Làn sóng đ́nh công vẫn sôi sục tại Việt Nam


Nguoi Viet Online

03.3.2006

 VIỆT NAM 3-3 - Hàng vạn công nhân ở hai khu công nghiệp Biên Ḥa 2 và Amata tỉnh Đồng Nai gần một tuần qua đă sống trong cảnh của những người thất nghiệp. Họ đ́nh công để đ̣i tăng lương. Khởi đầu từ một công ty, cho đến giờ, t́nh trạng đ́nh công đă lan sang trên 10 công ty khác. Ngày ngày, họ vẫn tụ tập ở trong và ngoài khuôn viên đợi chờ câu trả lời từ lănh đạo nhưng t́nh h́nh chưa có vẻ ǵ tiến triển.

Phóng viên báo Thanh Niên tường thuật: “Chiều 1 tháng 3, chúng tôi trở lại Công ty F. ở khu công nghiệp Biên Ḥa 2. Đă năm ngày trôi qua nhưng t́nh h́nh vẫn chưa có ǵ sáng sủa. Yêu cầu của công nhân chưa được lănh đạo đáp ứng. Công việc đ́nh trệ. Việc đ́nh công đă bắt đầu diễn ra từ thứ Sáu tuần trước. Buổi sáng ca một tự nghỉ kéo theo ca hai, ca ba cũng tự nghỉ luôn. Đến thứ Bảy, công ty quyết định cho tất cả công việc tạm ngưng. Chủ Nhật: Nghỉ. Sang thứ Hai, ngày đi làm công nhân đ́nh công. Thứ Ba, thứ Tư cũng vậy. Quanh khuôn viên công ty, công nhân kẻ đứng người ngồi túm lại nói chuyện hoặc đọc báo, chơi bài.

Sang Công ty M.M. t́nh h́nh c̣n căng thẳng hơn. Xe cảnh sát đă được huy động đến. Một đám đông khoảng 20 thanh niên xách xe chạy ṿng ṿng, mặt mũi gằm ghè. Công nhân nam nữ đang tụ tập xung quanh hàng rào, cổng chính với vẻ mặt rất bực tức.

Một nữ công nhân kể: “Ông trưởng pḥng S. vừa đánh công nhân chảy máu đầu. Hai tay quản lư th́ vừa tát một con bé, nhốt lại không cho ra...” Theo những công nhân trên, hung khí các “sếp” dùng là dây lưng và que, một số “chơi” bằng tay chân. Mâu thuẫn đă lên đến đỉnh điểm khi một số nam công nhân t́m cách lọt vô trong đ̣i hành hung mấy tay quản lư người Việt. Cơ quan công an đă phải cho người vào ngồi tận trong sân để đảm bảo trật tự. Đ̣i hỏi của giới công nhân là: Đưa thâm niên vào tính trong lương căn bản chứ không phải tính ngoài theo dạng phụ cấp.

Khoảng 3 giờ chiều, ở Công ty sản xuất xích chuyên dụng Việt Nam cũng vừa xảy ra đ́nh công. Cuộc đ́nh công mới diễn ra từ đầu giờ chiều. Các công nhân chủ yếu là người miền Trung đang xúm lại trước cửa phân trần: “Giờ họ cắt thưởng bù vô lương cơ bản. Tiếng là lên lương nhưng thực ra thu nhập của tụi em bị cắt xén”. T. - một nam công nhân người Nghệ An nói: “Lương cơ bản của em lúc trước được khoảng 850,000 đồng, thưởng được 400,000 đồng. Giờ họ làm theo chính sách mới, cắt 400,000 đồng thưởng để đập vô lương nhưng lương chỉ được hơn 1 triệu đồng, tính tổng ra chưa bằng mức cũ”. Một công nhân khác cho biết: “Trưa họ cũng cho ăn cơm đàng hoàng nhưng chiều tụi em nghỉ. Đang đợi liên đoàn lao động họp xem có ǵ mới không”.

Qua hàng rào sắt, công nhân Nguyễn Văn Đăng của Công ty F. cho biết: “Tụi tôi cứ đến ăn chực nằm chờ rồi về. Hôm nào họ thích lên th́ cho ăn cơm c̣n không, tự ra ngoài ăn hoặc mua ḿ gói về ăn”. Đăng đă làm cho công ty từ năm 1998, đến nay đă được gần 9 năm. Anh bức xúc: “Làm ṛng ră 9 năm nay mà không được lên đồng nào!” Và anh cũng tỏ ra lo lắng: “Nghỉ làm năm ngày rồi, không biết họ có tính cho tiền lương không?” Tuy c̣n khá trẻ nhưng Đăng đă đeo nhẫn cưới và đang là trụ cột của một gia đ́nh có một vợ hai con. Vợ Đăng làm được 700,000 đồng/tháng. Đăng làm được gần 1.5 triệu đồng. Hai vợ chồng phải thuê gian nhà 12 mét vuông để ở với giá 250,000 đồng/tháng, cộng thêm một tháng 50,000 đồng điện nước. Họ có hai đứa con, một đứa lớp 1, một đứa 3 tuổi. Đăng nói buồn buồn: “Vợ tôi vẫn động viên tôi phải đ̣i hỏi đúng quyền lợi của ḿnh, cùng anh em, tập thể. Nhưng thật sự năm ngày này mà công ty không trả lương là rất ảnh hưởng đến kinh tế gia đ́nh. Chắc sau này phải tăng ca bù lại”. Tại khu công nghiệp Amata, t́nh h́nh đời sống các công nhân cũng không khá hơn. Hôm 28 tháng 2, công ty N.G. mới giải quyết được vụ đ́nh công và động viên công nhân đi làm lại th́ ở ngay đối diện, công nhân Công ty A.F. đă đồng loạt xin nghỉ. Sáng nay, công nhân tụ tập lại trước cửa chờ kết quả họp của lănh đạo nhưng chưa thấy ǵ nên chiều kéo về nhà nghỉ ngơi. Ở một số công ty khác, t́nh trạng cũng tương tự. Trong khi đó, cũng có rất nhiều công ty đang treo đăng tuyển công nhân trước cổng với số lượng từ 200-300 đến cả ngàn người. Một số công nhân đang trong giai đoạn đ́nh công rủ nhau tụ tập lại trước những văn pḥng tư vấn việc làm. Họ đang muốn t́m những công việc mới với vẻ mặt buồn rầu.

Phóng viên báo Thanh Niên tường thuật l. Đến cuối giờ chiều, chúng tôi trở lại F. th́ được các công nhân hồ hởi cho biết: “Sau cuộc họp, lănh đạo công ty đă đồng ư tăng lương và in quyết định cho mọi người xem”. Chị Trần Đỗ Quyên, công nhân làm tại đây từ năm 1998 tại bộ phận kiểm tra lớp ngoài cho biết: “Lương tôi được tăng 160,000 đồng, cộng 75,000 đồng phụ cấp thâm niên. Các phụ cấp về độc hại, chuyên cần sẽ được công đoàn họp lại và xem xét trong tháng 3!” Chị Quyên cũng vui khi cho biết, năm ngày đ́nh công vừa rồi công ty cũng thanh toán lương đầy đủ. Với chị, chuỗi ngày kêu chồng đèo đi đ́nh công rồi đón về “nằm thượt ở nhà” đă kết thúc.

Báo Thanh Niên nhận định, đ́nh công chứng minh được sự lớn mạnh của lực lượng lao động (cả về số lượng lẫn tŕnh độ). Người lao động đă có thể bằng sức mạnh tập thể phản ánh những nguyện vọng của ḿnh với người sử dụng lao động... Nếu như những năm từ 1995 đến 2004, “đ́nh công” chỉ đơn thuần là đ̣i quyền lợi hợp pháp của tập thể người lao động trước sự vi phạm pháp luật của chủ sử dụng lao động, th́ các cuộc đ́nh công vừa qua tại Sài G̣n là “tập hợp lực lượng để đề đạt nguyện vọng hợp lư, cao hơn mức quy định của pháp luật đối với chủ sử dụng lao động”. Các cuộc đ́nh công tự phát cho thấy vai tṛ của Công đoàn cơ sở c̣n hạn chế”.

Báo này dẫn lời bà Nguyễn Thị Dân - Trưởng pḥng Lao động-Tiền lương-Tiền công, Sở lao động thương binh xă hội thành phố Sài G̣n tại Hội nghị hôm 2 tháng 3 năm 2006 cho biết: “Khoảng cách chênh lệch giữa tiền lương tối thiểu của công nhân trong các công ty có vốn đầu tư trong nước (350,000 đồng/tháng) với công ty có vốn đầu tư nước ngoài (870,000 đồng/tháng) quá xa, cách nhau đến 2.49 lần! Và đây cũng chính là lư do của hàng loạt vụ đ́nh công liên tiếp xảy ra.

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]