Không chỉ linh mục, giám mục cử hành lễ cũng bị cấm

 

 

Nguoi Viet Online

13/11/2010


KONTUM 13-11 (TH) - Không phải chỉ các linh mục đi làm lễ cho giáo dân ở “các vùng sâu vùng xa” bị đe dọa, khủng bố, ngay một vị giám mục như Đức Cha Hoàng Đức Oanh cũng vẫn bị cấm cản, đe dọa.

Trong một bức thư gửi tu sĩ và giáo dân của giáo phận, đề ngày 11 tháng 11 năm 2010 và được báo Công Giáo VietCatholic News đưa lên mạng ngày 13 tháng 11 năm 2010, Đức Cha Hoàng Đức Oanh, giám mục địa phận Kontum bạch hóa những ǵ đă xảy ra cho ngài và giáo dân ở một số nơi ngài đến dâng thánh lễ mà nguồn tin vừa kể đă đề cập mấy ngày trước đây.

Đức Cha Oanh xác nhận lại những ǵ đă được VietCatholic News công bố ngày 8 tháng 11 năm 2010 là bản tin của “Giáo dân Sơn Lang, K'Bang”, theo đó, ngài đă bị chận đường không cho phép đến nơi dự trù dâng thánh lễ ở Sơn Lang, huyện K'Bang. C̣n tại hai xă Yang Trung và An Trung thuộc huyện Kon Chro th́ các chủ nhà cho mượn địa điểm dâng thánh lễ đă bị nhà cầm quyền địa phương kiếm chuyện.

Các sự việc này đều xảy ra vào ngày Chủ Nhật 7 tháng 11 năm 2010 vừa qua.

Giáo dân Trần Đ́nh Hinh ở xă Yang Trung đă bị nhà cầm quyền xă ra lệnh “cảnh cáo lần sau không được cho tổ chức lễ trong nhà”. C̣n tại xă An Trung th́ Giám Mục Hoàng Đức Oanh bị “đề nghị lập biên bản”. Tuy nhiên, sau khi nghe giải thích th́ các cán bộ địa phương viết “Biên bản ghi nhận sự việc” để có tài liệu báo cáo cấp trên.

Ngày hôm sau, tức ngày 8 tháng 11 năm 2010, chủ nhà hai nhà cho mượn địa điểm làm lễ đều bị “mời đi làm việc” và đều “được yêu cầu nhận tội”.

Tội ǵ? Giám Mục Oanh viết rằng “Tội của hai gia đ́nh cũng như tội của giám mục. Tội đă qui tụ người và tổ chức dâng lễ bất hợp pháp! Cả hai cũng được yêu cầu không tái phạm, không mời giám mục hay linh mục dâng lễ nữa!”

Tuy nhiên vẫn theo lời tường thuật trong bức thư của Giám Mục Oanh “Cả hai đều trả lời: Không có ǵ sai trái hay phạm pháp, (1) v́ Hiến Pháp và Pháp Luật đă xác nhận quyền tự do tôn giáo và quyền của giám mục trong mỗi giáo phận; (2) V́ đă có văn thư báo chính quyền các cấp; các cấp không có văn bản từ chối; (3) V́ không có nền văn hóa nào lại đi cấm con cái không được mở cửa đón cha của ḿnh (đức giám mục giáo phận) và anh chị em ḿnh (giáo dân) về thăm nhà, vào nhà ḿnh? Nghe nói, cuối cùng, người th́ chỉ viết bản tường tŕnh, người th́ kư biên bản nhưng có ghi thêm “Tôi không đồng ư nội dung biên bản này”.

Được biết, ngày 11 tháng 9 năm 2010, Đức Cha Oanh đă gửi một văn thư cho chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đăng kư tổ chức dâng thánh lễ cho giáo dân ở hai huyện Kon Chro và K'Bang vào Chủ Nhật mỗi đầu tháng bắt đầu từ tháng 11.

Nhà cầm quyền tỉnh không thèm trả lời suốt thời gian gần hai tháng nên ngài đă tự động đi dâng thánh lễ cho giáo dân.

Trong văn thư gửi nhà cầm quyền các địa phương trong tỉnh, Giám Mục Hoàng Đức Oanh nêu ra t́nh trạng “Tỉnh Gia Lai hiện có huyện Kon Chro và huyện K'Bang được mệnh danh là huyện trắng. Người dân hiểu đó là những huyện đă quét sạch tàn dư mê tín dị đoan hoặc tàn dư tôn giáo. Giáo dân muốn vào làm ăn tại những nơi đó đều phải ‘tự nguyện bỏ đạo’ tự khai ‘không tôn giáo’. Mỗi khi giáo hội xin đến phục vụ tôn giáo cho bà con giáo dân th́ được trả lời vắn gọn ‘Ở đây không có nhu cầu tôn giáo, v́ không có giáo dân!’”

Nhưng theo văn thư của ngài viết những nơi này đều có giáo dân Công Giáo mà trong bổn phận của kẻ chăn chiên, ngài phải mang Tin Mừng của Chúa đến với bổn đạo.

Ngài nêu ra chuyện cũ cho thấy vào dịp Tết Nguyên Đán 2010, sau các thánh lễ ở Kon Chro và K'Bang, giáo dân đă bị khủng bố khiến có ǵ đều không dám mời ngài đến dâng lễ nữa.

Chuyện này cũng tương tự như các vụ việc đă từng xảy ra ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu tại miền Bắc những năm gần đây.

Người Thượng theo đạo Tin Lành ở các tỉnh Tây Nguyên từng tố cáo nhiều lần là chế độ Hà Nội cưỡng ép họ uống máu súc vật thề bỏ đạo, nếu không muốn bị khủng bố, bách hại. Trang mạng của nhóm người Thượng định cư ở tiểu bang South Carolina thường xuyên tố cáo những vụ bắt giữ, bỏ tù, phá sập nhà thờ của người Thượng. Nhiều người c̣n bị đánh đập, tra tấn đến chết.

Hàng ngàn người Thượng đă bỏ chạy sang Cam Bốt xin đi tị nạn ở một nước thứ ba mấy năm trước v́ sự đàn áp tôn giáo tàn bạo của chế độ Hà Nội.

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]