Human Rights Watch lên tiếng về vụ Bát Nhă: Quyền tự do tôn giáo ở VN xấu đi rất nhiều

 

Nguoi Viet – 19/10/2009

NEW YORK (NV) - “Vụ trục xuất bằng bạo lực hơn 400 thiền sinh của Tu Viện Bát Nhă, tu tập theo pháp môn Làng Mai của Thiền Sư Nhất Hạnh, hồi cuối Tháng Chín vừa qua, làm nổi bật chính sách đàn áp tự do tôn giáo tại Việt Nam.” Bản tuyên bố của Tổ Chức Theo Dơi Nhân Quyền (Human Rights Watch) phổ biến hôm Chủ Nhật cho hay.

Năm 2005, sau nhiều năm thương thuyết về các điều kiện, Thiền Sư Nhất Hạnh về Việt Nam lần đầu tiên sau 39 năm lưu vong. Thiền sư đă được đi diễn giảng Phật pháp nhiều nơi, từ thiền viện đến cơ sở của nhà nước.

Nhà cầm quyền và viên chức tôn giáo của nhà nước mời Thiền Sư Nhất Hạnh mở thiền viện ở Tu Viện Bát Nhă tỉnh Lâm Đồng.

Nhưng từ hơn một năm nay, nhà nước thông qua Thượng Tọa Thích Đức Nghi đă áp lực giải tán Tu Viện Bát Nhă v́ những lư do dễ nhận ra. Hướng đi, quan điểm về chính sách tôn giáo và chính trị của chế độ Hà Nội khác với thiền sư.

Cuối cùng, ngày 27 Tháng Chín 2009, hàng trăm công an vây chặt Tu Viện Bát Nhă làm ṿng đai để cả trăm công an thường phục và côn đồ tay sai tay cầm gậy gộc vào trục xuất, đánh đập, vất quần áo và đồ vật cá nhân, để xua đuổi thiền sinh ra khỏi nơi họ cư trú và học tập. Trước đó cả tháng, điện nước bị cắt. Hai thượng tọa Pháp Sỹ và Pháp Hội đă bị bắt đi, đến nay không ai biết họ ở đâu.

Khoảng 150 thiền sinh đă bị gọi tên từng người và bị buộc phải trở về nguyên quán. Số c̣n lại, hơn 200 thiền sinh khác chạy sang tị nạn ở một ngôi chùa gần đó. Chế độ Hà Nội phủ nhận vai tṛ của nhà nước trong vụ đàn áp này nhưng chẳng ai tin.

“Một lần nữa, nhà cầm quyền Việt Nam đă đàn áp một nhóm tôn giáo hiền ḥa, dù là họ từng được nhà cầm quyền chào đón”. Elaine Pearson, phó giám đốc Á Châu Vụ của Human Rights Watch (HRW) phát biểu.

“Nhà cầm quyền Việt Nam coi các tổ chức tôn giáo, đặc biệt là các tổ chức danh tiếng v́ sợ không kiểm soát được, là những thách đố đối với quyền lực cai trị của họ.”

Vụ đàn áp Tu Viện Bát Nhă được hiểu là, một phần, có liên quan đến các đề nghị của Thiền Sư Nhất Hạnh khi ngài gặp riêng ông Nguyễn Minh Triết năm 2007, và sau đó được tiết lộ công khai, thúc giục nhà nước nới lỏng sự kiểm soát tôn giáo.

Cho tới nay, mọi hoạt động tôn giáo tại Việt Nam đều bị cột trong cơ chế “xin-cho” chứ không có tự do như hiến pháp của Việt Nam “quảng cáo.”

Chẳng hạn, những chùa chiền hay tổ chức Phật Giáo được nhà nước công nhận phải nằm trong phạm vi kiểm soát của hệ thống “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” thường bị gọi là “Phật Giáo quốc doanh”.

Bởi vậy, những tổ chức tôn giáo, gồm cả các hệ phái Phật Giáo, nằm ngoài “quốc doanh” đều bị coi là “bất hợp pháp” và bị đàn áp.

“Thật đáng buồn, sự sách nhiễu và trục xuất các thiền sinh ở Lâm Đồng không phải là một sự việc riêng biệt.” Bà Elaine Pearson nói. “Phật tử ở Việt Nam đă phải đối diện với sự đối xử thô bạo và đàn áp từ nhiều năm qua.”

Những tôn giáo khác như Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật Giáo Ḥa Hảo đều bị ḱm kẹp, sách nhiễu. Khi bị đàn áp quá đáng, họ phản đối th́ cường độ đàn áp gia tăng. Nhiều tín đồ và tu sĩ Phật Giáo Ḥa Hảo từng tự thiêu ở An Giang và Đồng Tháp những năm gần đây là các thí dụ điển h́nh.

Nhân về nước lần thứ hai năm 2007, Thiền Sư Nhất Hạnh đă đưa ra đề nghị 10 điểm với chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Trong đó, ngài đề nghị “tách tôn giáo ra khỏi chính trị, và không được đem chính trị vào tôn giáo”. Ngài yêu cầu “giải thể các ban (kiểm soát) tôn giáo của nhà nước” và đồng thời “dẹp công an tôn giáo”. Ngài đ̣i hỏi các tổ chức tôn giáo phải được hoạt động tự do như bất cứ hoạt động hội đoàn văn hóa, thương mại, kỹ nghệ nào khác.

Sự khó chịu của nhà cầm quyền gia tăng thêm một mức và nhiều nhà b́nh luận thời sự tin rằng c̣n có cả “yếu tố Trung Quốc” trong quyết định đàn áp Tu Viện Bát Nhă là v́, Thiền Sư Nhất Hạnh lên tiếng công khai ủng hộ Đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng.

Một năm trước, Ban Tôn Giáo Chính Phủ của Việt Nam từng đả kích là Thiền Sư Nhất Hạnh đă xuyên tạc chính sách tôn giáo của nhà nước và cáo buộc thiền sinh ở Tu Viện Bát Nhă cư trú bất hợp pháp. Từ lúc này, trụ tŕ Bát Nhă là Thượng Tọa Thích Đức Nghi (thành viên của Giáo Hội Phật Giáo nhà nước) đă bắt đầu đánh tiếng, theo lệnh thượng cấp, đuổi thiền sinh theo học pháp môn Làng Mai ở Bát Nhă.

“Hành động trục xuất thiền sinh đệ tử của Thiền Sư Nhất Hạnh tại Bát Nhă hiển nhiên liên quan đến lời kêu gọi cải thiện chính sách tôn giáo của ngài hơn là v́ thiền sinh cư trú “bất hợp pháp”. Bà Pearson nhận định.

“Các tổ chức tôn giáo phải được tự do sinh hoạt, tự tổ chức và quản trị”.

Mới ngày Thứ Hai 19 Tháng Mười, theo báo An Ninh Thế Giới của Bộ Công An Việt Nam, cáo buộc Thiền Sư Nhất Hạnh là có “ư đồ mượn tôn giáo để làm chính trị” xuyên qua các chuyến về Việt Nam.

“Quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam đă tồi tệ đi rất nhiều từ khi Hoa Kỳ lấy tên nước Việt Nam ra khỏi danh sách các nước ‘cần quan tâm đặc biệt về’ tự do tôn giáo.”

Bà Pearson nói, “Việt Nam phải chấm dứt coi quyền tự do tôn giáo là một đặc ân được nhà nước ban phát.” (T.N.)

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]