Ḍng Đức Bà Đi Viếng Tại Huế Bị Đoạt Tài Sản

[Trích Bản Tin Đấu Tranh Cho Tự Do Tôn Giáo Tại TGP Huế Ngày 20.01.2005]

 

Tại Huế, trước năm 1975, ḍng Tên có một cơ sở khoảng 2000m2 nằm ở trung tâm thành phố, gọi là Trung tâm sinh viên Xavie. Xưa kia đây là nhà của ông Chaffanjon người Pháp, ở chỗ tiếp giáp đường Hà Nội và đường Lư Thường Kiệt (tên mới), gần đài truyền h́nh Huế và nhà thờ giáo xứ Phanxicô (nơi cha Tổng đại diện Nguyễn Đức Vệ đang cai quản, xin xem bản đồ kèm theo). Sau năm 1975, trước việc nhà nước giành độc quyền giáo dục và v́ không c̣n có thể hoạt động tại Huế, ḍng Tên đă chuyển giao toàn bộ cơ sở này cho ḍng Đức Bà Đi Viếng, nhưng phần lớn diện tích th́ phải cho nhà nước “mượn” làm cửa hàng, thường gọi là Cửa hàng Bách hóa số 1, c̣n phần nhỏ (gồm một ngôi nhà lầu để ở với khoảnh sân nhỏ phía trước) th́ để các nữ tu ḍng ĐBĐV biến thành nhà cộng đoàn. Vài năm trở lại đây, các chị đă biến mặt tiền thành một quầy hàng nho nhỏ bán tượng ảnh đạo, mang lên La Vang.

Đầu tháng 11-2004 mới đây, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đột nhiên thông báo cho các nữ tu biết là Trung tâm này đă được ĐC Điền “hiến” cho nhà nước từ 1975 (y như họ đă lập luận về mảnh đất 1700m2 của DCCT ở 31-Nguyễn Huệ, mặc dầu trong thực tế ĐC Điền đă không bao giờ hiến một cơ sở giáo dục nào tại TGP Huế cả. Chính Đức TGM Nguyễn Như Thể cũng từng xác nhận trong một văn thư đề ngày 24 tháng 04 năm 1995 rằng “Cố Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền không hiến một cơ sở giáo dục nào trong Giáo Phận Huế cho Chánh Quyền Cách Mạng Tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhưng chỉ trao quyền sử dụng tùy theo hoàn cảnh của mỗi địa phương và mỗi cơ sở”, xin xem lại hồ sơ đất DCCT).

Bất chấp sự phản đối của ḍng có sự hỗ trợ của giáo quyền, chính quyền tỉnh vẫn tịch thu cơ sở -gồm đất và nhà thuộc Cửa hàng bách hóa- để bán cho công ty Sông Đà xây dựng khách sạn (nghe nói với giá hơn 100 tỷ đồng Việt Nam, v́ mỗi mét vuông ở khu vực này theo thời giá là 40 triệu). Công ty này đến cắm mốc chiếm hữu và bắt đầu phá sập công tŕnh cũ (tạm trừ nhà ở của các nữ tu). Một số nữ tu kéo đến bảo vệ và ngăn cản, tức th́ công an -với số lượng áp đảo- vây quanh hăm dọa suốt mấy ngày đêm. Đồng thời, trong nhiều đêm liền, nhà ḍng mẹ ở phường Phú Hậu thành phố Huế bị vào kiểm tra hộ khẩu (phần lớn các đệ tử và tập sinh ở đây đều “ở chui”) và bị khủng bố tâm lư đủ điều. Ai nấy đều khiếp hăi!

Hiện nay th́ toàn bộ cơ sở cũ đă bị san bằng, chuẩn bị xây một khách sạn nhiều tầng. Các nữ tu cho biết là quày hàng bán tượng ảnh của họ cũng sẽ không tồn tại lâu nữa. Và rồi sau đó có thể tới cả ngôi nhà lầu một tầng kiểu Pháp mà các nữ tu đang ở. Cho tới nay, chúng tôi chưa thấy được phản ứng nào -bằng văn bản- của các vị hữu trách liên quan, từ Đức TGM Giáo phận Huế đến linh mục Tổng đại diện Nguyễn Đức Vệ (vốn cũng là cha quản xứ), linh mục đặc trách các ḍng tu, cha Lê Viết Phục DCCT (vốn cũng là thành viên HĐND), linh mục quản hạt thành phố, cha Nguyễn Trọng (quản xứ Phủ Cam), và linh mục quản lư tài sản giáo phận là cha Trần Văn Quư (quản xứ Trường An kiêm thành viên HĐND). Khi nào có thêm thông tin tài liệu, chúng tôi sẽ tŕnh bày đầy đủ. Mong Quư vị thông cảm và cầu nguyện cho.

Ngoài ra, nhiều giáo xứ khác tại Huế như giáo xứ Phú Lương của cha Nguyễn Văn Hoàng, giáo xứ Nam Phổ của cha Nguyễn Văn Nam, giáo xứ Loan Lư của cha Cái Hồng Phượng... cũng đang bị chính quyền địa phương giành giật đất đai.          

Nhóm Phóng viên tường tŕnh từ Huế

 


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]