Vận Động Quốc Hội Hoa Kỳ đặt vấn đề nhân quyền trong việc cứu xét quy chế thương mại b́nh thường vĩnh viễn cho Việt Nam

 

MLNQVN - 12.7.2006 

Quốc Hội Hoa Kỳ sắp cứu xét việc cấp cho Việt Nam Quy Chế Thương Mại B́nh Thường Vĩnh Viễn (Permanent Normal Trade Relations hay PNTR), giúp Việt Nam có điều kiện để xin gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (World Trade Organization hay WTO).

 Trong khi Quốc Hội xét PNTR cho Việt Nam qua hai dự luật S. 3495 ở Thượng Viện và H.R. 5602 ở Hạ Viện, chúng ta tranh đấu đ̣i hỏi Quốc Hội kèm theo các điều khỏan về nhân quyền như quyền tự do tôn giáo, tự do thông tin, quyền của người lao động, quyền giao lưu văn hóa phẩm hai chiều trong nguyên tắc công bằng “fair trade” của WTO v.v..

T́nh trạng Nhân Quyền ở Việt Nam vẫn c̣n tồi tệ trong những năm gần đây, v́ vậy mà Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ vẫn giữ Việt Nam trong danh sách “các quốc gia cần được quan tâm đặc biệt” (Countries of Particular Concern hay CPC). Ngày 25-1-2006, Nghị Hội Âu Châu (Parliamentary Assembly of the Council of Europe hay PACE) đă ủng hộ Nghị Quyết 1481 “lên án mạnh mẽ những sự vi phạm nhân quyền trầm trọng bởi những chế độ cộng sản độc tài; biểu lộ sự thiện cảm, hiểu biết, và công nhận những nạn nhân của những tội ác này.” Ngày 6-4-2006, Hạ Viện Hoa Kỳ đă thông qua Quyết Nghị 320 đ̣i hỏi Việt Nam trả tự do tức thời và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm và tuân theo các điều khỏan của Nghị Quyết Âu Châu, nhưng Cộng Sản Việt Nam đă bác bỏ các lời kêu gọi này. 

Đặc biệt, các cuộc phản đối công khai chính sách lao động của công nhân Việt Nam liên tục từ đầu năm 2005 đến nay cũng chứng tỏ chế độ cộng sản không có tư cách đại diện giai cấp  công nhân như họ luôn luôn tự nhận. Hàng trăm công nhân đă bị bắt giam chỉ v́ phải đ́nh công để đ̣i quyền lợi chính đáng của họ. Trong khi đó, các tôn giáo vẫn tiếp tục bị đàn áp thô bạo đến mức một số ítn đồ phải chọn con đường tự thiêu để phản đối.

 Trước t́nh trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng của chính quyền cộng sản Việt Nam, hơn 50 tổ chức và cá nhân đă gởi bức thư không niêm đến Tổng Thống và ṭan thể các vị dân cử của Quốc Hội Hoa Kỳ, cũng như đăng nguyên trang trên báo USA Today vùng Hoa Thịnh Đốn ngày 11/7/2006, một ngày trước khi Ủy Ban Tài Chánh Thượng Viện điều trần về dự luật S. 3495. Và có thể không quá cuối tháng Bảy 2006 này, Ủy Ban Chuẩn Chi Hạ Viện sẽ điều trần dự luật H.R. 5602 cũng như ṭan thể Quốc Hội sẽ quyết định về PNTR.

 Chúng tôi tha thiết kêu gọi toàn thể đồng bào hải ngọai vui ḷng tiếp tay vào công tác quan trọng và gấp rút nầy. Kính xin quư vị ở Hoa Kỳ vui ḷng tiếp xúc ngay với các đại diện dân cử liên bang của ḿnh (một dân biểu và 2 nghị sĩ) để nhờ chuyển tới Quốc Hội Hoa Kỳ thỉnh nguyện của chúng ta là đ̣i hỏi đính kèm theo đạo luật cho Việt Nam được hưởng PNTR các điều khỏan về nhân quyền và dân chủ, nhất là quyền của giới sản xuất sản phẩm để có sự trao đổi thương mại, như công nhân ở Việt Nam và các nhà sản xuất văn hóa phẩm ở Hoa Kỳ.

Để giúp cho việc vận động được dễ dàng, chúng tôi xin đề nghị một vài lời vắn tắt để tŕnh bày với các vị dân cử. Chúng ta có thể tiếp xúc với họ qua việc lấy hẹn để gặp họ, hay phụ tá của họ ở văn pḥng địa phương, hoặc gởi thư, gởi fax, gọi điện thọai, viết E-mail. Cách nào cũng đều có tác dụng, trừ phi chúng ta không làm ǵ cả.

 “Dear Senator (or Congressman/Congresswoman) ….

I’m a voter in your district (or your state). To my knowledge, Congress will consider granting Vietnam the permanent normal trade relation status in the coming days. I would like to ask you to amend or attach to the bill a few human rights conditions that are relevant to the fair trade principle and the fabrics of a sustainable relationship of both countries. The amended bill should include the rights of Vietnam’s workers to form independent labor unions, the rights of Vietnamese American producers of cultural products to export to Vietnam, the rights of the Vietnamese people to have freedom of beliefs, freedom of expressions and other basic human rights in the UN’s Universal Declaration of Human Rights.”

 Đây là cửa sổ cơ hội và nó có liên hệ đến chúng ta ở đây cũng như thân nhân, đồng bào của chúng ta ở trong nước, xin quư vị tham dự để tạo sự thay đổi trong ồn ḥa và tốt đẹp.

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]