Văn Bút Quốc Tế vinh danh Bác sĩ Phạm Hồng Sơn trong Ngày Thế Giới Tự Do Báo Chí

 

 

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Genève ngày 29 tháng 4 năm 2005

 

 

Ba Nhà nước tiêu biểu cho chế độ áp bức quyền tự do phát biểu trên Internet

 

Cử hành Ngày Thế Giới Tự Do Báo Chí, 3 tháng 5 năm nay, Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù sẽ động viên toàn thể hội viên Văn Bút Quốc Tế để bênh vực ba trường hợp nhà văn và nhà báo sử dụng Internet bị đàn áp:

 

* Hai nhà báo Tshivis Tshiviu và Donat M'baya Tshimanga ở Congo Dân chủ Cộng ḥa. Họ là Tổng thư kư và Chủ tịch của tổ chức tranh đấu cho quyền tự do phát biểu "Nhà báo bị lâm nguy". Bản thân và gia đ́nh họ bị dọa giết;

 

* Nhà hoạt động nhân quyền Mohammed Abbou ở Tunisie. Ông bị bắt hồi tháng 3 vừa qua v́ đă phổ biến trên Internet một bài báo tố cáo sự tra tấn ở nước ông;

 

* Bác sĩ Phạm Hồng Sơn ở CHXHCN Việt Nam. Nhà trí thức đối kháng nổi tiếng bị bắt giam từ năm 2002 v́ sử dụng Internet để tranh đấu cho các quyền tự do dân chủ.

 

Trong Thông cáo đề ngày 28 tháng 4 năm 2005, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù nhắc lại cuộc Vận động toàn cầu đ̣i quyền Tự do Phát biểu trên Internet do Ủy Ban khởi phát từ ngày 10 tháng 12 năm 2004. Trước hết chú trọng Á Châu, nơi giam nhốt, quản chế nhiều tù nhân ngôn luận, nhứt là hai nước Trung Hoa (27) và Việt Nam cộng sản (7). Kế tiếp là Ba Tư và Tunisie. Mục tiêu dài hạn của Ủy Ban là đ̣i hủy bỏ chế độ kiểm duyệt độc đoán Internet và đ̣i phóng thích hơn 70 nhà văn và nhà báo tranh đấu cho dân chủ bị tù đày v́ sử dụng Internet. Tại Khóa họp thứ 61 của Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc mới đây, Văn Bút Quốc Tế đă tố cáo và lên án các Nhà nước tội phạm kể trên. Dưới chế độ độc tài Hà Nội, bản chất bất bao dung và chủ trương tước đoạt quyền tự do phát biểu bằng Internet được nhận thấy rập khuôn theo Bắc Kinh. Giống như các đồng nghiệp Trung Hoa, các nhà văn Việt Nam đă bị trừng phạt v́ những bài viết kêu gọi cải cách chính trị, đ́nh chỉ các biện pháp trấn áp quyền tự do thông tin và tường thuật về những sự vi phạm nhân quyền. Không thể ngờ nổi rằng v́ viết và phổ biến trên Internet những bài có nội dung như vậy mà một số nhà văn Việt Nam đă bị áp đặt những bản án nặng nề đến 13 năm tù. 

Cuộc vận động của Văn Bút Quốc Tế sẽ đạt đến cao điểm vào tháng 11 năm 2005 khi mà Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Xă Hội Thông tin sẽ diễn ra tại thủ đô nước Tunisie. Các Trung tâm thành viên Văn Bút Quốc Tế được yêu cầu tham gia một cách cụ thể và tích cực vào cuộc Vận động toàn cầu quan trọng này, nhứt là các Trung tâm có Ủy ban Bênh vực Nhà Văn bị cầm tù. Các Trung tâm đó đă nhận được một tài liệu gồm cả bản liệt kê những điều Văn Bút Quốc Tế khuyến cáo và đề nghị thi hành.

 

 Việt Nam : Trường hợp tù nhân ngôn luận Phạm Hồng Sơn

 

Bác sĩ kiêm nhà văn Phạm Hồng Sơn bị bắt giữ

 

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn là một trong những nhà dân chủ đối kháng bị phạt tù rất được biết tiếng trên thế giới. Ông bị bắt tại tư gia ở Hà Nội ngày 27 tháng 3 năm 2002, vài tuần sau khi dịch ra Việt ngữ tài liệu "Thế nào là Dân Chủ?" lấy từ trang thông tin điện tử của ṭa đại sứ Hoa Kỳ. H́nh như ông đă chuyển bản dịch đó đến nhiều bạn hữu và một số chức sắc cao cấp cộng sản. Ông Phạm Hồng Sơn được công nhận là một nhà văn có sáng tác phong phú. Ông cũng là một người say mê đọc sách và từng làm chủ một tiệm sách. Ngoài công tác phiên dịch, ông đă biên

soạn và phổ biến trên Internet nhiều bài tiểu luận cổ xúy việc xây dựng một nhà nước pháp chế tôn trọng nhân quyền. Chẳng hạn như bài "Vận Động Dân Chủ: Trọng tâm chủ yếu trong trật tự mới của Thế giới". Hay là bài "T́m kiếm sự dung ḥa giữa Dân Chủ và Nhân Quyền". Công an đă tịch thu máy điện toán của ông và xem xét kỹ lưỡng nhiều điện thư nhận được từ hải ngoại. Ông bị câu lưu không truy tố tại trung tâm giam cứu Hà Nội suốt 15 tháng trời.

 

Vụ án Phạm Hồng Sơn

 

Ngày 18 tháng sáu năm 2003, ông Phạm Hồng Sơn bị ṭa án nhân dân Hà Nội gán cho tội danh "làm gián điệp". Chiếu điểm c. khoản 1. Điều 80 Bộ luật h́nh sự cộng sản, ông bị phạt 13 năm tù và 3 năm quản chế. Các nhà ngoại giao có nộp đơn yêu cầu được dự kiến phiên ṭa nhưng họ đều bị giữ ở bên ngoài. Bà Vũ Thúy Hà, vợ tù nhân cũng bị ngăn cản dù bà được gọi làm nhân chứng trong giây lát ngắn ngủi. Hăng thông tấn Reuters tường thuật rằng các viả hè quanh ṭa án đều bị rào bít lối đi, trong lúc cảnh sát được bố trí để xua đuổi ra xa những nhà báo ngoại quốc và những người khác toan tính vào bên trong ṭa án. Bản Cáo trạng đề ngày 10 tháng tư năm 2003 xác định rằng Ông Phạm Hồng Sơn bị trừng phạt v́ "đă có sự tiếp xúc với một số đối tượng cơ hội chính trị ... như Trần Khuê, Hoàng Minh Chính, Lê Chí Quang, Nguyễn Đắc Kính..." ở Việt Nam và "tổ chức phản động" ở hải ngoại. "Phạm Hồng Sơn đă đồng t́nh ủng hộ quan điểm của các đối tượng cơ hội chính trị trên và thống nhất phương châm hành động là phải lợi dụng tự do dân chủ để đấu tranh đ̣i đa nguyên đa đảng và chống lại Nhà nước CHXHCNVN". Tác giả bản Cáo trạng, Nguyễn Mạnh Hiền, thay mặt Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, c̣n ghi thêm rằng: "Phạm Hồng Sơn thu thập các tài liệu có nội dung xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, thu thập các thông tin để cung cấp cho các đối tượng nêu trên để các đối tượng này sử dụng vu cáo Nhà nước về vi phạm nhân quyền".

Ân Xá Quốc Tế nhận định và kết luận: "Ông Phạm Hồng Sơn không có chủ trương bạo động hoặc tán thành sự lật đổ chính phủ Việt Nam. Ông cũng chẳng có chuyền giao, tiết lộ những tài liệu bí mật Nhà nước nào cả". Đến ngày 26 tháng 8 năm 2003, ṭa phúc thẩm Hà Nội đă phải giảm án sơ thẩm c̣n 5 năm tù và 3 năm quản chế, v́ áp lực mạnh mẽ của công luận thế giới.

 

Phạm Hồng Sơn : từ bác sĩ y khoa đến nhà dân chủ đối kháng

 

Sinh ngày 3 tháng 11 năm 1968, ông Phạm Hồng Sơn tốt nghiệp Bác sĩ của Đại học Y Hà Nội năm 1992. Ông hành nghề y sĩ đến năm 1996. Qua năm 1997, ông tốt nghiệp bằng cao học quản trị kinh doanh MBA của Trung tâm Pháp Việt Huấn luyện ngành Quản trị (Centre Franco-Vietnamien de Formation à la Gestion). Ông chuyển nghề, lúc đầu làm việc cho công ty dược phẩm Thụy Sĩ Alcon với chức vụ giám đốc văn pḥng Hà nội. Sau đó, ông được tuyển làm Giám đốc thương mại cho công ty dược phẩm Tradewind Asia Pharmaceuticals (trụ sở chính ở Hung Gia Lợi) cho tới ngày ông bị bắt. Tuy tốt nghiệp y khoa bác sĩ và được đào tạo thành chuyên viên quản trị kinh doanh xí nghiệp, ông Phạm Hồng Sơn lại tự nguyện dấn thân vào những hoạt động nhằm ủng hộ khuynh hướng cải cách chính trị. Ông đă viết và dịch nhiều bài tiểu luận cổ xúy diễn biến ḥa b́nh, đưa Việt Nam tới một chế độ thật sự dân chủ và xây dựng một hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng. Những bài biên soạn và phiên dịch được ông cho phổ biến trên nhiều trang thông tin Internet khác nhau, phần đông ở hải ngoại.

 

Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù vô cùng lo lắng về t́nh trạng sức khỏe, sự an toàn tính mạng và nhân cách của ông Phạm Hồng Sơn. Ngày 16 tháng 8 năm 2004, bà Vũ Thúy Hà gặp chồng lần cuối ở trại giam B14, xă Thanh Liệt, huyện Thanh Tŕ, tỉnh Hà Đông, trước khi ông Phạm Hồng Sơn bị chuyển về trại lao công cưỡng bách số 5 thuộc xă Yên Giang, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đầu tháng 9 năm 2004. Bà Vũ Thúy Hà kể lại rằng ông Phạm Hồng Sơn đau ốm nhiều lắm. Mắc bệnh sa ruột, ông không được chữa trị đúng phép và đầy đủ. Ở vào bệnh trạng như vậy, ông phải được giải phẩu khẩn cấp. Nếu không, có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Mới đây, ông c̣n bị bệnh u ở mũi. Vậy mà ông tiếp tục bị Việt cộng giam nhốt trong những điều kiện lao lung khắc nghiệt. Ông Phạm Hồng Sơn bị biệt giam hơn một năm trong lúc sức khỏe của ông càng tồi tệ.

 

 

Qua Thông cáo của Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù, Hiệp Hội các Nhà Văn Thế Giới đ̣i nhà cầm quyền cộng sản trả tự do cho ông Phạm Hồng Sơn và hủy bỏ bản án áp đặt bất công đối với ông. Ủy Ban xác tín rằng những hoạt động của ông trên Internet hoàn toàn phù hợp với quyền tự do phát biểu được quốc tế thừa nhận và bất luận trường hợp nào cũng không có thể bị kết tội.

 

Ông Phạm Hồng Sơn kết hôn với bà Vũ Thúy Hà (sinh năm 1971), hai vợ chồng có được hai cháu trai Phạm Vũ Anh Quân (sinh năm 1997) và Phạm Vũ Duy Tân (sinh năm 1999). Trong suốt thời gian dài giam cứu, nhà dân chủ đối kháng không được phép gặp gia đ́nh đến thăm nom. Bác sĩ Phạm Hồng Sơn là khôi nguyên Giải Tự do Phát biểu Lillian Hellman/Dashiell Hammet 2003 do tổ chức Đài Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) trao tặng. Giải thưởng này được dành cho những nhà văn bị đàn áp, ngược đăi trên khắp thế giới. Phóng Viên Không Biên Giới đă đặc biệt giới thiêu ông Phạm Hồng Sơn với các giới truyền thông báo chí quốc tế. Đầu tháng 12 năm 2004, đáp lời yêu cầu của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, Trung Tâm Văn Bút Pháp (PEN Club Français) đă công nhận nhà dân chủ đối kháng Phạm Hồng Sơn là hội viên danh dự.

 

 Thay lời kết luận của ban Biên tập Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

 

Ngày mai này 30 tháng 4 năm 2005, ba mươi năm đă trôi qua từ khi Miền Nam Việt Nam Tự do rơi vào sự kiềm tỏa khắc nghiệt và phi nhân của đế quốc Cộng sản mà đảng Việt cộng chỉ là công cụ, nếu không nói là toán xung phong quyết tử cho khối Liên Sô Vĩ Đại (Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, ấn bản Anh ngữ 1960/Văn khố Liên Hiệp Quốc : "Our people are resolved to strengthen further solidarity and unity of mind with the brother countries in the socialist camp headed by the great Soviet Union"). Trường hợp nhà dân chủ đối kháng Phạm Hồng Sơn đang bị giam nhốt luôn luôn nhắc nhở chúng ta và bạn hữu năm châu rằng c̣n rất đông rất nhiều tù nhân chính trị và ngôn luận ở đằng sau bức màn tre, trong các trại tập trung cưỡng bách lao động khổ sai tại Goulag Việt Nam. Những nhà dân chủ đối kháng, những người tranh đấu để bênh vực Nhân Quyền và Nhân Phẩm đang bị cầm tù, được biết tiếng như Trần Văn Lương, Vũ Đ́nh Thụy, Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ B́nh, Nguyễn Hồng Quang, v.v., hay c̣n vô danh ở trong nước, kể cả thân nhân của họ, dù bị đàn áp khốc liệt, sẽ không bao giờ khuất phục trước bạo lực bất chính và phi nghĩa. Hơn bao giờ hết, họ rất cần đến sự ủng hộ kiên tŕ và t́nh đoàn kết anh em của chúng ta và bạn hữu ở khắp thế giới. 

 

Viết theo tin của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, Nhà Văn Việt Nam lưu đày và Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, tài liệu của Văn Bút Quốc Tế, bổ túc với tài liệu của LHNQVN ở Thụy Sĩ.

 

 

 

Ghi chú thêm:

Bản Thông Cáo của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù c̣n được tổ chức IFEX tiếp phổ biến trên Mạng lưới Internet vào buổi tối hôm nay.

De : IFEX Action Alert Network [mailto:alerts@ifex.org]

Envoyé : vendredi, 29. avril 2005 21:31

À : IFEX Action Alert Network

Cc : ifexautolist@lists.ifex.org; ifexdrc@lists.ifex.org

Objet : IFEX Autolist (Writers in Prison Committee highlights cases in DRCongo, Tunisia and Vietnam for 3 May action).

 


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]