Đại sứ Mỹ tại Hà Nội tiếp xúc với Cộng đồng Người Việt Bắc Cali

 

21.3.2005

Tin Tổng Hợp NguoiViet Online - Nguyễn Tuyển [Phần chữ]

và Kư giả Gia Minh, phóng viên đài RFA [Phần âm thanh - Xin bấm vào đây để nghe]

 

Francisco 21-03 (NV) - “Đang có những cuộc thảo luận để Thủ Tướng Việt Nam, Phan Văn Khải, đến thăm Hoa Kỳ, nhưng chưa có ǵ được xác định.” Ông Michael Marine, đại sứ thứ ba của Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho hay như vậy nhân cuộc tiếp xúc của ông với cộng đồng người Việt Nam ở vùng San Francisco buổi chiều ngày Thứ Hai 21 Tháng Ba năm 2005 tại Trung Tâm Cộng Đồng Đông Nam Á.

Đại Sứ Marine tŕnh bày những tiến bộ trong quan hệ nhiều mặt, đặc biệt trên phương diện mậu dịch, giữa hai nước từ khi bản hiệp định thương mại song phương có hiệu lực từ 2001.

Mấy này trước đây, có tin ông Phan Văn Khải sẽ đến thăm Hoa Kỳ vào cuối năm nay và đồng thời Tổng Thống Bush sẽ đến Việt Nam vào năm tới. Cuối tháng này, từ ngày 29 đến ngày 31 Tháng Ba năm 2005, chiến hạm USS Garry sẽ ghé thăm Việt Nam trong chuyến viếng thăm các hải cảng trong vùng, nhưng sẽ không có chuyện “Hoa Kỳ quay lại sử dụng quân cảng Cam Ranh” như một căn cứ thường trực, theo lời của Đại Sứ Marine.

Nhiều viên chức Việt Nam, kể cả Phan Văn Khải, thủ tướng, và Phạm Văn Trà, Bộ Trưởng Quốc Pḥng, cũng nhiều lần xác nhận rằng chiến hạm Hoa Kỳ có thể ghé bắt cứ hải cảng nào ở Việt Nam, trừ Cam Ranh. Cũng như không có chuyện nhường quyền sử dụng thường trực Cam Ranh cho một nước nào khác sau khi Nga trả căn cứ này lại cho phía Việt Nam.

Phần lớn cuộc tiếp xúc gồm đại diện các hội đoàn người Việt Nam ở vùng Vịnh đặt các câu hỏi về vấn đề nhân quyền và mong muốn chính phủ Hoa Kỳ thúc đẩy nhà cầm quyền Hà Nội cải thiện chính sách.

Ông cho hay rằng ông cũng như nhiều viên chức khác của Ṭa Đại Sứ và Ṭa Tổng Lănh Sự ở Sài G̣n đă thực hiện nhiều cuộc thăm viếng với các Ḥa Thượng Huyền Quang, Quảng Độ, Cha Lư v.v... Ông nh́n nhận tại Việt Nam chưa hoàn toàn có dân chủ, nhân quyền thật sự như mọi người mong muốn. Nhưng ông tin rằng cần phải có thời gian thúc đẩy qua các cuộc đối thoại để thay đổi v́ “không thể biến họ thành dân chủ ngay được”.

Ông cho hay, khi Linh Mục Lư mới được trả tự do, viên chức ṭa đại sứ có liên lạc và được biết ngài có sức khỏe tốt. C̣n về phía hai ḥa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, ông nói rằng cả từ phía các ngài cũng như phía nhà cầm quyền Hà Nội “chưa sẵn sàng” đối thoại với nhau. Đó là lư do tạo sao hiện nay vẫn c̣n đang có sự căng thẳng giữa hai bên.

Dịp này ông cho hay chính phủ Hoa Kỳ qua sự thúc đẩy của ṭa đại sứ tại Hà Nội đ̣i Cộng Sản Việt Nam thả hết tù chính trị, tù nhân tôn giáo nhưng đến dịp 30-4 sắp tới, Cộng Sản Việt Nam trù tính thả một số tù nhân mà họ gọi là “vi phạm an ninh quốc gia”. Tuy nhiên, ông không thể nói cho biết những ai sẽ được thả và số lượng là bao nhiêu trong khi Cộng Sản Việt Nam luôn luôn nói rằng họ không có giam giữ ai là tù chính trị hay tù nhân tôn giáo.

Tháng trước, Thượng Tọa Thích Thiện Minh, một thành viên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mới được thả ngày mùng 2 Tháng Hai 2005 sau 26 năm ở tù, gửi thư cho Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế cho hay chỉ riêng nhà tù ông bị giam giữ đă có ít nhất 60 người là tù chính trị và tôn giáo, kể cả những vị Linh Mục ở đó quá nhiều năm đến già lăo và bịnh hoạn.

Theo ông, t́nh h́nh tự do tôn giáo, nhân quyền ở Việt Nam “không hoàn thiện” nhưng cần thời gian để thúc đẩy cho họ thay đổi. “Hăy cho họ cơ hội để thay đổi.” Ông nói.

Ông cũng nhận thấy hiện c̣n có sự “không tin cậy lẫn nhau” giữa nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam và khối cộng đồng người Việt khắp nơi. Theo ông, nh́n từ phía ngoài, ông thấy cần phải “phá vỡ các khoảng ngăn cách”.

Cuộc tiếp xúc của Đại Sứ Michael Marine với cộng đồng người Việt Nam ở vùng Vịnh là cơ hội để ông tŕnh bày về các sự tiến bộ trong bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam về mọi mặt. Từ mậu dịch hai chiều, đầu tư đến các cuộc đối thoại nhân quyền. Ông cho hay Việt Nam phải thay đổi luật lệ, phải minh bạch hóa hệ thống kinh tế tài chính để khuyến khích đầu tư ngoại quốc.

“Họ phải làm cho vấn đề đầu tư ở Việt Nam bớt nguy hiểm hơn, bớt tốn kém hơn” mới có thể lôi cuốn được nhiều đầu tư ở ngoại quốc, đặc biệt từ phía Hoa Kỳ.

 


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]