Giới hoạt động nhân quyền e ngại Việt Nam siết Internet chặt chẽ hơn 

 

NguoiViet Online – 05/6/2010 

HÀ NỘI (TH) - Những người hoạt động nhân quyền cho Việt Nam bầy tỏ sự lo ngại trước các quyết định siết chặt sự sử dụng Internet ngày một mạnh bạo hơn của chế độ Hà Nội.

Theo một Quyết định kư ngày 26 tháng 4 năm 201 của nhà cầm quyền thành phố Hà Nội, các quán cà phê Internet, khách sạn và những cơ sở kinh doanh Internet khác phải cài đặt một phần mền nhằm theo dơi việc sử dụng Internet ở thủ đô Việt Nam.

Phần mềm đó, theo nhiều nguồn tin, đă được giao cho đại học Hà Nội “phát triển”.

Theo các con số thống kê không chính thức, thành phố Hà Nội có khoảng 4 ngàn tiệm cà phê dịch vụ Internet. Rất nhiều người không có khả năng mua máy điện toán cũng như không có tiền thuê bao đường truyền Internet tới tận nhà đă phải tới các quán này để gửi điện thư, chat, hay theo dơi tin tức.

Trước đây, chế độ Hà Nội đă buộc các quán dịch vụ Internet phải lập danh sách khác hàng vào tiệm hàng ngày với đầy đủ chi tiết lư lịch và phải giữ ít nhất 30 ngày để công an kiểm soát.

Từ khi có Internet ở Việt Nam đến nay, chế độ Hà Nội đă dựng ngay tường lửa để ngăn chặn các nguồn tin bị liệt vào loại “phản động”, đ̣i hỏi nhân quyền, dân chủ, đa nguyên đa đảng, tự do tôn giáo.

Năm ngoái, nhà cầm quyền Hoa Lục đă bắt các công ty sản xuất máy tính bán tại Trung Quốc phải cài đặt một phần mềm (nhu liệu) gọi là “Đập Xanh” (Green Dam). Mục đích là chặn ngay từ máy các nguồn thông tin ngược với đường lối thông tin một chiều của chế độ Bắc Kinh. Sự đ̣i hỏi này đă bị các nhà sản xuất máy tính chống lại nên cái lệnh đó bị băi bỏ.

Nay chế độ Hà Nội muốn sử dụng một thứ phần mềm tương tự như “Đập Xanh” để kiểm soát tông tin ở Việt Nam mà khởi đầu mới chỉ ở thành phố Hà Nội.

“Có 25 triệu người ở Việt Nam dùng Internet nên chế độ Hà Nội sợ người dân dùng phương tiện này để trao đổi ư kiến”. Một nhân vật cao cấp của đảng Việt Tân nói trong một cuộc phỏng vấn của IDG News Service, đăng tải trên tạp chí chuyên về máy điện toán Computerworld.

“Hành động mới này của nhà cầm quyền Hà Nội hiển nhiên là một trở ngại cho các người Việt Nam sử dụng Internet”.

Theo bà Kim Phạm, một thành viên của tổ chức AccessNow, chuyên yểm trợ về công nghệ thông tin cho các nhà hoạt động nhân quyền, việc cài đặt một phần mềm do chính phủ kiểm soát cũng sẽ có tác động tiêu cực đến việc sử dụng Internet ở Việt Nam.

Cái phần mềm cài đặt vào trong các máy điện toán của các quán dịch vụ Internet ở Hà Nội có bao nhiêu công dụng? Liệu nó sẽ ghi nhận ông A, bà B vào các trang báo điện tử hay diễn đàn “xấu” nào, bao nhiêu lần, lúc nào hay nó chặn trước một số diễn đàn, điện báo “xấu” ngay từ đầu? Nó sẽ thông báo “tự động” cho công an để bắt giữ người ta?

Nhiều người đấu tranh dân chủ đă sử dụng các tiệm dịch vụ Internet để gửi điện thư, đọc tin tức “lề trái”, đă từng bị công an bắt giữ và khủng bố, bỏ tù thời gia qua.

Nhà cầm quyền Hà Nội đă chặn mạng Facebook và Yahoo 360 v́ các tin tức “nhậy cảm” “lề trái” được chia sẻ thật nhanh chóng trên mạng thông tin điện tử toàn cầu mà họ không thể kiểm soát nổi.

Tuy bị tường lửa ngăn chặn nhưng gần như những ai muốn đọc tin tức “lề trái” cũng đều biết cách để vượt trở ngại bằng nhiều cách khác nhau.

Đầu tháng trước, tướng công an Vũ Hải Triều tiết lộ là công an đă đánh sập hơn 300 báo điện tử và diễn đàn “xấu”.

Tháng 9 năm ngoái, nhà cầm quyền Hà Nội đă bắt giữ, thẩm vấn khủng bố một số người viết báo mạng cá nhân (bloggers) chỉ v́ họ cổ động ḷng yêu nước chống Trung Quốc bá quyền hoặc mặc các áo thun màu lá mạ có hàng chữ “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam” ở trước ngực và sau lưng có bản đồ Việt Nam với chữ Bô-xít bị gạch chéo.

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]