Công An Cướp Đất Nhà Thờ Xung Đột Với Giáo Dân Tại Huế

 

Trích Bản Tin “Đấu tranh cho tự do tôn giáo tại Giáo phận Huế”

ngày 13-03-2005

 

I. Trích thư gởi chính quyền trung ương của linh mục Đặng Văn Nam, Quản xứ Địa sở Cự Lại-Kế Sung và Hội đồng Giáo xứ đại diện toàn thể tín đồ Công giáo của Họ giáo Kế Sung, thuộc xă Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế:

 “Đúng như thông tin mà chúng tôi được nghe, vào sáng ngày 07 tháng 03 năm 2005, lúc 6g30, gia đ́nh ông Quỳnh và rất nhiều người đến thửa đất đang tranh chấp để đào móng làm nhà.

            Trước t́nh h́nh như thế, tôi (linh mục Quản xứ) và ít bà mẹ tín đồ Công giáo đến gặp ông Quỳnh để cố gắng trao đổi lần nữa. Chúng tôi xin ông Quỳnh tạm hoăn việc làm nhà, để chờ thêm một thời gian nữa thôi, sau khi cấp Trung Ương quyết định, rồi ông làm nhà th́ tốt đẹp mọi sự hơn. Sau đó chúng tôi đă giải thích v́ sao chúng tôi xin ông tạm ngưng làm nhà trên thửa đất đang tranh chấp và khẳng định rằng theo Luật Đất Đai, khi UBND tỉnh giải quyết không thỏa măn cho người dân, th́ người dân có quyền khiếu nại lên cấp Tối Cao. Vậy nếu ông vẫn quyết định làm, th́ chúng tôi buộc ḷng bảo vệ đất của Họ giáo chúng tôi.

            Thế nhưng, ông Quỳnh vẫn quyết định đào móng, th́ các bà mẹ tín đồ Công giáo liền lấp lại, không cho đào, để rồi dẫn đến có đôi chút xô xát nhau và tranh căi một hồi. Lúc này, tôi lại nêu các lư do cần thiết về pháp luật, th́ phía ông Quỳnh tạm ngưng một lúc. Khi đó, chúng tôi thấy ông Bá (thôn trưởng), ông Lai (công an thôn) và ông Bồi (chủ tịch hội Nông dân) nói rằng cứ làm đi. Các cán bộ này đứng ra công khai hướng dẫn. Thế là phía ông Quỳnh bắt đầu làm lại và dẫn đến vụ việc nghiêm trọng hơn. Chúng tôi mới nói rằng: như vậy đúng là đường hướng chủ mưu của xă Phú Diên, đứng sau lưng ông Quỳnh để thúc đẩy ông bằng mọi giá phải làm nhà dù có xô xát, có rạn nứt t́nh nghĩa giữa người dân với nhau, giữa các tôn giáo với nhau!!! Tư cách đại diện của chính quyền địa phương là như vậy sao??? Hậu quả dẫn đến như sau:

            Các phụ nữ tín đồ Công giáo không cho họ đào, th́ nhiều phụ nữ (trong đó có cô bí thư của hội Phụ nữ) được mời đến để ủng hộ ông Quỳnh, vây quanh bảy phụ nữ Công giáo. Họ tập trung nhiều đến nỗi nh́n đâu cũng là người và người, đủ mọi thành phần, trong đó hai phần ba là phụ nữ trẻ và thanh niên. Như đă bàn tính trước, nhóm phụ nữ này nhắm trọng tâm vào ba phụ nữ Công giáo phản đối mạnh nhất, tức là bà Hương, bà Linh và chị Thu Hà. T́nh h́nh mỗi lúc một căng thẳng!

            Chúng tôi điện thoại khẩn cấp đến các cơ quan chức năng để xin can thiệp như trong Đơn Xin Can Thiệp đă gởi trước đó ít ngày. Thế mà chúng tôi không thấy một đại diện nào từ cấp xă, huyện, tỉnh đến can thiệp ?!!!

            Nỗi bức xúc của chúng tôi càng lớn. Các phụ nữ Công giáo liền kéo về Nhà thờ (c̣n lại chị Hà) để chuyển một chiếc quan tài sang thửa đất tranh chấp, để có ai trong chúng tôi chết th́ chôn luôn!

            Nói đến chiếc quan tài là nói đến nguồn gốc của sự bức xúc tột cùng của chúng tôi. Chúng tôi cùng nhau tâm sự rằng chắc là chuyến này phải có người hy sinh, không thể sống trong một sự dồn ép vào bước đường cùng, khi mà cán bộ xă, công an xă luôn hù dọa người dân. Chẳng hạn có đến bốn lần cán bộ đến gặp bà Linh (trong đó hai lần là ông Lộc, trưởng công an xă), nói rằng ông Quỳnh sắp làm nhà, chị đừng to tiếng làm ǵ, nếu không sau này kư giấy tờ cho con cái sẽ khó khăn. Hay họ c̣n tung tin rằng bà nào ra cản đường sẽ c̣ng hết, bắt lên xe thùng. Tin khác rằng bà nào nhảy vào cản việc làm ông Quỳnh sẽ mất mạng. Những hung tin như thế cứ dồn dập, đă làm xuất hiện trong ḷng mỗi người chúng tôi hai xúc cảm trái nghịch: vừa làm chúng tôi thêm phần lo sợ, vừa làm cho sự bức xúc trong chúng tôi càng tăng lên, đến nỗi trong khi nói chuyện với nhiều tín đồ Công giáo, tôi nghe có người bộc phát ư tưởng quẩn rằng thôi th́ dùng xăng mà tự thiêu để nói lên sự uất ức bị dồn nén...

            Xin trở lại diễn tiến của vụ việc. Khi các phụ nữ Công giáo chuyển quan tài đến thửa đất đang tranh chấp, th́ lực lượng thanh niên và phụ nữ phía ông Quỳnh, dưới sự chỉ đạo của các cán bộ xă, tập trung tất cả để cản ngăn, không cho các phụ nữ Công giáo mang quan tài vào. Các phụ nữ Công giáo cố t́m đường vào. Trong lúc đó, tại đất tranh chấp th́ chị Thu Hà, phụ nữ Công giáo, đang vùng vẫy giữa ṿng vây kín của các phụ nữ do cán bộ xă chỉ đạo. Chị bị số phụ nữ này lột áo ngoài rồi lấy tấm mền trùm lại. Thấy vậy, bà Linh chạy đến cản và cứu được. Phần tôi, tôi đến bên một thanh niên đang trộn hồ, yêu cầu tạm ngưng th́ anh ta cho tôi một trận mưa cát và ximăng, phủ từ đầu xuống toàn thân. Cát và ximăng chỉ vào mắt tôi, chứ không gây thương tích ǵ.

            T́nh h́nh căng thẳng có phần giảm đi. Lực lượng đông đảo phía ông Quỳnh, dưới sự hướng dẫn của các cán bộ xă, đă lùa dần các phụ nữ Công giáo và tôi ra khỏi thửa đất đang tranh chấp, đồng thời một số thanh niên khác làm ngay những hàng rào chắn ngang lối vào. Do đó, từ từ tất cả phụ nữ Công giáo không c̣n ai ở lại được trong đó. Họ dùng lưới B40 chắn ngang con đường bêtông và nhiều thanh niên án ngữ tại các hàng rào chắn.

            Đứng ngoài thửa đất tranh chấp, các phụ nữ Công giáo lớn tiếng tranh luận. C̣n tôi, tôi nói những câu tại sao: chẳng hạn tại sao đại diện chính quyền không đến can thiệp mà để người dân xâu xé nhau? Tại sao chính quyền địa phương lại xúi giục, thúc đẩy ông Quỳnh làm nhà cho bằng được, trong khi biết rằng Họ giáo đang khiếu nại? Phải chăng chính quyền địa phương muốn chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, muốn chia rẽ các tôn giáo với nhau hay sao? Nh́n hành động của các cán bộ xă, chúng tôi phải đau xót thốt lên lời: Việc làm này cho thấy chính quyền địa phương muốn đàn áp tôn giáo. Nếu vậy, th́ hăy giết chúng tôi luôn đi!!!

            Chúng tôi nhận thấy thật tiếc cho quê nhà chúng tôi có những đại diện chính quyền mang bộ mặt cường hào ác bá của thời đại mới, họ tung hoành ngang dọc chẳng sợ ai, chẳng xem ai ra ǵ, coi thường pháp luật! Phải chăng “phép vua thua lệ làng”???

            Sau đó, vào khoảng 9 giờ, có nhiều linh mục đến thăm hiện trường, trong đó có linh mục Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Hoàng, hạt trưởng hạt Hương Phú, được Ṭa Tổng giám mục phái đến. Ngài đến hàng rào chắn B40 mong gặp ông Quỳnh hay người đại diện phía ông Quỳnh để nói chuyện, nhưng phía ông Quỳnh trả lời là bận việc không gặp được. Thế là ngài đành phải trở về Nhà thờ. Và đến khoảng 13 giờ kém th́ mỗi người chúng tôi ai nấy trở về gia đ́nh.”

           

II.  Phỏng vấn linh mục Nguyễn Hữu Giải về sự biến Kế Sung

             Như đă thấy trong bản tường tŕnh trên, sáng ngày 07-03-2005, sự biến Kế Sung bắt đầu từ lúc 6g30 th́ 8g30, được tin cấp báo, linh mục Nguyễn Hữu Giải, từ giáo xứ hàng xóm (nhưng khác hạt) là An Bằng, đă vội đến hiện trường và đă chứng kiến gần như toàn bộ sự việc. Chúng tôi đă gặp được vị linh mục tranh đấu không mỏi mệt, người đồng nghiệp luôn sát cánh với anh em và là vị mục tử nhân lành can đảm này. Sau đây là cuộc phỏng vấn dành cho ngài:

 

            1- Hỏi: Xin Cha tường thuật sơ qua những điều mắt thấy tai nghe khi vừa đến hiện trường.

            Đáp: Tôi từ An Bằng theo quốc lộ 49B chạy xe về giáo xứ cha Nam. Khi đến gần Kế Sung, tôi thấy có công an giao thông đứng chặn đường. Sau đó tôi được biết hai đầu quốc lộ đi về Kế Sung, nhất là từ phía Cự Lại, giáo xứ chính của cha Nam, công an giao thông chặn đuổi mọi tín hữu Công giáo đi lui, sợ họ đến hỗ trợ đồng đạo. Khi tới nơi, tôi thấy cha Nam ḿnh mẩy lấm lem cát và ximăng ướt, các giáo dân nữ th́ ngồi ủ rũ ở sân nhà thờ, các giáo dân nam th́ ngồi rầu rĩ ở trong nhà xứ (tất cả khoảng 15-20 người). Đang khi đó tại nhà anh Trần Ngọc Quỳnh, kẻ lấn chiếm đất, th́ cả phe cánh đang hồ hởi xây móng, dưới sự hỗ trợ đầy khiêu khích và những giọng cười đầy đắc thắng của nhiều tay đảng viên cán bộ, đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ, súng lục giắt lưng quần hay đùi gậy lăm lăm nơi bàn tay (tất cả độ khoảng 100 người). Cha Nam trước đó có điện thoại khẩn cấp đến các cơ quan chức năng để xin can thiệp nhưng chẳng thấy một đại diện nào từ cấp xă, huyện, tỉnh đến. Chính quyền CS quả dàn dựng rất bài bản! Một dấu chứng có chủ trương đàn áp giáo dân Kế Sung. Đang lúc đó, ngoài đường nhiều người dân đứng quan sát, ngước đôi mắt thương cảm hay lắc đầu ngao ngán.

            Nhân đây tôi xin nhắc lại một chuyện cũ có nhiều nét tương tự là cách đây gần một năm, ngày 06-01-2004, vẫn từ lúc 6 giờ sáng, 20 giáo dân yếu đuối cũng đă phải đối diện với một lực lượng 100 người gồm du kích, cán bộ phụ nữ, cựu chiến binh, đảng viên hưu, dân lao động làm thuê đến chiếm sân nhà thờ Kế Sung để làm con đường chạy ngang xương chỉ cách tam cấp 4 mét. Lần đó, cũng có hiện tượng công an chặn hai đầu đường dẫn về Kế Sung và hiện tượng đại diện chính quyền xă, huyện, tỉnh không hề có mặt dù được kêu cứu. Lần đó, cũng khoảng 8g30, trong tư cách Linh mục Hạt trưởng và là đặc phái viên của Đức Tổng Giám mục, tôi cũng đă đến can thiệp hỗ trợ và suưt mất mạng tại hiện trường. (Xin xem lại Bản tin ngày 16-01-2004 và các bản tin kế tiếp).

            2- Hỏi: Qua sự biến vừa rồi, cha nhận xét thế nào về linh mục quản xứ Đặng Văn Nam?

            Đáp: Cha Phaolô Đặng Văn Nam là một linh mục trẻ (sinh năm 1960, chịu chức 29-6-2001) rất hiền lành, cung cách dịu dàng, ăn nói nhỏ nhẹ, hay đỏ mặt nữa! Cha sống chiêm niệm sâu sắc, nhưng cũng hoạt động rất năng nổ. Cha bác ái từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn và chuộng công bằng trong mọi lănh vực, v́ thế cha chuyên cần phục vụ giáo dân và bền bỉ đấu tranh cho lẽ phải. Thật là một mục tử nhân lành!

            Tuy bản tính hướng nội và hiền ḥa, nhưng đứng trước cường quyền CS đàn áp giáo xứ, chà đạp công lư, cha Nam quyết không chịu ngồi yên. Khi th́ cha đối thoại trực tiếp với chính quyền các cấp, gửi văn thư khiếu kiện hầu như mỗi tháng kể từ đầu năm 2004 đến nay lên cấp tỉnh, lên cả cấp trung ương; khi th́ cha can đảm xông xáo cản trở việc làm sai trái của chính quyền địa phương huyện xă (vụ con đường bêtông ngang qua sân nhà thờ Kế Sung và vụ chính quyền bảo vệ ông Quỳnh làm nhà trên đất của giáo xứ), mau mắn nhờ người đưa lên mạng những bằng chứng (văn bản và h́nh ảnh) về tội ác của CS. Cha chấp nhận mọi nhục nhă, mọi nguy hiểm, mọi khổ cực với đàn chiên. Bị tạt cát sạn, nước, ximăng vào người, bị gậy giáng xuống đầu và bị đánh cho văng máy chụp ảnh, cha vẫn la to: Đàn áp tôn giáo! Đất đang tranh chấp, không được xây dựng!

            3. Hỏi: Do đâu mà trước cửa nhà thờ Kế Sung có để một chiếc quan tài thưa Cha?

            Đáp: Thứ hai ngày 07-3-2005, từ sáng sớm, người đi đường rất ngạc nhiên nhận thấy một chiếc quan tài nằm trước cửa nhà thờ Kế Sung. Nguyên do là thế này: Mấy ngày trước, nhiều cán bộ địa phương đi hù dọa một số các bà mẹ Công giáo Kế Sung là những người mùa xuân năm ngoái đă anh dũng ngăn cản chính quyền xă Phú Diên xây dựng con đường bêtông và xúi giục một gia đ́nh lương làm nhà trên đất của giáo xứ. Các cán bộ dọa : lần này cấm cản trở gia đ́nh ông Quỳnh làm nhà! Ai không chấp hành lệnh sẽ bị c̣ng tay, bị đánh chết, làm giấy tờ sẽ khó khăn, con cái sẽ bị đuổi học! Các bà mẹ ấy đă khẳng khái trả lời: “C̣ng tay th́ cứ c̣ng, nhưng không được tháo c̣ng. Cứ c̣ng cho chết luôn! - Con cái chúng tôi không cần học làm ǵ! Giữ trâu chăn ḅ cũng sống được! Điều quan trọng là sống đứng thẳng, sống có tư cách!” Và để trả lời cho việc hù dọa đánh chết, nửa đêm 06-3-2005, giáo dân đă đi mua một chiếc quan tài gần hai triệu đồng đặt công khai trước cửa nhà thờ, ư nói: chúng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ tự do tôn giáo!!!

            4- Hỏi: Thưa Cha, sáng kiến và thái độ đó làm người ta hết sức ngạc nhiên và xúc động. Xin Cha nói rơ hơn về sứ điệp “chiếc quan tài trước cửa nhà thờ” này.

            Đáp: Chiếc quan tài trước cửa nhà thờ Kế Sung, theo tôi, có một sứ điệp rất rơ ràng trong cuộc đấu tranh bảo vệ tự do tôn giáo hiện nay. Nh́n chiếc quan tài tại vị trí cửa chính nhà thờ của một giáo xứ nhỏ bé nghèo nàn miền duyên hải, nh́n cảnh xô đẩy giữa cha quản xứ áo chùng bê bết ximăng cát vữa và mười một bà mẹ Công giáo tay không lăn lộn kêu la giữa đất đá bụi bặm... với gần một trăm thanh niên dữ dằn, phụ nữ hùng hổ, nông dân thô bạo, tay cuốc xẻng, tay đùi gậy, dưới sức thúc ép của nhiều cán bộ đảng viên đằng đằng sát khí, quyết làm cho bằng được móng nhà trên đất giáo xứ (sau khi đă làm con đường băng ngang sân nhà thờ giáo xứ), người khách qua đường không khỏi chợt nghĩ: thực tế tại Việt Nam hiện giờ, quyền tự do tôn giáo giống như một sinh vật đang hấp hối, ngắc ngoải trong chiếc tḥng lọng pháp lư đủ mọi mức độ, trong những kềm kẹp của cán bộ đủ mọi cấp ngành. Nay giờ báo tử của quyền tự do ấy đă điểm, v́ Cộng sản quyết tâm bắt nó chui vô quan tài. Quan tài này chính là Pháp lệnh tôn giáo! Xin cảm ơn cộng đoàn giáo xứ Kế Sung đă cảnh tỉnh mọi người về thực tại bi đát này và đă minh họa nó một cách sống động. Xin biểu dương đức anh dũng kiên cường của vị mục tử nhân lành nhưng can đảm và của những giáo dân nghèo khổ nhưng hào hùng giữa gông cùm đàn áp của bạo quyền CS vô thần chuyên chế!!

            5- Hỏi: Thưa Cha, từ đó người ta phải nghĩ thế nào về luật pháp hiện thời tại Việt Nam?

            Đáp: Ở Việt Nam hiện giờ, không biết bao nhiêu là luật lệ chồng chéo bủa vây cuộc sống người dân và tôn giáo. Những luật lệ ấy có tính chất rất tùy tiện, chính quyền giải thích và áp dụng ra sao cũng được; có chủ ư rất thâm độc: trấn áp mọi sự phản kháng của người dân và cầm giữ người dân trong im lặng, khiếp hăi, nô lệ; có mục tiêu rất rơ ràng: gia tăng quyền lực và quyền lợi cách không ngừng và vô độ cho đảng và nhà nước, cho đảng viên và cán bộ. Cụ thể trong Giáo hội Công giáo tại Thừa Thiên Huế, từ ba mươi năm nay, chính quyền đă dùng thứ luật rừng đó để tước mất tự do của dân Chúa, để tước đoạt vô số cơ sở của Giáo phận, đặc biệt gần đây là cướp 102/107 ha của đan viện Thiên An, 17/23,5 ha của thánh địa La Vang, 1700 m2 đất thị xă của ḍng Chúa Cứu Thế Huế và mới đây (tháng 11-2004) là 2000 m2 đất giữa ḷng thành phố của ḍng Đức Bà Đi Viếng (Trung tâm sinh viên Xavie cũ, xin xem lại Bản tin ngày 20 tháng 01 năm 2005). Để bóp chết sự phản kháng của các nữ tu ḍng này, chính quyền đă dọa áp dụng luật đăng kư hộ khẩu thường trú, đ̣i trục xuất khỏi tu viện gần 2/3 tu sĩ và tu sinh đang tu chui tại đó. Nói cách khác, từ lâu biết các nữ tu vi phạm luật cư trú (v́ t́nh thế bắt buộc, điều này đang xảy ra tại hầu hết mọi ḍng tu khắp VN), nhà nước CS không xử phạt ngay sự vi phạm này nhưng biến nó thành một tḥng lọng treo hờ để buộc im lặng nhượng bộ hay đầu hàng chịu thua khi nhà nước xâm phạm tài sản Giáo hội hoặc các quyền tự do tôn giáo.

            6- Hỏi: Xin Cha cho biết phản ứng của linh mục quản xứ và giáo dân Kế Sung sau thất bại của cuộc đấu tranh lần này.

            Đáp: Bà con giáo dân Kế Sung nghèo hèn, chất phác, quanh năm lam lũ với ruộng vườn. Họ chỉ muốn an lành sinh sống, giữ t́nh làng nghĩa xóm đậm đà, sốt sắng kinh lễ thờ phượng Chúa. Nhưng trước bất công của chính quyền, cụ thể là cán bộ cường hào ác bá, họ đă anh dũng xả thân để bảo vệ mảnh đất của giáo xứ do cha ông gầy dựng nên, trong tinh thần bất bạo động và thái độ gắn bó một ḷng với vị chủ chăn của ḿnh. Mảnh đất tuy nhỏ nhưng lẽ phải là lớn, công bằng là trọng, v́ thế họ không ngại gian khổ trong hiện tại và bấp bênh trong tương lai. Khốn khổ thay, v́ “chính quyền ở đầu mũi súng” nên nhúm giáo dân đành bất lực! Trưa ngày 7-3-2005, sau khi thất bại trong việc bảo vệ đất giáo xứ, họ đă vào nhà thờ đọc kinh cầu nguyện. Họ dâng đau khổ của bản thân và cộng đoàn lên Chúa, xin Chúa thêm ḷng tin cậy mến và can đảm cho ḿnh, xuống nhiều ơn cho những kẻ bách hại ḿnh, cầu nguyện cho tự do tôn giáo, cho công bằng lẽ phải. Đáng phục thay những giáo dân nhỏ bé nghèo hèn mà tâm hồn quảng đại và chí khí hiên ngang.

            Phần linh mục quản xứ, khi được hỏi: “Cuộc đấu tranh đầy đau khổ suốt hơn một năm qua tại giáo xứ Kế Sung chỉ gặt hái thất bại này đến thất bại khác có làm cha buồn nản tuyệt vọng không?”, linh mục Nam đă trầm ngâm phát biểu: “Chén đắng cần phải đầy Cha ạ! Khi nào Chúa thấy vừa đủ, Chúa sẽ ban b́nh an cho ai nấy xa gần. Tất cả đều là con cái Chúa. Sự thật sẽ thắng. Phần chúng con chấp nhận tiếp tục đau khổ và quyết ḷng tiếp tục đấu tranh! Không thành công th́ cũng thành nhân, thành nhân chứng Cha ạ!”

            7- Hỏi: Vụ việc không lớn, mảnh đất rất nhỏ, giáo xứ lại bé tí, thế mà chính quyền vẫn không theo công bằng lẽ phải mà giải quyết, tại sao vậy Cha?

            Đáp: Theo thiển ư của tôi, điều này có thể do nhiều nguyên nhân: hoặc là ḷng tự ái rất lớn của cán bộ nhà nước, rất hiếm khi nhận lỗi trước nhân dân (có vô số bằng chứng về chuyện  này); hoặc là sự đút lót của kẻ lấn chiếm đất (một cán bộ trung ương khi nhận Đơn Kêu oan ngày 25-01-05 của giáo xứ từ người đại diện đă phỏng đoán như vậy); hoặc là năo trạng thâm căn cố đế “chính quyền không thể thua nhân dân và càng không thể thua tôn giáo” (trong vụ phản kháng của mục sư Nguyễn Hồng Quang, người ta cũng đă lư luận như thế; và vô số vụ tranh chấp đất đai tôn giáo hơn nửa thế kỷ nay xác nhận điều này); nhất là nỗi lo sợ phản ứng dây chuyền: nhân dân và tôn giáo thắng được chỗ này sẽ xông lên đấu tranh ở hàng ngàn hàng vạn chỗ khác khắp đất nước VN. Đang khi đó, nạn cán bộ đảng viên cướp đất của dân thường và của tôn giáo đang hoành hành từ nam chí bắc.

            PV: Chúng con xin hết ḷng cảm ơn Cha. Xin Chúa chúc lành cho Cha cũng như cho cha Nam và giáo xứ Kế Sung bất hạnh của ngài.

            Nhóm Phóng viên tường tŕnh từ Huế

Chiếc quan tài đầy biểu tượng nằm trước cửa nhà thờ Kế Sung

 


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]