"Hy sinh các nguyên tắc dân chủ cho quyền lợi riêng tư" là lời ông Vő Văn Ái thống trách việc Hoa Kỳ rút tên Việt Nam Cộng sản ra khỏi danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo cần đặc biệt quan tâm (CPC)

 

Pḥng Thông tin Phật giáo Quốc tế
14.11.2006

PARIS, ngày 14.11.2006 (PTTPGQT) - Ông Vő Văn Ái, Phát ngôn nhân Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, kiêm Giám đốc Pḥng Thông tin Phật giáo Quốc tế có trụ sở tại Paris, lấy làm tiếc việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ rút tên Việt Nam cộng sản ra khỏi danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo cần đặc biệt quan tâm (CPC). Trả lời các hăng thông tấn và báo chí, Ông Ái nói : "Chẳng có ǵ thay đổi trên lĩnh vực tôn giáo kể từ khi nhà cầm quyền Hà Nội bị đặt vào danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo cần đặc biệt quan tâm (CPC) năm 2004. Những tín hữu các cộng đồng tôn giáo tại Việt Nam, đặc biệt các Giáo hội không được thừa nhận, vẫn sống trong t́nh trạng sợ hăi thường trực, vẫn là nạn nhân bị sách nhiễu hằng ngày, hoặc bị bắt bớ, bị công an theo dői, hăm dọa".

"Hoa Kỳ đă hy sinh các nguyên tắc dân chủ cho quyền lợi riêng tư khi rút tên Việt Nam Cộng sản ra khỏi danh sách CPC trước thềm Thượng đỉnh APEC. Những người có tín ngưỡng tại Việt Nam và trong thế giới đều sửng sốt trước sự kiện Hoa Kỳ phủi tay ngoảnh mặt trước số phận của hàng triệu con dân Việt Nam bị đàn áp chỉ v́ biểu tỏ ôn ḥa tín ngưỡng của họ".

Về trường hợp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (là Giáo hội truyền thống và lịch sử bị ngăn cấm hoạt động năm 1981), Đại sứ lưu động về tự do tôn giáo trên thế giới, John V. Hanford, tuyên bố rằng hàng giáo phẩm của Giáo hội phải chịu đựng nhiều hạn chế "v́ họ biểu tỏ những quan điểm chính trị mà nhà cầm quyền xem như bị đe dọa". Ông Vő Văn Ái kịch liệt bác bỏ luận cứ này, ông nói :

"Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Ḥa thượng Thích Quảng Độ cùng hàng giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chỉ thường xuyên lên tiếng nhắc nhở nhà cầm quyền Hà Nội phải tôn trọng nhân quyền và các tự do cơ bản được bảo đảm trên Hiến pháp Việt Nam và trong Công ước quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị của LHQ mà Việt Nam tham gia kư kết năm 1982. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không hề có chủ trương chính trị nhằm đe dọa nhà nước XHCN. Lập lại những luận điệu chỉ trích và chống phá Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất của Hà Nội, Đại sứ Handford vô t́nh khích lệ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp diễn chính sách bóp nghẹt mọi tiếng nói tôn giáo độc lập tại Việt Nam".

Đại sứ Handford cũng tỏ lời hoan nghênh Việt Nam trả tự do cho những tù nhân tôn giáo như trường hợp Thượng tọa Thích Thiện Minh. Nhưng ông Vő Văn Ái nhận xét rằng : "Thượng tọa Thích Thiện Minh chỉ được trả tự do 3 tháng trước thời hạn, sau 26 năm cấm cố trong một trại cải tạo lao động v́ lư do hậu thuẫn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Mặt khác, Thượng tọa Thích Thiện Minh cũng như nhiều tù nhân tôn giáo khác, như Mục sư Nguyễn Hồng Quang, vẫn tiếp tục bị sách nhiễu, hăm dọa sau khi ra tù".

Trả lời Đại sứ Handford về lời ngợi khen những cải tiến của Hà Nội khi cho phép các cộng đồng tôn giáo được phép đăng kư xin hoạt động, nhất là đối với giới Tin Lành và những Giáo hội tại gia (House Churches), ông Ái phản bác rằng : "Hiện nay chỉ có một số nhỏ các Giáo hội Tin Lành xin đăng kư hoạt động. Hơn nữa, "đăng kư xin" không có nghĩa là "hợp pháp chính thức" : Các Giáo hội đăng kư xin phép hoạt động, khi được phép lại phải xin gia hạn hằng năm. Hoạt động của các giáo hội này bị hạn chế tùy theo vùng địa lư và phải thường xuyên cung cấp danh sách tín đồ. Trong nhiều trường hợp nhà cầm quyền đặt để "quan sát viên" theo dői mọi hoạt động giáo hội hoặc cưỡng bức thay đổi giới chức sắc lănh đạo. Hiện nay tại Việt Nam có bốn ngh́n (4000) Giáo hội tại gia Tin Lành chưa có giấy phép hoạt động, trong số này, 500 Giáo hội tại gia đă đăng kư xin phép nhưng chưa được chấp thuận. Lấy ví dụ ở tỉnh Hải Dương, nhà cầm quyền đă dùng những biện pháp hành chính để đàn áp tín hữu Tin Lành : không công nhận quyền công dân, không cấp hộ khẩu, không cấp hộ chiếu. Thế là những người này không được quyền di chuyển hoặc đi ra nước ngoài.

"Mặc dù những luật lệ mới ban hành cấm cưỡng bức bỏ đạo. Nhưng nhiều phúc tŕnh cho thấy đồng bào sắc tộc miền Thượng du phía Bắc hay đồng bào Thượng Tây nguyên Trung phần bị áp lực chối bỏ đạo Tin Lành, có khi dùng cả h́nh thức tra tấn để cưỡng bức".

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]