Báo chui phát hành ở Việt Nam do LM Chân Tín làm tổng biên tập

 [Xin bấm vào đây để đọc báo Tự Do Ngôn Luận]


NguoiViet Online

April 12.4.2006

 

SÀI G̉N 12-04 (NV) - Một tờ báo chui có tên là “Tự Do Ngôn Luận” phát hành mỗi tháng hai kỳ ở Việt Nam, số đầu tiên ra ngày 15 Tháng Tư năm 2006, được thông báo rộng răi trên Internet. Đây là tờ báo do một số người tranh đấu đ̣i tự do dân chủ, tự do ngôn luận ở trong và ngoài nước chủ trương.

 

Tờ bán nguyệt san “Tự Do Ngôn Luận” do Linh Mục Chân Tín đứng tên làm tổng biên tập với ban biên tập và những người cộng tác “trong và ngoài nước”.

 

“Tờ báo bạn đang cầm trên tay quá khiêm tốn về h́nh thức, v́ phương tiện vật chất và kỹ thuật của chúng tôi rất nghèo nàn. Nhưng hoài băo của nó lớn lao: góp phần tháo gỡ guồng máy độc tài và khai thông con đường tự do dân chủ cho đất nước.” Linh Mục Chân Tín viết như vậy trong bài mở đầu “Đôi lời cùng bạn đọc” của tờ báo.

 

“Hiến pháp nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 cũng phần nào lập lại (Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị): Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin... (điều 69). Nhưng trong thực tế, tại Việt Nam chúng ta, dưới chế độ cộng sản độc tài toàn trị, từ hơn nửa thế kỷ qua, nhân dân chúng ta chưa bao giờ có quyền đó, chưa bao giờ ra được một tờ báo in, báo nói hay báo h́nh tư nhân, độc lập”. Linh Mục Chân Tín viết.

 

Hồi năm ngoái, Quốc Hội Cộng Sản Việt Nam có bàn thảo sửa đổi luật báo chí nhưng trong đó không hề có điều khoản nào cho phép tư nhân ra báo. Ngay như Luật Xuất Bản, ban hành ngày 3 Tháng Mười Hai năm 2004, cũng không hề có điều khoản nào cho phép tư nhân lập nhà xuất bản hay tư xuất bản sách.

 

Phê b́nh về “Luật báo chí” chỉ dành độc quyền thông tin cho đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam, nhà văn nhà báo Nguyên Ngọc viết trên báo “Nghiên Cứu Lập Pháp” ngày 16 Tháng Chín năm 2005 rằng “Đạo luật (Báo Chí) (của nhà nước Cộng Sản Việt Nam) nhằm đảm bảo 'quyền tự do báo chí' của nhà nước, chứ không phải của dân. Một nhà nước nắm luật đó sẽ có quyền cho phép người dân được tự do và không được tự do về mặt báo chí đến đâu, tức ngược với tinh thần cơ bản của hiếp pháp.”

 

Nông Đức Mạnh, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, khi đến khai mạc “Đại hội đại biểu lần thứ 8 Hội Nhà Báo Việt Nam” ngày 11 Tháng Ba năm 2005 đă buộc giới kư giả trong nước phải “tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xă hội chủ nghĩa dưới sự lănh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam.”

 

Trong bài diễn văn dọc nhân dịp này, ông Mạnh không giấu giếm khi nói rằng “sự lănh đạo của Đảng đối với báo chí phải bảo đảm những khâu, từ định hướng phát triển, định hướng thông tin tuyên truyền, công tác cán bộ...”

 

Năm 1999, tướng Trần Độ (chết ngày 9 Tháng Tám năm 2002) là một công thần của chế độ Hà Nội, xin ra báo trong tư cách một dân thường sau khi đă bị đuổi ra khỏi Đảng (1998) nhưng bị từ chối. Hồi năm ngoái, Đức Hồng Y Sepe đến Hà Nội chủ tọa lễ phong linh mục cho 57 phó tế đă yêu cầu cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ra một tờ báo nhưng cũng bị tảng lờ.

 

Bán nguyệt san “Tự Do Ngôn Luận” ấn hành khổ nhỏ, số ra mắt gồm 27 trang, phần lớn đăng tải những lời kêu gọi tẩy chay bầu cử quốc hội, kêu gọi đ̣i quyền tự do thông tin ngôn luận, kêu gọi cho quyền công nhân, kêu gọi cho quyền hoạt động đảng phái.

 

Một người ở nước ngoài có bài viết trên số ra mắt của tờ “Tự Do Ngôn Luận” là nhà văn nhà báo Trần Phong Vũ đang cư ngụ tại Quận Cam, California.

 

“Việc xuất bản tờ bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận là một bứ t phá sau quá nhiều bài vở và những trao đổi về vấn đề thông tin báo chí (một chiều) tại Việt Nam. Nhiều người nh́n ra nhu cầu là phải có một tờ báo viết tư nhân phát hành thật sự trong nước mà từ 60 năm qua tại miền Bắc, 31 năm tại miền Nam Việt Nam không có. Đây là là một thách đố trước Đại Hội 10 của đảng Cộng Sản Việt Nam.” Ông Trần Phong Vũ cho hay qua cuộc phỏng vấn ngắn trên điện thoại ngày Thứ Tư 12 Tháng Tư năm 2006.

 

Ngày 10 Tháng Mười Hai năm 2005, một nhóm những nhân vật đấu tranh đ̣i dân chủ hóa Việt Nam ra mắt tờ báo điện tử “Phong Trào Dân Chủ Việt Nam”. Chỉ vài ngày sau th́ bị phá hoại tê liệt và mất ít ngày sửa chữa, thay đổi mới xuất hiện trở lại.

 

“Có ba hoàn cảnh: làm khó dễ những người chủ trương, viết bài ở trong nước; tịch thu, lục soát, đe dọa; và nặng nhất là bắt giam, truy tố. Nhưng họ không sợ hăi.” Ông Trần Phong Vũ nói.

 

[

 

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]