Đối thoại nhân quyền EU-Việt Nam, Đại sứ Anh đánh giá: ‘Thẳng thắn’

 

Nguoi Viet Online

11/12/2010


HÀ NỘI 11-12 (TH) - Các đại sứ của Liên Hiệp Âu châu và đại diện của nhà cầm quyền Hà Nội vừa qua một cuộc đối thoại về nhân quyền.

Cuộc đối thoại này diễn ra ngay sau các cuộc họp cấp viện cho Việt Nam mà trong đó chế độ Hà Nội đă nghe đả kích đàn áp nhân quyền. Các sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế cho Việt Nam có mục đích cải thiện đời sống của người dân về mọi mặt, gồm cả nhân quyền, không phải viện trợ cho đảng Cộng Sản để tiếp tục cưỡi lên đầu dân, tiếp tục bám lấy quyền lực.

Cuộc đối thoại nhân quyền giữa Liên Âu và nhà cầm quyền Việt Nam không thấy tiết lộ kết quả ra sao, đạt được những ǵ.

Người ta chỉ thấy đại sứ Anh tại Việt Nam, Tiến Sĩ Antony Stokes, nói với đài BBC rằng “Trong đối thoại về nhân quyền giữa EU và Việt Nam, tôi cho rằng chúng tôi đă khá trực diện. Chúng tôi đă nói chuyện một cách công khai và thẳng thắn.”

Cuộc đối thoại nói trên diễn ra vào dịp Quốc Tế Nhân Quyền hàng năm và trước khi có cuộc đối thoại nhân quyền giữa Hoa Kỳ và chế độ Hà Nội dự trù vào ngày 13 tháng 12, 2010.

Tuần trước, 10 đảng phái, tổ chức hội đoàn người Việt đă gửi đến bà ngoại trưởng Mỹ lá thư kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ nên chú trọng đến thực chất tiến bộ nhân quyền tại Việt Nam hơn là chỉ đối thoại suông, không đi đến đâu, kiểu “ông nói gà, bà nói vịt”.

Một số nhà b́nh luận thời sự quốc tế tin rằng chế độ Hà Nội gia tăng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam v́ không muốn bị đả kích vào dịp đại hội đảng sắp diễn ra vào giữa tháng 1 năm tới. Nhưng nhiều bloggers không tin như vậy mà cho rằng những lời chỉ trích chế độ dù có, cũng không ảnh hưởng ǵ đến một guồng máy thống trị độc tài đảng trị dựa vào súng đạn và hệ thống công an khổng lồ để tồn tại.

Các vụ khủng bố, bắt giữ những người vận động dân chủ hóa Việt Nam ngày càng chặt chẽ hơn chỉ v́ những kẻ nắm đảng Cộng Sản không muốn trả lại cho dân quyền làm người hiện vẫn chỉ nh́n thấy trên giấy.

“Chúng tôi hy vọng Việt Nam hiểu được mối liên hệ giữa tôn trọng nhân quyền và khả năng được hưởng lợi từ sự tiếp cận toàn diện đối với thị trường Âu Châu”. Ông Antonio Berenguer, cựu tham tán thương mại EU tại Hà Nội nói với đài BBC.

Các bản phúc tŕnh hàng năm của Liên Âu và Hoa Kỳ về tự do tôn giáo cũng như nhân quyền nói chung đều nêu ra các bằng chứng hiển nhiên mà nhà cầm quyền Hà Nội đàn áp nhân quyền, vẫn có từ năm này sang năm khác.

Khi kết án 5 người đấu tranh dân chủ Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim hồi đầu năm 2010, đại sứ Anh Quốc tại Việt Nam, Mark Kent đả kích chế độ rằng xử án những người đó “tổn hại thanh danh Việt Nam” bởi v́ “những người phát biểu ư kiến chính trị một cách ôn ḥa không nên trừng phạt hay bỏ tù”.

Không những những lời đả kích của Hoa Kỳ và Châu Âu đối với vụ bỏ tù nhóm ông Lê Công Định không có tác dụng, chế độ Hà Nội gần đây c̣n bắt giam Giáo Sư Phạm Minh Hoàng, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, blogger Phan Thanh Hải (bút hiệu anhbasg), nhà tranh đấu dân chủ Vi Đức Hồi. Những người khác như Hà Sĩ Phu, Lê Thị Công Nhân, Đỗ Nam Hải, Tạ Phong Tần và nhiều người khác thường xuyên bị công an sách nhiễu, thẩm vấn, tịch thu phương tiện làm việc, cắt điện thoại, đọc trộm điện thư, nghe trộm điện thoại.

Trong năm nay, rất nhiều báo điện tử, diễn đàn thông tin đă bị tin tặc phá hoại, tê liệt nhiều ngày và mất kho dữ liệu chỉ v́ các nguồn thông tin này nêu các ư kiến, dữ kiện bất lợi cho chế độ Hà Nội.

Một ngày trước ngày Nhân Quyền Quốc Tế, đại sứ Mỹ tại Hà Nội nói ông nghi ngờ “quyết tâm” cai trị bằng luật pháp của chế độ Hà Nội.

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]