Tại Ủy Hội Nhân Quyền LHQ Việt Cộng bị tố cáo đàn áp những nhà dân chủ đối kháng

 

 

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Genève ngày 3 tháng 4 năm 2005

 

 

Trước ngày khai mạc khóa họp thứ 61 của y Hội Nhân Quyền, các tổ chức phi chính phủ thúc giục cơ quan Liên Hiệp Quốc hành động cụ thể và cải tổ triệt để hầu tránh một cuộc khủng hoảng niềm tin và uy tín. Nhiều Nhà nước vi phạm nhân quyền trắng trợn mà không bị trừng phạt nhờ chạy chọt mua chuộc, kết bè lập nhóm. Cuba, Bắc Hàn, Trung Cộng, Việt Cộng dẫn đầu một số nước luôn luôn là mối quan tâm được phản ảnh trên nhiều báo Thụy Sĩ (Tribune de Genève ngày 12 và 13 tháng ba). Cho nên không ai ngạc nhiên khi nghe trong phiên họp tổng quát ngày 16 tháng ba, Đào Viết Trung, thứ trưởng ngoại giao Hà Nội khoe thành tích phát triển kinh tế, tạo việc làm cho dân để chứng minh quan niệm về nhân quyền toàn diện của chế độ độc tài cộng sản. Nhưng sự độc diễn vô vị đó không thể kéo dài khi Ủy Hội Nhân Quyền đi vào các cuộc thảo luận chuyên đề.

 

Trong phiên họp ngày 24 tháng ba, đại diện Gia Nă Đại, ông Paul Meyer xác định rằng không có lư do nào để bào chữa cho hành vi xâm phạm sự toàn vẹn nhân thể. Ông nói tiếp: Vậy mà thế giới đang chứng kiến những trường hợp tra tấn, giam cầm độc đoán, sát hại ngoài quy thức ṭa án, bắt đem đi mất tích hoặc thi hành nhiều án tử h́nh. Chẳng hạn như tại Bắc Hàn, nhân quyền không được tôn trọng là một thực tại thường nhựt. Ông Paul Meyer bày tỏ sự lo lắng sâu xa trước t́nh trạng quyền làm người bị chà đạp nghiêm trọng trên thế giới. Rồi ông tố cáo và lên án một số nước "phạm tội" điển h́nh, từ Ba Tư đến Congo, từ Soudan đến Colombie, từ Miến Điện đến Cuba, từ Việt Cộng đến Trung Cộng. Đại diện Hà Nội tại Genève, Đặng Trần Nam Trung phản ứng yếu ớt: "Tại nước tôi, không ai bị giam giữ v́ phát biểu quan điểm chính trị và tôn giáo của ḿnh. Chỉ những người vi luật mới bị nhốt, chiếu theo h́nh luật. Tôi tiếc rằng bản tuyên bố của đại diện Gia Nă Đại đă căn cứ vào những nguồn tin không xác thực và như vậy đi ngược lại tinh thần hợp tác và đối thoại tại diễn đàn này" (sic). Một "điệp khúc" hát măi bằng giọng lưỡi gỗ, khiến người nghe thêm nhàm chán, quay mặt cười mai mỉa, nhứt là các tổ chức quốc tế bênh vực nhân quyền. Ông Paul Meyer không buồn tranh luận. Chỉ cần bước ra khỏi pḥng họp, mọi người, kể cả phái đoàn Việt Cộng, sẽ thấy ngay hai tấm bản đồ thế giới in nhiều màu khổ 50 x 80 cm. Bản đồ thứ nhứt có in tựa lớn "MAP OF FREEDOM 2004", của Freedom House (Ṭa Nhà Tự Do). Tất cả các nước trên địa cầu được tô màu. Phần chú thích viết: Xanh = Free, Vàng = Partly Free và Tím = Not Free. Ở Á Châu, chỉ có Miến Điện, Cao Miên và bốn nước cộng sản Việt Nam, Lào, Trung Hoa, Bắc Hàn được tô màu tím, nghĩa là "Không có Tự Do". Ở Mỹ Châu, Cuba và Haiti là hai nước được tô màu tím. Bản đồ thứ hai có in tựa lớn "La liberté de la presse dans le monde en 2005 - Freedom of the press worldwide in 2005" của Reporters sans Frontières (Phóng Viên Không Biên Giới). Tất cả các nước trên địa cầu được tô màu. Phần chú thích viết: Trắng = Situation bonne/Good situation, Xanh = Situation plutôt bonne/Satisfactory situation, Vàng = Problèmes sensibles/Noticeable problems, Cam = Situation difficile/Difficult situation và Hồng = Situation très graves/Very serious situation.

 

Ở Á Châu, chỉ có Miến Điện và bốn nước cộng sản Việt Nam, Lào, Trung Hoa, Bắc Hàn được tô màu hồng, nghĩa là "T́nh trạng rất nghiêm trọng". Trái lại, Cao Miên được tô màu vàng, nghĩa là báo chí chưa được tự do thật sự nhưng vẫn hơn Việt Cộng. Bên cạnh đó, có trưng bày nhiều tài liệu liên quan đến những vụ vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, Trung Hoa, Bắc Hàn, Lào và Cuba do các tổ chức quốc tế bênh vực nhân quyền phổ biến.

 

Suốt ngày 31 tháng ba, Ủy Hội tiếp tục thảo luận về các Quyền Dân sự và Chính trị. Bà Elisabeth Middleton (Văn Bút Na Uy) và bà Fawzia Assaad (Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại) thay mặt Văn Bút Quốc Tế và Hội các Nhà Xuất Bản Quốc Tế. Bà Elisabeth Middleton tố cáo và lên án sự gia tăng tổng trấn áp các nhà văn và nhà báo dùng Internet để hành sử quyền tự do phát biểu của ḿnh. Nhiều văn hữu bất hạnh là nạn nhân của những sự hạch sách, hăm dọa, giam cầm kéo dài và có người bị ám sát nữa. Trung Cộng là Nhà nước bất bao dung nhứt đối với những nhà dân chủ đối kháng dùng Internet. Theo bản kiểm tra của Ủy ban Văn Bút Quốc Tế bênh vực Nhà Văn bị cầm tù, chế độ Bắc Kinh đang nhốt tù 27 nhà cầm bút đă phổ biến những bài báo trên các trang Web độc lập. Kế đến là chế độ Hà Nội với thành tích tước đoạt tự do (tù đày hoặc quản chế) của ít nhứt 7 nhà dân chủ đối kháng dùng Internet để diễn đạt tư tưởng. Tiếp theo là các chế độ La Havane, Malé và Damas. Kết luận, bà Elisabeth Middleton đ̣i các nhà cầm quyền liên hệ chấm dứt đàn áp và giam nhốt những người v́ không muốn bị kiểm duyệt đă t́m đến Internet để công khai nói lên những điều suy nghĩ của ḿnh. Trong phiên họp này, đại diện Hà Nội đă lánh mặt, im hơi lặng tiếng. Nhưng họ cũng đă được đại diện Văn Bút Quốc Tế đón đưa cho bản Quyết Nghị về Việt Nam do Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại biên soạn. Trong tài liệu đó, họ sẽ phải đọc thấy tên một số nhà dân chủ đối kháng : Trương Văn Lân (Trần Văn Lương), Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ B́nh, Nguyễn Hồng Quang, Vơ Lâm Tê (Hướng Dương Vũ Đ́nh Thụy), Phạm Văn Thương (Thích Tuệ Sỹ), Lê Đ́nh Nhân (Thích Huyền Quang), Đặng Phúc Tuệ (Thích Quảng Độ), Lê Chí Quang, Nguyễn Đ́nh Huy, Nguyễn Văn Lư và Nguyễn Đan Quế. Họ sẽ không thể quên ông Đổ Nam Hải (Phương Nam) vừa bị sa thải, cùng với một nhà báo sắp bị truy tố ra ṭa về tội danh "chiếm đoạt tài liệu mật của nhà nước" là nữ kư giả Nguyễn Thị Lan Anh. Không biết đại diện Hà nội ở đâu? Họ nên hiện diện để nghe thấy ông Ambeyi Ligabo, Báo cáo viên đặc biệt của Ủy Hội Nhân Quyền tường tŕnh về t́nh trạng vi phạm Quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm.

 

Phúc tŕnh ghi rằng nhà cầm quyền Việt Nam chưa trả lời văn thư của ông Ambeyi Ligabo yêu cầu họ chính thức"mời" ông đến Việt Nam. Ông c̣n than phiền rằng Hà Nội chưa trả lời văn thư của ông liên quan đến ông Nguyễn Vũ B́nh khi được tin nhà báo tuyệt thực để phản đối bản án bất công và vô nhân đạo. Cần nói thêm, ông Ambeyi Ligabo kư gởi văn thư vừa kể c̣n nhân danh cả ông Theo Van Boven, Báo cáo viên đặc biệt về tra tấn, đối xử độc ác và chà đạp nhân phẩm. Sau phiên họp, ông Ambeyi Ligabo cũng nhận được bản Quyết Nghị về Việt Nam do thi hữu Nguyên Hoàng Bảo Việt (Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại) trao tận tay. Được biết ông Lê Nhân Quyền (Hội Nhà Báo Thụy Sĩ Độc Lập/Association Indépendante des Journalistes Suisses) cũng đă tham dự một số buổi họp tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève. "Liên Minh" Văn Bút Quốc Tế và Hội các Nhà Xuất Bản Quốc Tế c̣n được tăng cường với sự có mặt của bà Sara Whyatt, Giám đốc Chương tŕnh Ủy ban bênh vực Nhà Văn bị cầm tù đến từ Luân Đốn, Chủ tịch Văn Bút Na Uy Kjell Olaf Jensen đến từ Oslo, Văn Bút Thụy Sĩ Đức Thoại Kristin Schnider đến từ Zurich và Văn Bút Thụy Sĩ Ư Thoại Franca Tiberto đến từ Lugano.

 


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]