Blogger Tạ Phong Tần bị công an bắt cóc 4 ngày


 

27/3/2010

Tư Ngộ/Người Việt

 

Bà Tạ Phong Tần, người viết báo mạng cá nhân “Công Lư và Sự Thật” có nhiều độc giả đă bị công an Sài G̣n bắt cóc, thẩm vấn rồi thả ra sau 4 ngày.

Việc bắt giữ bà Tạ Phong Tần xảy ra cùng một khoảng thời gian bắt giữ ông Phan Thanh Hải, tức blogger AnhBasg cũng là một người viết báo mạng cá nhân khá nổi tiếng.

 “Tôi bị bắt cóc từ ngày 23 tháng 3 đến khuya ngày 26 tháng 3 họ mới tống tôi ra.” Bà Tần nói với một thân hữu.

Bà cho hay suốt 4 ngày bị thẩm vấn, bà đă nhất định không ăn ǵ nên đă bị sút mất 4kg.

Blogger Phan Thanh Hải bị bắt được than hữu loan tin nhanh chóng nhưng trường hợp bà Tần không ai biết nên khi được thả ra, bà liên lạc với bằng hữu bạn bè, người khác mới biết.

“Tôi thấy họ bưng bít thông tin không cho ai biết tôi bị bắt nên tôi cương quyết không ăn, trong trường hợp xấu nhất là thông tin vẫn c̣n bưng bít th́ tôi chết họ cũng phải khiêng ra ngoài thôi.” Bà kể lại với thân hữu. “May nhờ ơn trên che chở vẫn có người biết nên không sợ bị ‘trùm bao bố.’”

Trước ngày bị bắt ba ngày, bà Tạ Phong Tần, 42 tuổi, viết trên “Công Lư và Sự Thật” bài “Hoan hô ngày trái đất” mà báo Người Việt lấy đăng lại. Nhà cầm quyền Hà Nội mở chiến dịch cổ vơ rầm rĩ trên cả nước về chiến dịch tắt điện 1 giờ khắp thế giới mà Việt Nam hưởng ứng. Nhưng cái nghịch lư mà bà nêu ra cho thấy, tại Việt Nam, điện bị cúp bất kể giờ giấc ngày hay đêm. Cúp theo thông cáo niêm yết hàng ngày và cúp không thông báo trước cũng liên miên.

Nhà nước cổ vơ rầm rộ cúp điện 1 giờ “Ngày Trái Đất” trong khi dân chúng nguyền rủa biết bao nhiêu giờ bị cúp điện từ trước đến nay. Nhà máy, xưởng thợ đang làm th́ điện cúp, ở nhà nồi cơm điệm đang nấu dở dang th́ cúp điện.

Rất nhiều bài viết trên Công Lư & Sự Thật blogspot nêu ra những cái sai trái, phi lư trong xă hội Việt Nam chắc hẳn gây khó chịu không ít cho kẻ cầm quyền. Tương tự như vậy, những bài viết trên http://anhbasg.wordpress.com cũng nêu ra những cái chẳng tử tế ǵ của những kẻ nhân danh pháp luật, nhân danh sự tử tế đă đem đến tại họa cho Phan Thanh Hải.

Theo lời bà thuật lại, công an buộc bà “viết những bài vô thưởng vô phạt” th́ “không sao cả”.

Trước khi bị bắt, trong tháng 3 này, “người quen” đă hai lần (ban đêm) cột dây kẽm khóa trái cửa sắt nhà bà Tạ Phong Tần cư ngụ vào các ngày 8 tháng 3 và 11 tháng 3 năm 2010. Bà bị nhốt bên trong nên có lần tổ trưởng tổ dân phố phải mang ḱm tới cắt dây kẽm mới giải thoát được cho bà.

“Tôi đoán người ta tới đập cửa rầm rầm kêu tôi đi thẩm vấn lúc nửa đêm, tôi thây kệ nên bị trả thù”. Bà nói với một thân hữu. 

Trái với việc bắt giữ bà Tần trong âm thầm, công an khi bắt ông Phan Thanh Hải chiều ngày 23 tháng 3 năm 2010 đă đập phá đồ đạc gây thiệt hại khá nhiều tài sản cho gia đ́nh ông cũng như cho một công ty kinh doanh mà ông là quản lư. Ông đă không chấp nhận cái lối bắt người không có lư do chính đáng nên không chịu đi. Ông đă bị một đám công an áp đảo khiêng ra xe. Trước đó, một viên chức cao cấp Bộ Công An từ Hà Nội tới đ̣i ông đến để đe nẹt nhưng ông đă từ chối.

Ông Hải được thả ra vào đêm 26 tháng 3 từ nhà tù Phan Đăng Lưu chân không giày dép và phải đón xe ôm về nhà.

“Tuy nhiên chưa biết có thể mừng được bao lâu v́ những kẻ lạ ŕnh rập ngay gần nhà vẫn khá đông. Về lư tính th́ thấy rằng khi tin tức về ḿnh đăng tải trên mạng cũng khiến cho người ta rất ‘khó chịu’. Hơn nữa tôi đă hoàn toàn khước từ mọi câu hỏi và chuẩn bị tinh thần để ở trong đó lâu hơn. Thực t́nh không thể biết họ sẽ áp dụng những biện pháp ǵ v́ tôi biết ḿnh là kẻ cứng đầu hay thách thức và luôn đ̣i hỏi sự b́nh đẳng. Tôi cũng có thói quen phát hiện những t́nh trạng mớm cung, dụ cung hay bức cung.”

Ông Phan Thanh Hải viết trên blog của ông như vậy khi gửi mấy lời cảm ơn đến bạn bè gần xa quan tâm đến ông như vậy.

Ông kể tiếp về vụ thẩm vấn rằng: “Khi có đông người cứ lải nhải đủ thứ chuyện vào tai để buộc tôi trả lời th́ tôi nhắm mắt lại như không nghe ǵ cả gần như ‘thiền’, hầu hết các câu hỏi tôi đều đáp lại là ‘từ chối trả lời, v́ không liên quan đến an ninh quốc gia’. Biên bản ghi lời khai tôi cũng không kư (sau đó họ mời một người làm chứng kư xác nhận rằng tôi đă từ chối làm việc). Tôi cho rằng kiểu ‘mời làm việc’ kèm với việc xông vào nhà, phá cửa để cưỡng chế là hoàn toàn trái luật, thẩm vấn ban đêm (20h đến 24h) cũng là trái luật.

Để đáp lại, tôi viết một đơn khiếu nại ghi rằng ‘Tôi tuyên bố từ chối mọi sự thẩm vấn bởi v́ cá nhân ḿnh hoàn toàn không làm ǵ phương hại đến ANQG và cũng không gây thiệt hại cho bất cứ cá nhân tổ chức nào. Tôi không có trách nhiệm phải biện bạch hay trả lời về những cáo buộc của người khác, ngược lại tôi có quyền tự bào chữa nếu thấy cần thiết. Việc chứng minh tội trạng của một cá nhân là trách nhiệm của cơ quan điều tra, không phụ thuộc vào cá nhân đó có thừa nhận hay không’. Tôi yêu cầu trả tự do, trả lại điện thoại và bồi thường mọi thiệt hại phát sinh do việc bắt giữ tôi gây ra nếu như các hợp đồng với khách hàng bị phá vỡ (v́ tôi là người đang quản lư một doanh nghiệp).”

Ông Phan Thanh Hải bị bắt chỉ một ngày sau khi ông phổ biến bài viết “Kẽ hở Pháp Luật” - Một thuật ngữ thiếu chính xác về Pháp Lư” trên http://anhbasg.multiply.com

Hồi năm ngoái, một số bloggers nổi tiếng ở Việt Nam cũng đă bị bắt giam ít ngày rồi thả sau một số lời đe dọa.

Bà Tần đă bị Công An bắt khi đang sử dụng máy tính trong nhà một người bạn ở B́nh Thạnh. Bởi vậy tất cả các địa chỉ điện thư và blog CL&ST cũng như những người giao tiếp thư tín với bà đă bị Công an chiếm đoạt kể từ lúc bị bắt.

Bà nhắn qua người bạn đến mọi người khắp nơi là, những ǵ phát ra từ những điện thư đó (của bà và ngay cả từ địa chỉ điện thư của các người giao tiếp với bà) sau ngày 23/3 đều là giả mạo, không phải của Tạ Phong Tần.

Một số người viết blogs, viết báo tự do, nổi tiếng ở Việt Nam, thời gian qua, từng bị “người quen” ăn cắp hộp thư, tên, hoặc dùng những tên hay hộp thư gần giống, để viết những bài lừa gạt, hay tung tin kiểu đâm bị thóc chọc bị gạo.

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]