Người Thượng trở về Việt Nam vẫn bị tra tấn và ép buộc bỏ đạo


 

Nguoi Viet Online

14.6.2006

NEW YORK 14-06 (TH) - Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đă giam giữ, thẩm vấn và cả tra tấn khi người Thượng được trả về Việt Nam từ những trại tị nạn tạm cư trên đất Cam Bốt do Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc quản trị. Tổ Chức Theo Dơi Nhân Quyền (HRW - Human Rights Watch) cho hay như vậy trong bản phúc tŕnh phổ biến ở New York ngày Thứ Tư 14 Tháng Sáu năm 2006.[Xin bấm vào đây để đọc toàn văn Bản Báo Cáo của Human Rights Watch]

Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đă vi phạm những cam kết từng kư với Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc trước đây rằng sẽ không trả thù những người Thượng khi được trả về Việt Nam, Tổ Chức Theo Dơi Nhân Quyền nói.

Theo thỏa thuận, Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc được phép đến Việt Nam kiểm tra về đời sống những người Thượng sau khi từ Cam Bốt bị trả về Việt Nam tại khu vực Tây Nguyên nhằm bảo đảm rằng họ không bị ngược đăi. Tuy nhiên, những chuyến đi này đều được tổ chức chặt chẽ và nằm dưới sự canh chừng của lực lượng công an Cộng Sản Việt Nam nên những người Thượng được phỏng vấn đă không dám nói ǵ. Họ đă bị đe dọa từ trước là không được tiết lộ bất cứ điều ǵ với những điều tra viên Liên Hiệp Quốc.

Chính v́ thế, đại diện Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc sau một số chuyến thăm viếng gần đây đều nói rằng hộ không thấy có dấu hiệu ǵ những người Thượng bị ngược đăi.

Nhưng bản phúc tŕnh của Tổ Chức Theo Dơi Nhân Quyền dài 55 trang dựa vào những cuộc phỏng vấn trực tiếp và bí mật với những nạn nhân là người Thượng bị trả về Việt Nam từ Cam Bốt cho thấy sự thực ngược lại.

“Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam tiếp tục đàn áp người Thượng một khi không có mặt những nhà quan sát quốc tế.” Brad Adams, giám đốc khu vực Á Châu của Tổ Chức Theo Dơi Nhân Quyền nói. “Cộng đồng quốc tế nên chống lại việc cưỡng bách hồi hương những người Thượng chạy trốn sang Cam Bốt để xin tị nạn chừng nào nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam c̣n đàn áp họ.”

Tổ Chức Theo Dơi Nhân Quyền thúc hối Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc duyệt xét lại sự tham gia của họ trong chương tŕnh cưỡng bách hồi hương người Thượng. Từ năm 2001 đến nay, nhiều ngàn người Thượng đă phải chạy trốn sang đất Cam Bốt để xin tị nạn chính trị v́ họ bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đàn áp tôn giáo. Một số được đưa sang Mỹ và một số nước Bắc Âu tị nạn nhưng một số bị trả về nước với sự cam kết của Hà Nội là sẽ không trả thù, đàn áp.

“Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam tiếp tục bắt người Thượng kư giấy cam kết bỏ đạo mặc dù hồi năm ngoái, Hà Nội đă ban hành những nghị định cấm ép buộc người dân kư giấy bỏ đạo. Không những vậy, tại một số địa phương, người Thượng c̣n bị cấm di chuyển từ làng này sang làng khác, đặc biệt là có lư do tôn giáo và không được nhà cầm quyền cho phép.” Tổ Chức Theo Dơi Nhân Quyền nói trong bản phúc tŕnh. “Tệ hơn nữa, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam vẫn tiếp tục cấm những hoạt động tôn giáo nằm ngoài “quốc doanh” và bắt giam bất những người Thượng tham dự vào những hoạt động này.”

Từ năm 2001 đến nay, có hơn 350 người Thượng đă bị án tù chỉ v́ họ tham gia những hoạt động tôn giáo và bày tỏ chính kiến một cách ôn ḥa, theo Tổ Chức Theo Dơi Nhân Quyền. Tuy vậy hầu hết những người này đều bị truy tố với cáo buộc là “xâm phạm an ninh quốc gia”, “chống người thi hành công vụ”, “gây xáo trộn công cộng”. Hơn 60 người đă bị tù sau khi họ từ Cam Bốt về nước hoặc tự nguyện hay bị cưỡng bách hồi hương với sự bảo đảm không trả thù của chế độ Hà Nội.

Chỉ riêng từ đầu năm 2005, theo phúc tŕnh của Tổ Chức Theo Dơi Nhân Quyền, có ít nhất 125 người Thượng đă bị án tù với bản án nặng đến 17 năm, chưa kế thời gian họ bị giam giữ trước khi xử án. Con số này nhiều gấp đôi năm trước đó.

“T́nh trạng đàn áp người Thượng vẫn tiếp diễn nghiêm trọng trong khi nhà cầm quyền Hà Nội dối trá với thế giới bên ngoài về chuyện này”. Brad Adams nói. “Những ai cho rằng vấn đề này đă qua rồi, nên nghĩ lại.”

Bản phúc tŕnh của Tổ Chức Theo Dơi Nhân Quyền kể nhiều lời nhân chứng cho hay họ từ Cam Bốt quay lại Việt Nam trong năm 2005, nhưng sau đó lại phải vượt biên trở lại chỉ v́ bị ngược đăi tiếp tục của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam. Họ mô tả cho thấy họ bị thẩm vấn, giam giữ và ngay cả chuyện tra tấn sau khi về việt Nam.

Mấy dạo gần đây, Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc phổ biến những bản thông cáo nói rằng họ không thấy người Thượng về tới Việt Nam bị sự đe dọa đặc biết nào hay bị áp lực nào từ phía nhà cầm quyền. Tổ Chức Theo Dơi Nhân Quyền kêu gọi Hà Nội để cho Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cũng như các tổ chức quốc tế được đến Việt Nam điều tra một cách độc lập và toàn diện.

“Các lời chứng trực tiếp của nạn nhân chứng tỏ rơ rệt rằng, sau khi về đến Việt Nam, họ đă bị tra tấn, đàn áp chỉ v́ niềm tin tôn giáo và khác chính kiến.” Adams nói. “Chúng tôi từng cung cấp những dữ kiện này cho Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc nhưng họ vẫn cứ gửi người Thượng về Việt Nam.”

Một người Thượng nói với Tổ Chức Theo Dơi Nhân Quyền: “Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc hỏi tôi có bị đánh đập, áp lực hỏ đạo hay không khi tôi bị bắt nhưng tôi quá sợ hăi nếu trả lời. Tôi đă phải nói là tôi không hề bị đánh hay đe dọa. Tôi đă không dám nói sự thật là tôi đă bị bỏ tù. Nếu tôi nói thật, công an sẽ lại đánh tôi.”

Tổ Chức Theo Dơi Nhân Quyền cho hay rằng họ đă gửi những lời chứng này cho các giới chức Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc hồi Tháng Giêng.

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]