Văn Bút Quốc Tế lên tiếng sau khi nhà báo Nguyễn Việt Chiến được phóng thích trước hạn tù v́ áp lực quốc tế

 

 

 

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Ngày 21 tháng 1 năm 2009

 

Trong một Thông Cáo/Kháng Nghị Thư phổ biến toàn cầu ngày 21 tháng 1 năm 2008, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù chào mừng nhà báo Nguyễn Việt Chiến được phóng thích ngày 17 tháng 1 năm 2009. Ông Nguyễn Việt Chiến đă thực sự rời trại tù về với gia đ́nh sau 8 tháng bị giam nhốt bất công và trái phép. Nhà cầm quyền Cộng sản Hà Nội đă phải dùng mỹ từ ‘’Ân Xá’’ vào dịp Tết Đinh Sửu để trả ‘’tự do’’ cho nhà báo trước nhiều áp lực quốc tế. Hành nghề phóng viên nhà báo, ông Nguyễn Việt Chiến c̣n làm thơ. Ông là tác giả của ba tập thơ Ngọn Sóng Thời Gian, Mưa Lúc Không Giờ, Cỏ Trên Đất và thi tuyển Những Con Ngựa Đêm. Sau khi bị kết án tù, nhà cầm bút được Văn Bút Quốc Tế bênh vực và Phóng Viên Không Biên Giới trao Giải thưởng để tuyên dương sự can đảm cùng tinh thần yêu nghề nghiệp, muốn công lư và sự thật được tôn trọng dù bị chế độ độc tài trù dập, trừng phạt thô bạo.

 

Tưởng cũng cần nhắc lại: ông Nguyễn Việt Chiến, phóng viên báo Thanh Niên và ông Nguyễn Văn Hải, báo Tuổi Trẻ, cùng bị bắt ngày 13 tháng 5 năm 2008. Việc giam cầm độc đoán hai nhà báo này có liên quan đến những bài điều tra của họ đă vạch trần hậu trường bê bối tham nhũng cấp cao trong cái gọi là vụ gây tai tiếng đáng phỉ nhổ PMU 18 năm 2006. Vụ ‘’scandal’’ PMU (vô tiền khoáng hậu) được hai nhà báo phanh phui đă khiến cho một số chức sắc cao cấp Việt Cộng phải từ nhiệm, bị cách chức hay bị truy tố (Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Việt Tiến, Tổng giám đốc PMU 18 Bùi Tiến Dũng cùng nhiều Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Chánh văn pḥng, Trưởng pḥng, v.v.). Đó chỉ là một ít cá nhân trong số nhiều tham quan ô lại hạng gộc có dính líu trong vụ ăn cắp, biển thủ Quỹ phát triển để mua chuộc, hối lộ, đánh bạc, đánh cá về các trận đấu của Giải Túc Cầu Âu châu. Số tiền thất thoát từ PMU 18 (quản lư khoảng 2 tỷ Mỹ kim/hơn 35 ngàn tỷ đồng VNCS) thuộc Quỹ phát triển do Ngân hàng Thế giới, Nhựt Bản và một số nước khác viện trợ, lẽ ra phải được dùng để xây dựng đường sá và cầu cống. Ngày 15 tháng 10 năm 2008, viện dẫn Điều 258 Bộ Luật H́nh Sự, ṭa án nhân dân Hà Nội đă tuyên phạt hai phóng viên của báo Thanh Niên và báo Tuổi Trẻ về tội ‘’Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân‘’. Không chịu nhận tội, ông Nguyễn Việt Chiến bị kết án 2 năm tù giam. C̣n ông Nguyễn Văn Hải, sau khi nh́n nhận có vài sự sai lầm, đă lănh 2 năm tù ‘’cải tạo‘’ nhưng không bị giam. Ngày 20 tháng 10 năm 2008, trong một Kháng Nghị Thư phổ biến toàn cầu, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị ngược đăi và cầm tù (International PEN CODEP/WIPC) đă bày tỏ thái độ: hai bản án dành cho hai nhà báo này là một sự vi phạm nghiêm trọng Điều 19 Bản Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị vốn bảo đảm cho quyền tự do phát biểu. Cho nên Văn Bút Quốc Tế đ̣i nhà cầm quyền Hà Nội phải phóng thích hai ông Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải tức khắc và vô điều kiện.  

 

Ngoài ra, Văn Bút Quốc Tế c̣n được cảnh báo về t́nh h́nh đàn áp quyền tự do phát biểu tại Việt Nam. Trong tháng 9 năm 2008, có một chiến dịch leo thang trấn áp qui mô đối với trào lưu bất đồng chính kiến qua việc bắt giữ nhiều nhà văn nhà báo chỉ v́ những hoạt động đối kháng ôn ḥa của họ. Một số người cầm bút có tên sau đây (chưa đầy đủ) c̣n bị giam cầm không cáo buộc hoặc xét xử trong những điều kiện lao tù tồi tệ :

 

*  Ông Nguyễn Xuân Nghĩa (1949), nhà văn và nhà thơ, hội viên Hội Nhà Văn Hải Pḥng và thành viên sáng lập Khối 8406 bị cấm, một Phong trào tranh đấu cho Dân Chủ. Ông là tác giả của nhiều bài thơ và tiểu luận phổ biến trên Internet. Ông là một trong tám nhà văn Việt Nam cùng với 26 nhà văn quốc tế được tổ chức Đài Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) tuyên dương với Giải thưởng cao quư Quyền Tự Do Phát Biểu Hellman Hammet năm 2008. Ông bị bắt ngày 11 tháng 9 năm 2008 và bị giam tại trại tù lao công cưỡng bách B14, tỉnh Hà Đông, phía Nam Hà Nội.

 

*  Bà Lê Thị Kim Thu (1968), phóng viên thời sự và nhiếp ảnh, bị bắt từ ngày 14 tháng 8 năm 2008 và bị giam nhốt tại trại tù tập trung Hỏa Ḷ ở ven biên Hà Nội. Nhờ những bài tường thuật bằng điện thoại và Internet của bà, và nhứt là những tấm ảnh do bà chụp được mà cả thế giới đều biết về những cuộc tuần hành biểu t́nh ôn ḥa của Dân Oan Việt Nam tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng Hà Nội. Đó là h́nh ảnh hàng trăm (và nhiều hơn nữa) nữ nông dân bị cướp đoạt đất đai tài sản t́m cách nộp đơn khiếu kiện nhưng hầu hết chưa bao giờ được xét xử công minh. Họ là nạn nhân của những vụ cán bộ đảng viên lạm quyền nhũng lạm được chế độ bao che nhiều năm qua.

Bà bị tuyên án 18 tháng tù ngày 7 tháng 11 năm 2008.

 

*  Ông Phạm Văn Trội (1972), cựu chiến binh CS, tốt nghiệp đại học Hà Nội (Quản lư Xă hội), nhà văn bất đồng chính kiến và nhà tranh đấu bênh vực Nhân Quyền. Ông cùng với luật sư Nguyễn Văn Đài và luật sư Lê Thị Công Nhân đồng sáng lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam. Ông c̣n là cây bút đóng góp cho tạp chí bị cấm Tự Do Dân Chủ mà ban biên tập gồm có các nhà văn và nhà báo Hoàng Tiến, Nguyễn Khắc Toàn, bà Dương Thị Xuân và luật sư Nguyễn Văn Đài. Ông Phạm Văn Trội bị bắt ngày 10 tháng 9 năm 2008 và bị giam tại trại tù lao công cưỡng bách B14, tỉnh Hà Đông, phía Nam Hà Nội.

 

*  Ông Nguyễn Văn Túc (1963), nông dân, nhà thơ trào phúng và nhà tranh đấu bênh vực Nhân Quyền, thành viên Khối 8604. Ông được biết nhiều qua những bức thư, bài viết tố cáo bất công xă hội và những bài thơ châm biếm phổ biến trên Internet. Ông Nguyễn Văn Túc bị bắt ngày 10 tháng 9 năm 2008 và bị giam tại trại tù lao công cưỡng bách B14, tỉnh Hà Đông, phía Nam Hà Nội.

 

*  Ông Ngô Quỳnh (1984), sinh viên và nhà văn bất đồng chính kiến, tác giả nhiều bài viết đối kháng trên Internet, gồm có ‘’Việt Nam cần biên soạn một bộ sử mới’’ và ‘’Nhật kư chuyến đi về Lạng Sơn’’. Ông Ngô Quỳnh bị bắt ngày 10 tháng 9 năm 2008 và bị giam tại trại tù lao công cưỡng bách B14, tỉnh Hà Đông, phía Nam Hà Nội.

 

*  Bà Phạm Thanh Nghiên (1977), nhà báo độc lập và nhà văn bất đồng chính kiến. Một trong những bài viết của bà được nhiều người đọc trên Internet là ‘’Chuyến đi nhạy cảm’’. Bà bị bắt ngày 11 tháng 9 năm 2008, được phóng thích sau khi thẩm vấn nhưng bị (công an) canh chừng nghiêm ngặt cho tới ngày 17 tháng 9 th́ bà bị bắt lại. Hiện bà bị giam tại trại Trần Phú Hải Pḥng.

 

Văn Bút Quốc Tế gởi Kháng Nghị Thư này đến chủ tịch, thủ tướng cùng bộ trưởng văn hóa và thông tin CHXHCNVN. Văn Bút Quốc Tế cũng yêu cầu các Trung Tâm Văn Bút trên toàn thế giới gởi Kháng Nghị Thư tương tự đến nhà cầm quyền Hà Nội, để

- tuy chào mừng sự phóng thích nhà báo Nguyễn Việt Chiến, nhưng vẫn bày tỏ mối quan tâm về sự tiếp tục giam cầm ông Nguyễn Xuân Nghĩa, bà Lê Thị Kim Thu, ông Phạm Văn Trội, ông Nguyễn Văn Túc, ông Ngô Quỳnh và bà Phạm Thanh Nghiên, cũng như lo ngại về t́nh trạng sức khỏe của những tù nhân ngôn luận này;

- đ̣i phóng thích tức khắc và vô điều kiện tất cả những người bị giam giữ v́ hành sử ôn ḥa quyền tự do phát biểu, phù hợp với Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà CHXHCNVN đă kư kết.

 

Trong khi ông Nguyễn Việt Chiến c̣n ở trong trại tù, nguồn tin trong nước cho biết ngày 31 tháng 12 năm 2008, Trung ương Đoàn TNCS HCM và Thành Đoàn đă công bố hai quyết định không tái bổ nhiệm chức vụ tổng biên tập báo Thanh Niên đối với ông Nguyễn Công Khế và tổng biên tập báo Tuổi Trẻ với ông Lê Hoàng. Chưa biết hai quyết định giải nhiệm đột ngột này có liên quan ǵ đến vụ án hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải không.

           

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]