LS Nguyễn Văn Đài : Việt Nam vẫn đàn áp tôn giáo



Người Việt Online

15.11.2006

HÀ NỘI 15-11 (NV) - Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp các tôn giáo một cách nghiêm trọng, đây là quan điểm của nhiều người đang tranh đấu cho tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Hôm Thứ Hai 13 Tháng Mười Một vừa qua, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ loan báo đă bỏ tên nước Việt Nam ra khỏi danh sách “các nước cần quan tâm đặc biệt” (CPC) về tự do tôn giáo trên thế giới v́ cho rằng đă có một số tiến bộ dù c̣n nhiều hạn chế.

Trái với quan điểm của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, 28 người gồm đủ mọi thành phần ở Việt Nam đă gửi một bức thư ngỏ gửi tổng thống Mỹ, được phổ biến trên nhật báo Washington Post ngày 14 Tháng Mười Một 2006 nói rằng “trong thực tế, các giáo hội dân lập như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Phật Giáo Ḥa Hảo, Cao Đài, Tin Lành v.v... đều bị cấm hoạt động. Nhiều tu sĩ tôn giáo đang bị ‘quản chế hành chánh’ tức là bị giam lỏng tại chùa hay nhà thờ.”

Phản ứng về quyết định của Bộ Ngoại Giao Mỹ, ông Vơ Văn Ái, phát ngôn viên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nói rằng chính phủ Mỹ đă “hy sinh các nguyên tắc dân chủ cho quyền lợi riêng tư”.

Cùng trong ngày 14 Tháng Mười Một 2006, tổ chức thông tin Tin Lành BosNewsLife.org phổ biến bản tin tố cáo rằng “truyền đạo Tin Lành Hồng Trung đă bị Công An tỉnh Gia Lai đến nhà bắt đi trước sự ngỡ ngàng của gia đ́nh và cũng không biết ông bị bắt về tội ǵ.” Nguồn tin này cũng kể rằng trong năm qua, rất nhiều tín đồ và chức sắc đạo Tin Lành thiểu số ở Tây Nguyên đă bị bắt giam, tra tấn và bị ép buộc bỏ đạo.

Trong ngày Thứ Tư 15 Tháng Mười Một, 2006, Luật Sư Nguyễn Văn Đài từ Hà Nội cho biết t́nh h́nh đàn áp tôn giáo tại Việt Nam trong thời gian gần đây như sau:

“Chính phủ Cộng Sản Việt Nam đàn áp tôn giáo một cách khốc liệt, đặc biệt đối với những người theo đạo Tin Lành là người sắc tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, các giáo hội Tin Lành tư gia tại các thành phố và các tỉnh đồng bằng. Thậm chí chính phủ đă ra những văn bản mật để hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương phải t́m cách xóa bỏ đạo Tin Lành (chỉ thị 184). Tháng Chín năm 2004, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đă đưa Việt Nam và danh sách các nước được quan tâm đặc biệt do đàn áp tôn giáo (CPC). Trong suốt hai năm qua, chính phủ Hoa Kỳ đă nỗ lực để đàm phán với Cộng Sản Việt Nam về tự do tôn giáo, trong khi đó những người theo đạo Tin Lành là người H'Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn bị đàn áp, ép bỏ đạo, thậm chí máu của họ vẫn c̣n rơi, thương tật v́ bị đánh đập vẫn mang trên ḿnh. Tháng Sáu và Tháng Bảy năm 2006, máu của nhiều tín đồ Tin Lành thuộc hệ phái Phúc Âm Toàn Vẹn tại tỉnh Thanh Hóa vẫn c̣n rơi v́ niềm tin của họ. Hầu hết các tín đồ thuộc các hệ phái Tin Lành tư gia ở các tỉnh phía Bắc đều gặp rất nhiều khó khăn khi họ xin xác nhận của chính quyền địa phương vào lư lịch để đi xin việc, xin cấp chứng minh thư, xin cấp hộ chiếu, nhiều nơi chính quyền từ chối không cấp v́ lư do theo đạo. Cho đến thời điểm gần diễn ra hội nghị cấp cao APEC tại Hà Nội, các tín đồ người H'Mông mới thực sự không bị đàn áp, nhưng c̣n một số hội thánh Tin Lành tư gia tại Thanh Hóa vẫn gặp khó khăn và cản trở của chính quyền trong việc họ nhóm lại. Hiện tại có khoảng hơn 4,000 hội thánh Tin Lành tư gia thuộc hơn 50 hệ phái khác nhau, nhưng chính phủ Cộng Sản Việt Nam mới chỉ công nhận đăng kư chưa tới 10 hội thánh. Và có trên 400 hội thánh Tin Lành của người H'Mông tham gia đăng kư, nhưng chính quyền mới công nhận được khoảng 30 hội thánh. Mặc dù chính phủ Việt Nam đă có những tiến bộ khi giảm thiểu việc đàn áp, và sách nhiễu các giáo hội Tin Lành tư gia, nhưng điều đó chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của những người theo đạo... Sự tiến bộ đó không phải đến từ cái gọi là “bản chất tốt đẹp của chế độ xă hội chủ nghĩa” và thực tâm của chính phủ Cộng Sản Việt Nam. Việt Nam nới lỏng việc kiểm soát tôn giáo do áp lực ngoại giao của Hoa Kỳ nhằm được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ rút ra khỏi danh sách CPC, và được Quốc Hội Hoa Kỳ bỏ phiếu thông qua PNTR cho Việt Nam. Ngày 13 Tháng Mười Một, 2006, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đă rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC, đây là thành công của Cộng Sản Việt Nam và những nỗ lực ngoại giao của chính phủ Hoa Kỳ. Cộng Sản Việt Nam chưa thể đáp ứng các tiêu chuẩn về tự do tôn giáo của Hoa Kỳ cũng như chuẩn mực quốc tế, việc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC mang tính chất miễn cưỡng, và chiếu cố cho Việt Nam, một món quà nhỏ mà bà ngoại trưởng cũng như tổng thống Hoa Kỳ muốn tặng cho Cộng Sản Việt Nam trong chuyến thăm chính thức Việt Nam cũng như tham dự hội nghị APEC diễn ra tại Hà Nội. Một câu hỏi lớn đặt ra là “sau khi Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC, đạt được PNTR, trở thành thành viên chính của WTO, chính sách đối với tôn giáo nói chung và các giáo hội Tin Lành nói riêng sẽ như thế nào?” trong khi mà đường lối chính sách tuyên truyền của Cộng Sản Việt Nam vẫn coi đạo Tin Lành là của Mỹ, là đạo phản động, và việc phát triển đạo Tin Lành nằm trong chiến lược được Cộng Sản gọi là “Diễn biến ḥa b́nh nhằm thay đổi chế độ cộng sản” do “các thế lực thù địch” đang thực hiện.

Cộng Sản Việt Nam mong muốn dựa vào Hoa Kỳ để làm ăn kinh tế, nhằm duy tŕ quyền lực lănh đạo của ḿnh, nhưng mặt khác Cộng Sản Việt Nam vẫn coi Hoa Kỳ là mối đe dọa trực tiếp cho quyền lực của họ khi mà chính phủ Hoa Kỳ luôn luôn có những đ̣i hỏi về dân chủ, nhân quyền với Cộng Sản Việt Nam. Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn c̣n nhiều vấn đề cần phải đàm phán và giải quyết về tự do tôn giáo nói riêng và dân chủ, nhân quyền nói chung. Nhưng điều mà tất cả mọi người mong muốn lại là việc Việt Nam phải thực tâm nh́n nhận vấn đề tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền là đ̣i hỏi thực sự của toàn thể nhân dân Việt Nam, mà họ phải tôn trọng và đáp ứng chứ không phải là việc họ đi đàm phán với Hoa Kỳ để mang tự do, dân chủ và nhân quyền về cho nhân dân Việt Nam.

Nguyễn Văn Đài, Luật Sư

Hà Nội, ngày 15 Tháng Mười Một năm 2006.”

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]