Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam thỉnh nguyện TT Bush tôn trọng cam kết Nhân Quyền và Dân Chủ

 

 

Tiếp sau cuộc gặp gở giữa Tổng Thống George W. Bush và Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam Phan Văn Khải tại Ṭa Bạch Ốc ngày 21 tháng 6 vừa qua, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đă gởi đến TT Bush một bức thư nội dung kêu gọi Tổng Thống giữ vững những cam kết về nhân quyền và dân chủ.

Sau đây là bản dịch bức thư:

 

 

 

 

MẠNG LƯỚI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM

12522 Brookhurst Street, Suite 23

Garden Grove, CA 92840

Tel.: (714) 636-8895; Email: vnhrnet@vietnamhumanrights.net

Website: www.vnhrnet.org

 

 

 

Ngày 24 tháng 6 năm 2005

 

 

Kính Gởi Tổng Thống George W. Bush

Ṭa Bạch Ốc

Washington, D.C. 20500

 

Kính Thưa Tổng Thống:

 

Trong hai lá thư riêng rẽ gởi đến Tổng Thống trong tháng nầy, một của những người Mỹ gốc Việt yêu chuộng dân chủ và một của 45 Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu Hoa Kỳ, cả hai lá thư đều thỉnh cầu Tổng Thống áp lực Hà Nội cải thiện t́nh trạng nhân quyền. Nhưng tiếc thay, vào ngày 21-6-2005, trong cuộc gặp gỡ với Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam Phan văn Khải, Tổng Thống chỉ ca ngợi sự gia tăng hợp tác về kinh tế và an ninh giữa hai nước mà không hề đả động ǵ đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.

 

Giọng điệu hài ḥa của Tổng Thống quả t́nh rất khác với chính sách đ̣i hỏi nhân quyền của Hoa Kỳ đối với các quốc gia tại Trung Đông. Chính Tổng Thống cũng đă nhiều lần tuyên bố Hoa Kỳ theo đuổi chính sách ủng hộ dân chủ hóa toàn cầu, và trong bài diễn văn nhậm chức nhiệm kỳ hai, Tổng Thống cũng đă tái khẳng định:"Bất cứ  ai đang sống dưới sự áp bức và tuyệt vọng nên biết rằng: Hoa Kỳ sẽ không làm ngơ trước t́nh trạng bị áp bức của quư vị, và sẽ không tha thứ những kẻ đàn áp quư vị".

 

Đối với Việt Nam và Thủ Tướng Khải th́ chuyến công du nầy có một tầm quan trọng đặc biệt. Đây là một nỗ lực nhằm thuyết phục Hoa Kỳ yễm trợ Việt Nam gia nhập tổ chức Mậu Dịch Quốc Tế. Thông thường, sự gia nhập của Việt Nam vào tổ chức kinh tế thế giới nầy là điều đáng được khích lệ. Ngoài triển vọng kinh tế, Việt nam c̣n có tiềm năng trở thành một đồng minh chiến lược  quan trọng cho nhu cầu ổn định trong vùng. Tuy nhiên, các sách lược về kinh tế và quân sự nầy cần phải được quân b́nh song hành với nỗ lực vận động dân chủ và nhân quyền. V́ thế, trong một bài quan điểm đăng ngày 21-6-2005, tờ Washington Post đă đưa ra nhận định: "Chính v́ muốn duy tŕ một vùng Đông Á phát triển và ổn định, Hoa Kỳ không thể chấp nhận một chính quyền chỉ có thể tồn tại nhờ kềm kẹp báo chí và bỏ tù những ai bất đồng chính kiến; bởi v́ nếu chính quyền e sợ dân chúng th́ làm sao có thể duy tŕ ổn định? Tương tự như thế, Hoa Kỳ sẽ được dân chúng trong vùng kính nể v́ chủ trương bênh vực những giá trị nhân bản chứ không phải Hoa Kỳ chỉ là đồng minh của những chế độ độc tài như đă từng xảy ra trước đây tại Trung Đông.

 

Sau khi gặp Thủ Tướng Phan văn Khải, Tổng Thống c̣n ca ngợi Việt Nam đă kư kết với Hoa Kỳ một hiệp ước nhằm gia tăng tự do tôn giáo tại Việt Nam. Mặc dầu đó là một tin vui và là một bước tiến, nhưng bất cứ hiệp ước nào với Cộng Sản Việt Nam cũng đều phải được đề cao cảnh giác. Năm 1968, trong dịp hai phe đồng ư hưu chiến nhân dịp Tết Mậu Thân, Cộng quân đă bất thần tấn công nhiều thành phố lớn của Miền Nam gây nên tang tóc khủng khiếp. Năm 1973, Cộng Sản Việt Nam kư kết Hiệp Ước Ḥa B́nh Paris, đưa đến việc Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam, nhưng ngay lập tức, Hà Nội đă xua quân xâm lăng Miền Nam năm 1975. Đối với Cộng Sản Việt Nam, nếu không có sự giám sát và bảo đảm chắc chắn, không có bất cứ hiệp ước nào có thể đáng tin và đứng vững.

 

Dân biểu Chris Smith, Chủ Tịch Tiểu Ban Phi Châu, Nhân Quyền Toàn Cầu và Quốc Tế Sự Vụ, đă tuyên bố trong cuộc điều trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ ngày 20-6-2005 rằng Việt Nam không có tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do chính trị và tất cả những quyền tự do khác như tại các nước có dân chủ thật sự. Chính v́ những chà đạp nhân quyền đó, và đặc biệt, v́ những vi phạm tự do tôn giáo một cách trầm trọng mà bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đă xếp Việt Nam là "một quốc gia đáng quan tâm đặc biệt". Hiêp Ước gia tăng tự do tôn giáo mà Hà Nội mới kư kết với Hoa Kỳ cũng chỉ là những hứa hẹn suông nhằm loại trừ triển vọng có thể bị trừng phạt do Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo của Hoa Kỳ năm 1998. Chính v́ thế, Việt Nam chưa thể ra khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC). Ưu thế lớn nhất của Hoa Kỳ là sức mạnh kinh tế, và Hoa Kỳ phải xử dụng sức mạnh nầy để áp lực Hà Nội cải thiện t́nh trạng nhân quyền tại Việt Nam.

 

Kính thưa Tổng Thống, cả thế giới và nhân dân Việt nam đang hướng về Tổng Thống. Chúng ta có cơ hội và khả năng giúp thế giới có một tương lai  tốt đẹp hơn. Xin Tổng Thống hăy cương quyết ủng hộ nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam và khắp nơi trên thế giới.

 

Cám ơn Tổng Thống và cầu xin Thượng Đế ban phước lành cho Tổng Thống.

 

Kính Thư,

 

Nguyễn Thanh Trang

Trưởng Ban Phối Hợp

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam.

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]