Mỹ: Tự do tôn giáo Việt Nam vẫn bị giới hạn


Nguoi Viet Online

18/11/2010


WASHINGTON DC. (NV) - “Hiến Pháp công nhận quyền tự do tôn giáo, tuy nhiên, nhà cầm quyền vẫn tiếp tục giới hạn hoạt động của nhiều tổ chức tôn giáo.”

Bản tường tŕnh về t́nh h́nh tự do tôn giáo năm 2010 trên thế giới được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố ngày 17 tháng 11, 2010 viết mở đầu như vậy về Việt Nam.


Bản tường tŕnh về t́nh h́nh tự do tôn giáo ở Việt Nam dài 30 trang, tuy nh́n nhận có một số nới lỏng kiểm soát qua việc cho phép lập thêm một số cơ sở thờ phượng, từ Bắc chí Nam vẫn c̣n nhiều cấm cản.

“Tôn trong tự do tôn giáo và sự hành đạo cải thiện phần nào trong năm này. Nhưng các khó khăn đáng kể vẫn c̣n nguyên, kể cả những vụ sách nhiễu và sử dụng bạo lực quá đáng của viên chức cán bộ địa phương tại một số địa điểm.” Bản tường tŕnh của Bộ Ngoại Giao Mỹ viết.

Bản tường tŕnh liệt kê một số vụ việc tiêu biểu liên quan đến các đạo Tin Lành, Phật Giáo, Công Giáo.

Sự đàn áp tu viện Bát Nhă ở Lâm Đồng, triệu hạ Thánh Giá ở Đồng Chiêm, khủng bố giáo dân Công Giáo ở Cồn Dầu. Bên cạnh đó, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, các người sắc tộc thiểu số ở miền Bắc và Tây nguyên theo đạo Tin Lành vẫn bị sách nhiễu. Các tổ chức Phật Giáo của người thiểu số Khmer ở miền Nam cũng không tránh khỏi sự trù dập của nhà cầm quyền địa phương.

Hăng thông tấn TTXVN loan tin ngày 18 tháng 11, 2010, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Hà Nội, Nguyễn Phương Nga, nói trong cuộc họp báo là: “Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế 2010 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đưa ra những đánh giá không khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch về Việt Nam.”

Bao năm qua, chế độ Hà Nội luôn luôn phủ nhận các lời tố cáo nhà cầm quyền độc tài đảng trị của họ vi phạm nhân quyền, đàn áp tự do tôn giáo dù có các bằng chứng hiển nhiên không thể chối căi.

Mới ngày 11 tháng 11, 2010, Đức Cha Hoàng Đức Oanh, giám mục địa phận Kontum phổ biến một bức thư xác nhận nhà cầm quyền địa phương đă cấm cản ngài đi dâng Thánh lễ cho giáo dân ở hai huyện K'Bang và Kon Chro. Nơi th́ ngài dâng Thánh lễ được nhưng lại bị bắt buộc làm “biên bản,” nơi th́ bị chận đường không cho tới địa điểm hành lễ. Giáo dân th́ bị khủng bố.

Trước đó, trong một bức thư gửi nhà cầm quyền tỉnh, ngài tố cáo rằng: “Tỉnh Gia Lai hiện có huyện Kon Chro và huyện K'Bang được mệnh danh là huyện trắng. Người dân hiểu đó là những huyện đă quét sạch tàn dư mê tín dị đoan hoặc tàn dư tôn giáo. Giáo dân muốn vào làm ăn tại những nơi đó đều phải ‘tự nguyện bỏ đạo’ tự khai ‘không tôn giáo.’ Mỗi khi Giáo hội xin đến phục vụ tôn giáo cho bà con giáo dân th́ được trả lời vắn gọn: ‘Ở đây không có nhu cầu tôn giáo, v́ không có giáo dân.’”

Ngài nêu ra chuyện cũ cho thấy vào dịp Tết Nguyên Đán 2010, sau các Thánh lễ ở Kon Chro và K'Bang, giáo dân đă bị khủng bố khiến có gia đ́nh không dám mời ngài đến dâng lễ nữa.

Ngày 16 tháng 11, 2010, hăng thông tấn Dức DPA cho hay, 2 người sắc tộc thiểu số ở Tây nguyên vừa bị một ṭa án địa phương kết án 4 năm tù và 6 năm tù v́ bị vu cho tội “hoạt động gây chia rẽ, mất đoàn kết dân tộc.”

Các người Thượng theo đạo Tin Lành ở các tỉnh Tây nguyên thường bị vu cho tội danh vừa nói khi biểu t́nh đ̣i tự do tôn giáo.

Bản tường tŕnh của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rằng viên chức Ṭa Đại Sứ ở Việt Nam thường đi tiếp xúc với chính quyền các địa phương, tác tổ chức tôn giáo cũng như đối thoại về tự do tôn giáo với nhà cầm quyền trung ương tại Hà Nội.

“Đại sứ và các viên chức Ṭa Đại Sứ đă tiếp xúc với nhiều viên chức nhà nước ngay sau vụ giật sập Thánh Giá tại Đồng Chiêm và các vụ đàn áp giáo dân Công Giáo. Đại sứ và vị phụ tá gặp nhiều lần với tổng giám mục Hà Nội, bộ trưởng Ngoại Giao, Bộ Công An và Ủy Ban Tôn Giáo Chính Phủ để vận động chấm dứt các hành động bạo lực và t́m giải pháp ôn ḥa cho vụ tranh chấp đất đai.” Bản tường tŕnh Bộ Ngoại Giao Mỹ viết: “Viên chức Ṭa Đại Sứ cũng tiếp xúc nhiều lần với giáo dân Đồng Chiêm.”

Hồi tuần qua, cụ Lê Quang Liêm, lănh tụ Khối Phật Giáo Ḥa Hảo Thuần Túy, gửi cho các lănh tụ đảng và nhà nước CSVN lời khẩn cầu chế độ trả tự do cho nữ tín đồ Mai Thị Dung đang bị án tù 11 năm ở nhà tù Xuân Lộc. Bà bị bệnh nặng, không đi được mà phải ḅ, lại không được chữa trị.

Nhưng đến nay lá đơn vẫn như rơi vào quăng không.

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]