Sáu người Việt Nam được trao giải Hellman-Hammett

 

 

Hà Giang  - Nguoi Viet

13/10/2009

VIỆT NAM - Tổ chức nhân quyền quốc tế Human Rights Watch vừa cho biết 6 trong số 37 người thuộc 19 quốc gia được trao giải Hellman/Hammett năm nay, là người Việt Nam.

Hellman/Hammett (được đặt theo tên cuả kịch sĩ Lillian Hellman và nhà văn Dashiel Hammet) là giải thưởng dành để vinh danh các nhà văn dám dùng ng̣i bút của ḿnh để can đảm trực diện với những ngược đăi chính trị.

Tất cả những người đoạt giải đều là nhà văn hoặc khuôn mặt đấu tranh, có tác phẩm bị cấm đoán, kiểm duyệt, hay chính bản thân họ bị sách nhiễu tù tội.

Sáu nhân vật Việt Nam được chọn trao giải Hellman/Hammett năm nay gồm Blogger Điếu Cày, thầy giáo Nguyễn Thượng Long, cô Phạm Thanh Nghiên, Thượng Tọa Thích Thiện Minh, cựu Trung Tá CSVN Trần Anh Kim, và ông Vi Đức Hồi.

Bản thông cáo báo chí của Human Rights Watch tóm tắt tiểu sử của những cây bút Việt Nam được lănh giải như sau:

Blogger Điếu Cày, 57 tuổi, tên thật là Nguyễn Văn Hải, một cựu bộ đội, đă bị bỏ tù v́ tội treo các băng rôn đ̣i hỏi dân chủ và chấm dứt tệ nạn tham nhũng tại Việt Nam. Blogger Điếu Cày cũng thành lập một blog có tên “Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do,” trong đó có rất nhiều bài viết tố cáo tệ tham nhũng cũng như thái độ khiếp nhược trước Trung Quốc của nhà cầm quyền Hà Nội. Blogger Điếu Cày hiện đang bị giam sau khi bị tuyên án 2 năm rưỡi v́ tội “trốn thuế.” Nói với Người Việt qua điện thoại, bà Dương Thị Tân, vợ blogger Điếu Cày nói rằng bà “hănh diện và cảm thấy an ủi v́ những việc làm của chồng được công nhận.” Tuy nhiên, bà tâm sự “không thể báo tin vui” cho ông v́ vừa nhận được thông báo “thêm một tháng không được thăm chồng.”

Thầy giáo Nguyễn Thượng Long, 62 tuổi, cựu thanh tra giáo dục, sau khi về hưu đă trở thành một cây bút bất đồng chính kiến nổi tiếng từ năm 2007. Khi c̣n tại chức, ông Nguyễn Thượng Long từng viết bài chỉ trích hệ thống giáo dục Việt Nam, cũng như nạn tham nhũng trong học đường tạo ra t́nh trạng gian lận khi thi cử và mua quan bán chức cho những chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục. Từ khi gia nhập và viết bài cho báo Tổ Quốc, ông Nguyễn Thượng Long liên tục bị sách nhiễu, câu lưu, tra tấn và quản thúc tại gia. Nói với báo Người Việt qua điện thoại, nhà giáo Nguyễn Thượng Long bày tỏ rằng ông “rất hân hạnh khi được trao giải thưởng này.” Ông nhấn mạnh, “đây là vinh dự chung cho những người đấu tranh dân chủ tại Việt Nam.”

Cô Phạm Thanh Nghiên, 33 tuổi, là một cây bút có tài, và là một nhà đấu tranh dân chủ ôn ḥa, bị bắt giam từ hơn một năm nay mà chưa được mang ra xét xử. Từ khi bị mất việc tại hăng len năm 2007, cô Phạm Thanh Nghiên lên tiếng bênh vực dân oan và bắt đầu viết những bài viết đ̣i tự do dân chủ cho Việt Nam. Cô bị bắt Tháng Chín năm ngoái sau một thời gian bị tra hỏi và sách nhiễu liên tục.

Thượng Tọa Thích Thiện Minh, 56 tuổi, một nhà sư Phật Giáo ở Bạc Liêu, miền Nam Việt Nam. Ông bị bắt v́ phản đối việc đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền. Ông bị kêu án tù 26 năm, và đă từng bị giam tại Xuân Lộc và Xuân Phước, nơi ông đă bị hành hạ và tra tấn dă man. Kể từ khi ra tù, ông chưa bao giờ được cho phép bước chân vào chùa. Cuốn hồi kư của Thượng Tọa Thích Thiện Minh viết vào năm 2007 là tác phẩm hiếm hoi mô tả tỉ mỉ đời sống khốn cùng trong những trại tù ở Việt Nam.

Ông Trần Anh Kim, 61 tuổi, cựu trung tá CSVN, hiện đang chờ ra ṭa xét xử cho tội “chống phá nhà nước” v́ những bài viết và hoạt động đ̣i hỏi dân chủ của ông. Cựu Trung Tá Trần Anh Kim nổi tiếng về những bài viết chống lại bất công và tham những tại Việt Nam. Năm 1991 nhà nước Hà Nội bỏ tù v́ muốn bịt miệng ông. Được thả ra năm 1994, ông lại tiếp tục hoạt động. Năm 2006 ông gia nhập Khối 8406, và trở thành một cây bút bất đồng chính kiến nổi tiếng. Ông bị bắt vào Tháng Bảy, 2009 với tội “vi phạm an ninh quốc gia theo điều 88 Bộ Luật H́nh Sự.”

Ông Vi Đức Hồi, 54 tuổi, là một người thuộc dân tộc thiểu số vùng Bắc Lạng Sơn, và là cựu cán bộ Cộng Sản cao cấp. Ông bị đuổi khỏi đảng và bị quản thúc tại gia v́ những bài viết kêu gọi dân chủ cho Việt Nam. Ông Vi Đức Hồi sinh trưởng trong một gia đ́nh cán bộ cao cấp và ṇng cốt. Ông có bằng cấp cao trong ngành chính trị, kinh tế, và luật. Sau khi gia nhập đảng năm 1980, ông được thăng cấp nhanh chóng. Từ năm 2006, ông bắt đầu trở thành nhà văn bất đồng chính kiến, và từ đó bị đuổi việc rồi quản thúc tại gia. Vợ ông cũng bị đuổi ra khỏi đảng v́ không chịu lên án ông.

Bà Elaine Pearson, đại diện Human Rights Watch cho biết rằng, tổ chức này thừa nhận sự đóng góp của những cây bút đấu tranh nêu trên bằng cách “trao cho họ giải thưởng quốc tế.” Và trao giải thưởng ấy trong lúc này “quan trọng hơn bao giờ hết.”

“V́ chính quyền Việt Nam hiện đang đàn áp họ một cách gắt gao.”

Giải thưởng Hellman/Hammett cũng giúp gia đ́nh những nhà văn này có thêm một ít phương tiện tài chánh để đối phó với sự “bủa vây kinh tế mà họ đang phải gánh chịu” v́ dám lên tiếng thách thức quyền lực của nhà cầm quyền.

Bà Elaine Pearson nói thêm: “Việc vinh danh các nhà văn này sẽ chiếu một ngọn đèn pha vào Việt Nam, mà nếu không, nhiều người trên thế giới sẽ không nh́n thấy.”

“Đây (Việt Nam) là nơi mà nhà cầm quyền ra tay khắc nghiệt, đàn áp các nhà bất đồng chính kiến ôn ḥa, bóp nghẹt tự do phát biểu, kiểm soát báo chí và Internet, cũng như làm bất cứ điều ǵ để bịt miệng tất cả những chỉ trích.” Bà Elaine Pearson phát biểu.

Giải Hellman/Hammett được tổ chức nhân quyền Human Right Watch thành lập từ năm 1989, và cho đến nay, đă trao giải thưởng giá trị cao nhất là mười ngàn Mỹ kim cho hơn 700 người từ 91 quốc gia.

Trong số người nhận giải năm nay, Việt Nam, Iran và Trung Quốc mỗi nước có 6 người. Những người c̣n lại đến từ các quốc gia như Miến Điện, Colombia, Ai Cập, Eritrea, Gambia, Iraq, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Nga, Rwanda, Sri Lanka, Syria, Tây Tạng, Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia, và Zimbabwe.

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]