu t́nh khiếu kiện tương tự nhưng với tầm vóc nhỏ hơn xảy ra ở Hà Nội, Sài G̣n và một số tỉnh thị. Đa số là những vụ phản đối nhà đất bị trưng thu, giải tỏa đền bù tượng trưng hoặc không có đền bù. Sau đó, nhà cầm quyền bán lại với giá cao hàng chục lần để kiếm lời theo các chương tŕnh “qui hoạch”.

Cũng như các vụ khiếu kiện tập thể khác, cuộc biểu t́nh khiếu kiện của hơn 1,000 người thuộc 20 tỉnh thị miền Nam và miền Trung trước trụ sở văn pḥng Quốc Hội 2 ở Sài G̣n đều được theo dơi, kiểm soát chặt chẽ của cảnh sát công an ch́m nổi.

HRW nói ít nhất một người tiếp tế thực phẩm cho các người khiếu kiện đă bị bắt (cô Nguyễn Thị Bảo Phương, 25 tuổi) nhưng chưa rơ sẽ bị khép vào tội ǵ. Nhà cầm quyền Hà Nội có một lịch sử dài về đàn áp các cuộc biểu t́nh hay tụ tập dù họ không có bạo động.

Cuộc biểu h́nh khiếu kiện gần đây nhất ở Sài G̣n đă bị đàn áp ngay sau ngày Ḥa Thượng Thích Quảng Độ, viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), dẫn đầu một phái đoàn đến thăm viếng và tặng quà cho nông dân. Trong dịp này, ngài cũng cho hay rằng chính ngài và GHPGVNTN đă khiếu kiện suốt mấy chục năm qua mà nhà cầm quyền không hề phản hồi.

Từ khi tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh Diễn Đàn Kinh Tế Á Châu (APEC) giữa Tháng Mười Một, 2006 sang đến đầu năm nay được gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), CSVN đă gia tăng các cuộc bắt giữ, bỏ tù, khủng bố các người bất đồng chính kiến ở trong nước.

“Nhà cầm quyền CSVN lập lại rất nhiều lần rằng họ cam kết cải cách luật pháp tiến đến ‘nhà nước pháp quyền’ nhưng họ lại ngăn cản không cho người dân phản đối sự lạm dụng quyền lực của chức sắc các địa phương”, bà Richardson nói.

HRW thúc hối nhà cầm quyền Hà Nội tôn trọng quyền phát biểu của các người nông dân đi biểu t́nh khiếu kiện khi họ đă hành động ôn ḥa và chỉ đ̣i “công lư”. Hiến pháp CSVN công nhận quyền tự do hội họp, tự do biểu t́nh và các công ước quốc tế mà Hà Nội kư tham gia năm 1992, cam kết tôn trọng cũng xác định như vậy.

Lời các nhân chứng bị cưỡng bách quay trở về địa phương cho thấy rất nhiều người bị đánh, bị dí roi điện, đă phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Cứ 4 tới 5 công an, cảnh sát cơ động và dân pḥng CSVN đă lôi kéo các người khiếu kiện lên xe hơi để chở về địa phương. Trong khi đó, báo Thanh Niên th́ lại tuyên truyền rằng: “Toàn bộ hơn 500 người đi khiếu kiện đă lên xe trở về và không xảy ra một sự cố đáng tiếc nào.”

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]