'Paulus Lê Sơn không phải Việt Tân'

 

 

Người Việt online

11-1-2013

PARIS (NV) - Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) trụ sở ở Paris, Pháp, đưa ra bản tin và tấm h́nh Paulus Lê Sơn tham dự khóa huấn luyện về truyền thông ở Bangkok do họ tổ chức để chứng minh anh đă bị nhà cầm quyền Hà Nội quy chụp cho tội danh mà anh không có để bỏ tù.

Trong phiên ṭa sơ thẩm dàn dựng chiếu lệ vào các ngày 8 và 9 tháng 1, 2013 tại thành phố Vinh, Nghệ An, anh Lê Văn Sơn bút hiệu Paulus Lê Sơn đă bị kết án đến 13 năm tù và 5 năm quản chế và bị vu cho là “cấu kết với các thế lực thù địch” đặc biệt là đảng Việt Tân để âm mưu lật đổ chế độ.

Hai người khác là Hồ Đức Ḥa (38 tuổi), và Đặng Xuân Diệu (33 tuổi) bị cùng bản án như anh Sơn trong khi 11 người khác bị các bản án nhẹ hơn.

Trong bản tuyên bố hôm Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013, RSF gọi bản án đối với những người vừa nói là “vô căn cứ.” RSF đưa ra tấm h́nh chụp Lê Sơn đang tham dự khóa huấn luyện ở Bangkok do RSF tổ chức hồi tháng 7, 2011 để chứng minh rằng anh không tham dự khóa huấn luyện của Việt Tân.

“Chúng tôi có bằng cớ chứng tỏ nhà cầm quyền CSVN dựng đứng chứng cứ để bỏ tùợ những người viết blog đă chỉ trích chế độ.” Bản tuyên bố của RSF viết. “Paulus Lê Sơn không tham dự khóa huấn luyện từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 7, 2011 của Việt Tân nào cả v́ anh dự khóa huấn luyện của RSF ở Bangkok. Khóa học có chủ đích giúp các blogger tại nhiều nước Đông Nam Á khả năng quản lư và duy tŕ uy tín của các trang mạng trên các hệ thống truyền thông xă hội điện tử.”

“Các bản án nặng nề chỉ diễn tả tính chất đa nghi của nhà cầm quyền không những muốn kiểm soát tất cả mọi hành vi của người dân, mà c̣n được cung cấp các tin tức sai lầm của cơ quan t́nh báo,” RSF viết.

Theo Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, các blogger bị kết án tù ở thành phố Vinh bị vu cho tội âm mưu lật đổ nhà cầm quyền dựa vào các bằng chứng sai lạc. Trong thực tế họ đă phải trả giá cho những hành động mà nhà cầm quyền dị ứng.

Họ đă từng tham gia các buổi thắp nến cầu nguyện đ̣i tự do tôn giáo và tài sản cho giáo hội Công Giáo Việt Nam tại giáo phận Vinh cũng như tổng giáo phận Hà Nội. Họ tham dự các cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc bá quyền bành trướng và những phiên ṭa truy tố Tiến Sĩ luật Cù Huy Hà Vũ. Trường hợp Paulus Lê Sơn, anh c̣n là cộng tác viên của một số báo mạng Công Giáo như Nữ Vương Công Lư, Truyền Thông Chúa Cứu Thế.

Tổ chức RSF “mạnh mẽ bác bỏ” sự kết tội Lê Sơn và những người khác cũng như đ̣i hỏi phải trả tự do cho họ tức khắc.

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế (AI), Tổ chức Theo Dơi Nhân Quyền (HRW) cũng như chính phủ Hoa Kỳ đă lên án chế độ Hà Nội về phiên ṭa và bản án đối với 13 tín đồ Công Giáo và một tín đồ Tin Lành xử ở thành phố Vinh.

Theo blogger JB Nguyễn Hữu Vinh: “Các bị cáo đă nói lời sau cùng, Paulus Lê Văn Sơn đă nói như sau: ‘Xin cảm ơn gia đ́nh, mẹ già đă chăm sóc nuôi nấng, xin lỗi mẹ v́ những ngày mẹ yếu đau đă không chăm sóc được cho mẹ (Paulus Lê Văn Sơn vẫn chưa biết mẹ đă mất khi anh bị bắt giam không được về nh́n mẹ lần cuối). Xin cảm ơn các cậu, các d́ và anh em bạn bè đă chăm sóc mẹ khi ốm đau thay Sơn. Phần Sơn, tự xác định là ḿnh không có bất cứ tội ǵ, nguyện vọng chỉ là yêu cầu xử đúng người, đúng tội căn cứ luật pháp.”

Theo sự tường thuật của Nữ Vương Công Lư, “Phía an ninh điều tra Bộ Công An Việt Nam và ṭa án đă dựng chứng cớ giả để t́m cách kết tội blogger Lê Sơn. V́ thế, khi bị Lê Sơn và luật sư biện hộ của anh chất vấn và yêu cầu trưng ra bằng chứng th́ chủ tọa và thẩm phán phiên ṭa đă bối rối và rồi t́m cách lờ đi.”

Phiên ṭa đă diễn ra trong không khí đầy bạo lực, khủng bố, dù được tuyên truyền là “công khai.”

Đảng Việt Tân qua bản tuyên bố sau phiên xử nói, “Cực lực bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của chế độ CSVN, và những cáo buộc phi lư trong vụ án này. Đảng Việt Tân chủ trương xây dựng dân chủ và phục vụ đất nước Việt Nam bằng những hành động thiết thực và ôn ḥa. Việc quảng bá phương thức đấu tranh bất bạo động, phát triển kiến thức và kỹ năng là những sinh hoạt hoàn toàn b́nh thường trong các xă hội dân chủ thực sự. Đồng thời, quyền tự do tiếp nhận thông tin, tự do lập hội, kể cả việc tham gia vào những sinh hoạt chính trị hay xă hội là các quyền căn bản của con người đă được cả thế giới công nhận.” (TN)

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]