Gần 3 triệu trẻ em VN bị bóc lột sức lao động

 

 

Nguoi Viet

30/10/2009

 

SÀI G̉N (NV) - Chủ một cơ sở may gia công quần áo ở Sài G̣n nói t́nh trạng sử dụng công nhân là trẻ em vị thành niên rất phổ biến.

“Chuyện này là chuyện b́nh thường, các anh chị cứ đi hết các cơ sở sẽ thấy. V́ làm gia công giá rất thấp”. Ông Dương Văn Chương, chủ một cơ sở may, nói với kư giả báo Tuổi Trẻ “xung quanh đây cơ sở may nào cũng vậy” sau khi một nhân công của gia đ́nh ông là một cậu bé 16 tuổi phải vào bệnh viện cấp cứu v́ kiệt sức.

Nguyễn Văn Đen, 16 tuổi, quê ở Huế. V́ gia đ́nh quá nghèo, mẹ cho em vào Sài G̣n kiếm việc làm để giúp gia đ́nh. Em làm thợ may vắt sổ cho cơ sở may gia công của vợ chồng ông Dương Văn Chương-Nguyễn Thị Châu Á tại địa chỉ 621/14 Lũy Bán Bích, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, Sài G̣n.

Ngày 21 Tháng Mười 2009, bệnh viện cấp cứu Trưng Vương Sài G̣n tiếp nhận một trẻ em 16 tuổi nhập viện trong t́nh trạng kiệt sức. “Các bác sĩ cho rằng đây là trường hợp bị bệnh do lao động quá sức,” theo tờ Tuổi Trẻ kể lại. “Toàn thân em Đen bị phù nề, bụng ph́nh lớn, không thở được. Các bác sĩ đă phải đặt nội khí quản, cho thở bằng máy. Theo chẩn đoán, em Đen bị suy tim, viêm phổi và suy hô hấp. Nguyên nhân gây nên t́nh trạng này, theo chẩn đoán ban đầu là do thiếu vitamin B1 và có thể do lao động quá sức. Sau khi bổ sung vitamin B1, t́nh trạng của em Đen tốt hơn.”

* Làm việc từ sáng tới khuya

Nằm tại bệnh viện, em Đen kể cho biết mỗi ngày em phải làm việc trung b́nh 14 giờ đến 16 giờ và không được phép liên lạc với gia đ́nh. Đen “phải thức dậy từ 6 giờ, ăn sáng xong lập tức ngồi vào máy vắt sổ cho đến 12 giờ trưa mới nghỉ ăn cơm, từ 14 giờ phải tiếp tục làm việc tới nửa đêm, chỉ được nghỉ ăn cơm 30 phút.”

Theo lời thuật lại của Đen: “Dạo này hàng Tết nhiều, em phải làm đến 1-2 giờ sáng. Chỉ cần làm sai một chút là bị chủ là bà Á đánh, lúc th́ bị bợp tai, lúc bị kư đầu”.

V́ ăn uống khá thiếu thốn, thường xuyên thèm ngủ, người luôn hoa mắt và chóng mặt. “Do thời gian ngủ mỗi đêm chỉ được 4 giờ, làm việc quá sức nên cơ thể em Đen gầy g̣ như trẻ lên 10, chỉ nặng 35 kg dù đă 16 tuổi”, theo tờ Tuổi Trẻ.

Em Đen kể: “Hồi Tháng Tám 2009, em bị bệnh phải vào khám tại pḥng khám đa khoa Hi Vọng (Tân Phú). Khi về nhà nằm, em bị bà Á đạp vào đầu v́ cho rằng em làm bộ bệnh tật”. Theo em Đen, ngày 20 Tháng Mười em đến Trung Tâm Y Tế quận Tân Phú. Thay v́ được điều trị th́ vợ chồng bà Á kêu xe đưa em về quê, không cho em ở lại viện. Hôm sau 21 Tháng Mười, t́nh trạng em quá nặng nên phải vào bệnh viện cấp cứu Trưng Vương.”

Bà Đoàn Thị Nở (thôn Bắc Thắng, xă Vĩnh Hưng, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) hay tin con nằm viện nên vội vào Sài G̣n. Bà Nở nói với báo Tuổi Trẻ: “Gia đ́nh chúng tôi nghèo quá, cho con đi làm xa mà không biết con bị hành hạ, chỉ biết con làm nhiều giờ. Tôi yêu cầu bà Á đưa trả con tôi trở về quê, bà Á bảo tôi phải vào đón. Từ bé đến lớn tôi không biết Sài G̣n, không có tiền, lấy ǵ vào đón con. Mấy ngày nay ở bệnh viện hai mẹ con không có tiền ăn, nhiều bệnh nhân thương t́nh cho được ít tiền sống qua bữa”.

Lao động mỗi tuần hơn 100 giờ

Theo bài báo trên tờ Tuổi Trẻ, tại cơ sở của bà Á c̣n 5 em đang làm việc. Cơ sở vắt sổ này có sáu em độ tuổi từ 16-23, trong đó có em làm việc ở đây từ năm 14 tuổi. “Một em gái cho biết thường phải làm việc đến 12 giờ đêm nhưng chờ tắm giặt xong cũng phải đến 1 giờ sáng mới được nghỉ ngơi. Trung b́nh một tuần các em làm việc trên 100 giờ, nếu có hàng gấp phải làm đến 120 giờ/tuần”.

Bà Nguyễn Thị Châu Á (chủ cơ sở) thừa nhận với báo Tuổi Trẻ rằng “sử dụng lao động trẻ em không kư hợp đồng lao động.” Bà chỉ thỏa thuận miệng với mẹ của em Đen trả lương cho em một năm 5 triệu đồng, nếu làm giỏi thưởng thêm 1 triệu đồng, bà Á đă ứng trước 2 triệu đồng cho gia đ́nh em Đen. Việc đánh em Đen, bà Á chỉ thừa nhận ḿnh có véo tai”.

Trước áp lực của bà Á, mẹ con em Đen, theo ghi nhận của tờ báo trên, đă “lên tàu” về quê dù em chưa b́nh phục sức khỏe, và cũng không được trả lương cho hơn 9 tháng làm năm nay.

Một độc giả của tờ Tuổi Trẻ phản ứng về câu chuyện trên, viết: “Ông Chương nói đúng: xung quanh đây cơ sở may nào cũng vậy. Một lần tôi ở trọ trong xóm lao động ở quận Tân B́nh th́ thấy cơ sở may gia công nào cũng sử dụng lao động trẻ em. Các em làm việc quần quật từ sáng đến khuya như báo nêu, thậm chí đến 2 giờ sáng”.

Việc sử dụng lao động trẻ em vừa bất hợp pháp, vừa bóc lột cùng tận như vậy liệu nhà cầm quyền các địa phương biết không? Độc giả này nói “Cán bộ phường, tổ tại đây chắc chắn đều biết việc này...”

Theo ước tính dựa vào các nguồn thống kê và khảo cứu, trẻ em Việt Nam hiện chiếm khoảng 40% tổng dân số cả nước. Số trẻ vị thành niên của các gia đ́nh nghèo bị đẩy ra xă hội mưu sinh như con số thống kê chưa mấy chính xác của Cục Bảo Vệ-Chăm Sóc Trẻ em th́ nếu tính đến Tháng Sáu năm nay là khoảng hơn 3 triệu.

Từ năm 2006, Hà Nội đă nhận tiền viện trợ của Liên Hiệp Quốc để bảo vệ trẻ em hữu hiệu hơn. Nhưng con số 3 triệu trẻ em vị thành niên phải mưu sinh và bị bóc lột cho thấy tiền viện trợ đă không được dùng đúng mục tiêu. Dù vậy, ông Nguyễn Trọng An, phó cục trưởng Cục Bảo Vệ-Chăm Sóc Trẻ Em, nói trong một cuộc phỏng vấn hồi Tháng Bảy vừa qua: “Việt Nam đă cam kết trong các công ước quốc tế về trẻ em, về việc bảo vệ để trẻ khỏi bị ngược đăi. Hiện nay vấn đề lao động trẻ em do Cục Lao Động-Việc Làm phụ trách. Cục này đang thực hiện đề án về Quyết định 19 về pḥng và ngăn ngừa các bóc lột đối với lao động trẻ em. Cục chúng tôi th́ thực hiện việc bảo vệ, giám sát.”

Được biết, “Luật Bảo Vệ và Chăm Sóc, Giáo Dục Trẻ Em” của Việt Nam ban hành ngày 15 Tháng Sáu 2004 “nghiêm cấm” lạm dụng lao động trẻ em; sử dụng trẻ làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm; để trẻ tiếp xúc với chất độc hại; buộc trẻ làm những việc trái với quy định của luật lao động...

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]