Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang bị hăm dọa v́ phát biểu chính kiến

Việt Hùng, phóng viên đài RFA phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang ngày 11.04.2005

 

Lời giới thiệu: Sau vụ bị 3 người tự xưng là cựu chiến binh đến nhà hăm dọa v́ chính kiến của ḿnh, Tiến Sĩ Nguyễn Thang Giang đă gởi một lá thư ngỏ đến các cấp chính quyền để tŕnh bày vụ việc. Cho tới nay không những không có một hồi âm nào, cũng như các cấp chính quyền vẫn giữ im lặng trước lời của Quốc Hội Pháp mời TS Nguyễn Thanh Giang tham dự hội nghị về Việt Nam sau 30 năm kể từ ngày chiến tranh chấm dứt.

 TS Nguyễn Thanh Giang:  Có lẽ câu chuyện nó kết thúc đột ngột quá thành ra tôi cũng không kịp nghi nhận xem tên của các cậu ấy là ǵ và địa chỉ ở đâu. Các cậu đi ra th́ tôi tiễn chân ra ngoài sân, tôi không thấy có xe đạp cũng không thấy có xe máy ǵ cả. Tôi bảo rằng là ở ng̣ai đó h́nh như có xe taxi chờ đón các cậu ấy. Cho nên chúng tôi khẳng định rằng đây không có thương binh, không có cựu chiến binh thực nào cả, mà đấy chỉ là bọn lính đánh thuê, nó định vào để nó gây sự.

Việt Hùng: Về phía TS và gia đ́nh th́ có tŕnh báo với công an phường?

TS Nguyễn Thanh Giang: Tôi có báo cho các anh ở công an thành phố. Hôm các anh đến tôi có tŕnh bày ba vấn đề. Thứ nhất là tôi báo cáo lại sự kiện có 3 người mạo danh là cựu chiến binh đến để gây gổ với tôi, thứ hai là tôi cũng xin nói thẳng với các anh rằng tôi muốn trao đổi với các anh để trao đổi với cấp trên về những nhận định của tôi đối với t́nh h́nh rất nguy cấp của Việt Nam và mấy ư kiến của tôi để mà báo động với các cấp lănh đạo. Ư kiến thứ ba, tôi nói với các anh ấy, là tôi mới nhận được một giấy mời đi dự hội nghị bàn tṛn ở tại Hạ Nghị Viện Pháp để mà bàn thảo về những thành quả của 30 năm hậu chiến của VN... nhờ các anh về báo cáo với cấp lănh đạo xem là các anh thấy là có thể cho tôi đi dự hội nghị được không?

Một trong hai ông công an thành phố, trung tá, thượng tá ǵ đấy nói với tôi rằng hôm nay mùng 7, mà đến 28 đă họp rồi, sợ thủ tục không thành, làm hộ chiếu cũng mất hết 20 ngày. Tôi mời bảo với các anh ấy là (cười...) làm như tôi không biết đấy, các cấp lănh đạo thấy rằng muốn cho tôi đi, hoặc là nếu cho tôi đi th́ có lợi hơn cho tiếng tăm của Đảng, của nhà nước th́ tôi cam đoan với các anh là chỉ trong ṿng nửa ngày là tôi nhận được hộ chiếu không có vấn đề ǵ cả. Thế rồi các anh ấy cầm giấy mời của tôi về, hôm nay cũng chưa thấy trả lời ǵ.

Việt Hùng: Với cái nh́n của TS th́ liệu rằng các cấp chính quyền có đồng ư để TS đi tham dự.

TS Nguyễn Thanh Giang: Tôi nghĩ rằng nếu mà những người lănh đạo họ có bản lănh một chút và họ có nghĩ đến quyền lợi chung của đất nước, của dân tộc, tôi nghĩ rằng họ nên để cho tôi đi v́ mấy lư do. Thứ nhất là không đối xử tàn tệ với những người mà lâu nay họ cho rằng là những người đấu tranh cho dân chủ. Thứ hai, họ cũng phải nh́n thấy rằng tôi muốn làm một người đấu tranh ôn ḥa.

Việt Hùng: Nhưng thưa TS lấy ǵ dám đảm bảo rằng là TS sẽ không tạo chuyện ǵ bất lợi nếu như chính quyền họ đồng ư cho TS đi.

TS Nguyễn Thanh Giang: Không. Khi mà tôi đấu tranh ôn ḥa tức là tôi là một người hiền lành tử tế. Sở dĩ tôi đấu tranh ôn ḥa v́ tôi có tính toán đến đường đi nước bước cho Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tôi không có chủ trương là chống phá ĐCSVN. Nhưng tôi biết rằng Đảng CSVN đang ngồi trên đầu nhân dân tôi , đất nước tôi. Bây giờ nó sụp đổ th́ nó đổ lên đầu nhân dân tôi, đất nước tôi chứ. Tôi không muốn chống họ, tôi không muốn làm cho họ sụp đổ, mà chính là tôi muốn làm cho họ phải được cải tạo để xứng đáng với đất nước, dân tộc và xứng đáng với sự lựa chọn của đất nước và dân tộc. C̣n nếu họ không nh́n thấy điều đó, ai mà nói mà nói khác họ một tí th́ họ bảo chống họ th́ càng ngày họ càng nhiểm thuốc độc bởi những lời tán tụng, bởi những lời của những kẻ cơ hội, tôi cho rằng họ sụp đổ là do họ chứ đâu phải do chúng tôi đâu. Như ông Trần Đại Sơn đă nói một câu rất hay rằng "nếu mà chúng tôi không chống th́ Đảng CSVN nó sụp đổ từ lâu rồi".

Việt Hùng: Thưa TS, để trở lại chuyện xảy ra cho TS và gia đ́nh hôm mùng 5 tháng 4 vừa qua, TS có gởi một lá thơ với h́nh thức thư ngỏ cho các cấp chính quyền cũng như các cơ quan truyền thông, báo chí ở trong nước chuyện đă xảy ra  với TS và gia đ́nh. TS có thể cho biết nội dung của lá thư đó là ǵ và kể từ hôm TS gởi cho đến nay đă có hồi âm nào chưa?

TS Nguyễn Thanh Giang: Hôm mùng 8 tháng 4 vừa rồi cho đến bây giờ cũng không thấy ai nói là đă nhận được, cũng như lá thư lúc trước nó rơi vào im lặng đáng sợ thế thôi.

Việt Hùng: Nội dung trong lá thư ngỏ mà TS gởi...?

TS Nguyễn Thanh Giang: Tôi có thông báo với các ông ấy sự kiện đó nó xảy ra và tôi cho rằng sở dĩ... tôi có phân tích v́ sao mà có một chiến dịch, một mặt là báo An Ninh Thế Giới th́ viết một bài bôi nhọ và Nguyễn Như Phong nói những lời rất láo sượt đối với học giả Trần Khuê (Chân Tướng Của Một Người Khoác Áo "Dân Chủ"). Sao khi nghe chuyện đó, tôi có trao đổi với anh Trần Khuê và anh bảo chuyến này anh phải đưa Nguyễn Như Phong ra ṭa. Và tôi cho rằng một nước pháp quyền th́ đúng là cậu Nguyễn Như Phong phải ra hầu ṭa về tội loạn ngôn chứ không phải ông Trần Khuê loạn ngôn. Đấy là một việc đối với Trần Khuê.

Việc thứ hai đồi với tôi, cũng là sự kiện mà sau khi tôi tŕnh bày với bạn bè, họ cho đấy là một sự nghiêm trọng và họ hết sức sửng sốt. V́ sao mà lại có những việc nó dồn dập... có thể họ sẽ mở một chiến dịch mới chăng. Mà trong chiến dịch này, nó được xảy ra, do tôi phân tích là do 4 nguyên nhân.

Thứ nhất là sau khi ông Nguyễn Chí Vịnh đă được yên vị, đă được phong Trung tướng rồi. Thứ hai là sau khi hạn 15 tháng 3 tức là về quyết định trừng phạt của Mỹ đối với VN nó đă qua rồi. Thứ ba là sau khi bây giờ cái mốc mà họ vào WTO vào tháng 12 năm 2005 nó cũng không c̣n là một cái mốc họ thấy có thể phấn đấu được nữa. Và thứ tư là sau bài trả lời phỏng vấn của tôi đối với đài RFA về bài của TS Lê Đăng Doanh. Thế th́ sau 4 sự kiện như vậy, tôi thấy họ định vùng lên, họ mở một chiến dịch mới chăng


THƯ CUẢ TIẾN SĨ NGUYỄN THANH GIANG

 

Kính gửi:

 các vị lănh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan thông tấn -báo chí

 

Sau bài "Về vụ án chính trị siêu nghiêm trọng liên quan đến Tổng cục 2" viết ngày 19 tháng 8 năm 2004 và bài "Bộ quốc pḥng rời bỏ nhiệm vụ chính của ḿnh- Cảnh báo nguy cơ mất nước" viết vào những ngày chuẩn bị kỷ niệm 60 năm thành lập quân đội nhân dân Việt Nam được tán phát rộng răi và xuất hiện trên internet th́ một loạt sự việc đen tối đă xẩy ra đối với tôi:


1- Năm bức thư, ba bức xưng là của cá nhân, hai bức kư tên tập thể được gửi đến tôi với những lời đe doạ. Bức thư không đề ngày, không kư tên, xưng là của một cựu chiến binh ¼ viết: ."..Tôi xin đại diện cho một số thương binh, cựu chiến binh ở nơi tôi cư trú cảnh báo cho biết là ông đă đi quá xa và khuyên ông hăy sớm tỉnh ngộ khi c̣n chưa quá muộn. Đừng để chúng tôi phải ra tay trừng trị...." Bức thư đề ngày 20 tháng 10 năm 2004 xưng: "Chúng tôi là anh em cựu chiến binh, thương binh đang sinh sống, làm ăn ở tỉnh Hoà B́nh..." viết ."..Chúng tôi tuy tuổi đă cao, một số người không c̣n lành lặn, sức khoẻ có hạn nhưng sau khi đọc bài viết của ông, chúng tôi sục sôi căm phẫn, hẹn nhau dứt khoát vào ngày gần đây chúng tôi sẽ tập trung nhièu người kéo đến nhà ông...." Bức thư xưng là cựu chiến binh ở Hà Nam có 7 chữ kư không lư lẽ ǵ mà chỉ hăm doạ tương tự.


Có mấy điểm đáng ngờ đối với những bức thư trên là:


a) Câu ."..cảnh báo cho biết là ông đă đi quá xa..." trong bức thư trên vô t́nh để lộ tung tích người viết rằng anh ta đă được giao nhiệm vụ nghiên cứu các bài viết của tôi rất kỹ để thấy lần này tôi đă "đi quá xa" (chủ trương, đường lối của Đảng) so với trước đây mới chỉ "đi xa" thôi. Đối với một người không có nhiệm vụ giám sát tôi mà lại kiên tŕ đọc tôi th́ tất phải là người có thiện cảm với tôi chứ không thể như thế.


b) Bức thư 7 chữ kư nói là của những người đang làm ăn rải rác ở Hà Nam nhưng tất cả chữ kư đều chững chạc, ra dáng cán bộ có cương vị nhất định.


c) Chữ đề ngoài phong b́ của hai bức thư gửi từ Hoà B́nh và Hà Nam đều cùng nét viết của một người.


d) Cả năm bức thư, không thư nào dám ghi địa chỉ cụ thể của người gửi. Nghĩ rằng, nếu họ là người thật th́ họ thừa biết họ làm việc này sẽ không chỉ được bảo vệ mà c̣n được tưởng thưởng, vây th́ sao họ phải dấu mặt?

2- Ngày 27 tháng 10 năm 2004, trên dường đi đón cháu nội đi học về, tại ngă tư trên đường Láng Hạ - Thanh Xuân, gần cầu Cống Mọc mới, một người như chực sẵn lao xe vào tôi và gây sự chửi bới. Tôi phải nín nhịn bỏ đi ngay.


3- Xuất hiện trên các tờ báo Công an Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Pháp luật... một loạt bài thoá mạ, lên án và đe doạ tôi. Điều kỳ lạ là, cuối những bài viết này nói chung người viết không dám kư tên thật. Có người cho tôi biết Nguyễn Thế Hồng là một phóng viên của báo Công an Nhân dân, nhưng đó không phải tên thật, cũng không phải bút danh thường dùng của anh ta.
Trước nguy cơ khủng bố điên cuồng đó, ngày 28 tháng 10 năm 2004 tôi phải gửi "Thư cấp báo" đến một số nơi. "Thư cấp báo" được khẩn cấp gửi tới các cơ quan hữu trách của Nhà nước và được loan tải rộng răi trong và ngoài nước đă làm cho chiến dịch kia lắng dịu đi gần nửa năm trời.

Nhưng,
Sau khi ông Nguyễn Chí Vịnh đă được phong trung tướng,
Sau thời hạn 15 tháng 3, nguy cơ trừng phạt của Mỹ đối với Việt Nam dường như đă bị đẩy lùi
Sau khi mốc phấn đấu vào WTO 30-12-2005 không c̣n câu thúc nữa v́ đă thất vọng
Sau bài trả lời phỏng vấn của tôi về bài nói của tiến sỹ Lê Đăng Doanh
Một sự việc đầy kịch tính vừa xẩy ra ở nhà tôi:


Mười giờ sáng ngày 4 tháng 4 năm 2005, ba người đàn ông ập vào nhà tôi. Mấy ngày gần đây và trước lúc những người này ập vào đă xẩy ra hiện tượng lạ. Chuông điện thoại nhà tôi thỉnh thoảng reo, tôi hoặc người nhà nhắc máy trả lời alô. Đầu dây bên kia không nói ǵ mà cúp máy ngay. Tôi hiểu rằng họ muốn kiểm tra xem gia đ́nh tôi những ai đang ở nhà.
Tôi từ trên gác bước xuống, hai người đă ngồi ở ghế đối diện và một người đă chực sẵn trên chiếc ghế cùng ngồi với tôi. Trong tay họ lăm lăm những bản photo các bài báo Công an Nhân dân, Pháp luật... lên án tôi. Họ nhập đề ngay: Chúng tôi là những thương cựu chiến binh hôm nay đến đây để hỏi ông v́ sao ông lại viết rằng cuộc chiến tranh chống Mỹ vừa qua là vô nghĩa đối với cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ? Tôi hỏi họ từ đâu đến. Hai người ở Hà Nội, một người từ Hưng Yên (Không phải những người từng gửi thư cho tôi). Tôi hỏi họ đă tham gia cuộc chiến tranh nào? Họ trả lời chiến tranh chống Mỹ. Tôi tiếp lời họ: c̣n tôi, tôi đă tham gia Kháng chiến Chống Pháp.


Khi nói chuyện, tôi có thói quen vung tay một cách thoải mái, thân t́nh. Như đă được dặn ḍ trước về đặc điểm này, một người có vẻ trưởng nhóm chớp thời cơ, sừng sộ ngay: Tại sao anh lại chỉ vào mặt tôi?. Cùng lúc, một người ngồi đối diện chuyển ngay chỗ, sang ghế tôi, cùng người kia áp sát hai bên tôi, sắn tay áo lên. Tôi b́nh thản hỏi: Tôi muốn biết các anh đă đọc chính bài viết của tôi chưa? Tên bài báo là ǵ? Không ai biết cả. Tôi nói: để tôi xin biếu các anh mấy bài viết đó, cả mấy cuốn sách của tôi nữa. Các anh về đọc xong, một hai tuần sau, tôi mời các anh đến đây ăn cơm, uống bia với nhau rồi cùng trao đổi. Chắc rồi các anh sẽ thấy tôi nói ǵ, viết ǵ đều v́ các anh. Về phần tôi, các anh đến đây th́ thấy rồi, nhà cao, cửa rộng, vợ đẹp, con khôn thế này tôi c̣n thắc mắc ǵ nữa, tranh đấu ǵ nữa.


Thế rồi... bỗng nhiên con trai tôi xuất hiện. Cậu ta không nói không rằng, cứ ngồi ở bậc thang cách đấy vài mét tṛng tṛng nh́n ba ông khách thiếu nhă nhặn kia. Con trai tôi cao gần một mét tám, nặng gần tám mươi cân. Ít phút sau, trời xui đất khiến sao, ba người bạn trẻ của tôi cũng t́nh cờ kéo đến. Tôi thân mật khoát tay mời họ lên tầng hai ngồi chờ. Có lẽ bọn này tưởng là người giúp việc của tôi gọi điện thoại mời họ đến. Mấy phút sau nữa, vợ tôi đi thăm bà con cũng vừa về. Không biết v́ chột dạ hay v́ câu chuyện của tôi làm cho họ chợt nhận ra những ǵ người ta đă kích động họ, giao nhiệm vụ cho là không đúng mà đột nhiên, cậu trưởng nhóm đứng dậy, rồi hai người kia cũng đứng dậy theo, rút lui. Tôi chưa kịp cầm thẻ thương binh của họ lên để ghi nhận tên và địa chỉ của họ và cũng không c̣n nhớ rằng câu chuyện đă kết thúc như thế nào.
Tiễn ba chàng "lính đánh thuê" ra cổng. Không thấy có chiếc xe đạp hay xe máy nào, họ lếch thếch đi bộ ra ngơ. Vợ tôi bảo ở ngoài đường h́nh như có chiếc taxi chờ họ.


C̣n nhớ sinh thời Trần Độ, sau mấy lần tổ chức các chiến dịch báo chí phê phán, lên án ông không hiệu quả, người ta cho một nữ điệp viên lừa dụ Trần Độ đến một khách sạn để nhận tài liệu của anh em Đà Lạt gửi ra. Khi vào pḥng, người đàn bà nọ cởi quần áo ôm lấy Trần Độ cho mấy chiếc máy bí mật đặt sẵn quay phim chụp ảnh. Người ta đem những tấm ảnh ấy ra bêu riếu trong các cuộc nói chuyện ở một số câu lạc bộ có nhiều lăo thành cách mạng và tướng lĩnh. Một vài anh em dân chủ khác cũng từng bị giăng bẫy kiểu này. Đối với tôi, chắc họ cũng ṿ đầu bứt tai nghiên cứu măi và thấy rằng không thể chơi kiểu đó. Bế tắc quá, họ đành dở ngón du côn này.


Tôi đă viết hàng ngh́n trang, qua hàng trăm bài chính luận đụng chạm đến nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề chính trị-xă hội. Chắc chắn đấy không phải là những trang viết tầm phào, vô bổ. Hẳn là phải có đúng, có sai rất rơ ràng nên mới làm cho họ sợ hăi và căm thù đến vậy. Tôi chỉ mong sao được họ trưng ra để công luận phân tích, mổ sẻ, phê phán, luận tội. Sao họ không dám làm mặc dù họ có thừa tiền thuê mướn bồi bút, có đội ngũ các nhà "lư luận" đông gấp vạn lần chúng tôi. Sao họ quẫn đến mức phải dở đến tṛ du côn hạ đẳng thế này.


Tôi khẩn cấp gửi bản tường tŕnh này đến các vị lănh dạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam và công luận không chỉ mong chiến dịch khủng bố này phải chấm dứt v́ sự an toàn cuả cá nhân mà c̣n để uy tín, danh dự của Đảng, của Nhà nước ta không bị bôi bẩn, ḷng tin của con người không bị suy sụp do sự chỉ đạo cuồng dại của bộ phận hữu trách nào đó

Hà Nội 8 tháng 4 năm 2005
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 - Khu tập thể Địa Vật lư Máy bay
Trung Văn- Từ Liêm- Hà Nội

 

 


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]