Lm Nguyễn Hữu Giải và Lm Phan Văn Lợi tham luận trước QH Hoa Kỳ

 

Kính thưa Quư Nghị sĩ và Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ

Chúng tôi là hai linh mục Công giáo Việt Nam, Peter Nguyễn Hữu Giải và Peter Phan Văn Lợi, đang đấu tranh cho tự do tôn giáo tại Tổng giáo Phận Huế, xin kính chào toàn thể Quư vị và chân thành cảm ơn Quư vị đă cho phép chúng tôi phát biểu đôi lời về hiện t́nh Công giáo tại Việt Nam nói chung và tại Huế nói riêng.

Mới đây chúng tôi có nghe tin Chính phủ Hoa Kỳ đă kư với Chính phủ Cộng sản Việt Nam một thỏa ước về tự do tôn giáo. Gần đây hơn nữa, 45 vị Nghị sĩ và Dân biểu đă gởi một thỉnh nguyện thư lên Tổng thống Hoa Kỳ để tŕnh bày về t́nh h́nh nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam cũng như để kiến nghị Tổng thống đ̣i hỏi Thủ Tướng CSVN phải thực tâm giải quyết những vấn đề này. Đó là những sáng kiến hay ho và đúng lúc nhằm giúp đỡ cho nhân dân Việt Nam chúng tôi. Chúng tôi hết ḷng hoan nghênh và cảm ơn Quư vị về những sáng kiến đó.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin phát biểu vài cảm nghĩ:

1- Vào chính thời điểm kư thỏa ước nói trên và cho tới hôm nay, chính quyền CSVN vẫn tiếp tục đàn áp tôn giáo và hạn chế nhân quyền, y như thỉnh nguyện thư của Quư vị có khẳng định. Riêng tại Giáo phận Huế chúng tôi có vài sự kiện nổi cộm: viên bí thư tỉnh ủy kiêm đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Trị, đầu tháng 5-2005, trong một cuộc tiếp dân, đă ngang nhiên hù dọa các giáo dân ở Khe Sanh, Cam Lộ rằng: “Theo đạo là theo địch, theo đạo là chống đảng, theo đạo là xây lưng với dân tộc!”. Chúng tôi đang điêu đứng v́ Pháp lệnh và Nghị định về tôn giáo. Hai văn kiện này nay giao việc kiểm soát mọi sinh hoạt tôn giáo cho chính quyền địa phương xă huyện. Những viên chức này tha hồ tự tung tự tác, gây vô vàn khó khăn cho việc bổ nhiệm các chức sắc, cho việc đăng kư tu sinh, cho việc tổ chức các sinh hoạt đạo, cho việc đ̣i lại các tài sản của Giáo hội bị tước đoạt. Cộng sản vẫn tiếp tục cướp 102/107ha đất đan viện Thiên An, 17/23ha5 đất thánh địa La Vang, 1700m2 đất thành phố của ḍng Chúa Cứu Thế, 200m2 đất thành phố của ḍng Đức Bà Đi Viếng, vẫn tiếp tục đàn áp và cướp bóc giáo xứ Kế Sung.

Điều đó một lần nữa cho thấy Chính phủ CSVN tuy từng kư nhiều văn kiện pháp lư quốc tế nhưng họ chẳng bao giờ tuân giữ: kể từ hiệp định Geneva 1954 đến hiệp định Paris 1973, từ Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948 đến Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị 1976. Thỏa ước về tự do tôn giáo mà CSVN vừa kư với Chính phủ Hoa Kỳ, theo nhận định của chúng tôi, cũng chỉ là một tính toán, một chiến thuật của CSVN nhằm mục đích thoát khỏi sự liệt kê vào danh sách các nước CPC cũng như đạt được những thuận lợi cho chuyến đi của thủ tướng CSVN. Hai mục tiêu này hoàn thành, CSVN sẽ tiếp tục đàn áp nhân quyền và tôn giáo cách mạnh mẽ hơn, chứ không bao giờ thực sự giải quyết những vấn đề dân chủ này, v́ bản chất của chế độ CS là độc tài, độc đảng, chuyên chế.

2- Theo thiển ư chúng tôi, để giải quyết vấn đề tận căn, trước mắt nhà nước CSVN phải lập tức hủy bỏ Pháp lệnh tôn giáo và Nghị định áp dụng pháp lệnh này. Tổng thống Thomas Jefferson của Quư vị từng đưa ra chủ trương biệt lập giữa tôn giáo và nhà nước (Separation of church and state). Theo nguyên tắc đó:

a/ nhà nước không được thành lập những giáo hội quốc doanh để tước đoạt tư cách pháp nhân của các giáo hội dân lập đă hoạt động từ trước. Đó chính là Quyền thành lập tôn giáo và giáo Hội dành cho công dân (Establishment Clause);

b/ Nhà nước không được can thiệp, kiểm soát hay giám sát các giáo hội trong các sinh hoạt tôn giáo, trái lại các giáo hội được sinh hoạt tự trị. Và đó là Quyền tự do truyền giáo và hành đạo (Free Exercise Clause). Hai điều khoản này trong Hiến pháp của Quư vị đủ cho Quư vị thấy Pháp lệnh tôn giáo do CSVN áp đặt lên chúng tôi là vô lư, vô luật và hết sức tai hại.

Về lâu về dài, chúng tôi, mọi nhà đấu tranh cho tự do chính trị và tự do tôn giáo tại Việt Nam, quyết tâm đ̣i hủy bỏ điều 4 trong Hiến pháp nước CHXHCNVN là điều cho phép đảng CSVN độc quyền lănh đạo đất nước, chế độ xă hội chủ nghĩa độc quyền thực thi trên đất nước và chủ nghĩa Mác-Lênin độc quyền thống trị tâm tư t́nh cảm của mọi người dân Việt. Chính sự độc quyền toàn trị này làm cho những vấn đề về nhân quyền, tôn giáo, xă hội, chính trị, văn hóa, đạo đức tại Việt Nam không bao giờ được giải quyết. Ngoài ra nó cũng làm cho mối bang giao của Hoa Kỳ với Việt Nam (như hợp tác, viện trợ, buôn bán, vận động dân chủ…) chẳng bao giờ hữu hiệu, có lợi cho nhân dân Việt Nam, ngược lại chỉ bị đảng CSVN lạm dụng để củng cố quyền lực và gia tăng quyền lợi cho ḿnh.

Chúng tôi xin cảm ơn Quư vị đă lắng nghe. Xin Thiên Chúa chúc lành cho Hoa Kỳ và cho toàn thể Quư vị.

Huế, ngày 13-6-2005

Lm Peter Nguyễn Hữu Giải và Lm Peter Phan Văn Lợi.

 


(Bổ túc theo yêu cầu của UBTDTGVN, gởi ngày 15-6-2005)



Kính thưa Quư vị,

Trên đây là những sự kiện tổng quát và lớn lao liên quan đến tự do tôn giáo tại Việt Nam. Sau đây, tôi, linh mục Phan Văn Lợi, trong tư cách chứng nhân và nạn nhân, xin đưa thêm vài sự kiện của bản thân, liên quan đến việc CSVN đàn áp tôn giáo, như một trường hợp điển h́nh để Quư vị thấy rơ.

Đầu năm 1978, chính quyền CS tỉnh Thừa Thiên muốn dựa vào nghị quyết 297/CP (một văn bản về tôn giáo lúc ấy) để loại bỏ một số đại chủng sinh khỏi Đại chủng viện mà họ cho là “có sạn trong đầu”, “vô phương cải tạo”. Tôi và 17 anh em trong số đó (tức 18/45) bị Nhà nước ngang nhiên trục xuất tháng 5/1978. Số này phần nhiều là lớp lớn, đă đào tạo xong hoặc gần xong, có đầu óc “bướng bỉnh”!

Trở về nhà cha mẹ tại giáo xứ Phủ Cam, tôi không c̣n hy vọng được chịu chức linh mục công khai với sự cho phép của chính quyền, nên đành âm thầm theo đuổi ơn gọi. May thay, đến ngày 21-5-1981, tôi đă được Đức Giám mục Nguyễn Văn Thuận (sau này là Hồng y), đang bị quản thúc tại giáo xứ Giang Xá, địa phận Sơn Tây, gọi đến để truyền chức linh mục trong bí mật. Ngài cấm tôi tiết lộ với ai điều này.

Bốn tháng sau, vào ngày 21-9-1981, tôi và một số chủng sinh giáo xứ Phủ Cam có làm một vở kịch nhỏ giúp vui trong một buổi họp mặt với phụ huynh. Vở kịch nhỏ này có lấy lại một chi tiết đă xảy ra ngày 15-8-1981 tại bến xe Mỹ Chánh, tỉnh Quảng Trị. Chi tiết này là việc công an ngăn chận các Kitô hữu đi hành hương đến La Vang, một trung tâm Thánh mẫu tại Quảng Trị. Một tháng sau, 21-10-1981, tôi và 4 chủng sinh khác bị bắt. Nhà nước CS kết tội chúng tôi là “tuyên truyền phản cách mạng”. Tôi bị án tù 4 năm, những người khác bị từ 3 năm rưỡi đến 2 năm. Khi sắp hết án tù tại “trại cải tạo” Đồng Sơn (tỉnh Đồng Hới), th́ CS khám phá ra tôi là một linh mục đă chịu chức bí mật. Thế là họ chuyển tôi vào “trại cải tạo” B́nh Điền (tỉnh Thừa Thiên), phạt thêm 3 năm nữa. Tổng cộng tôi ở tù 7 năm và được thả ra tháng 10-1988.

Tôi lại phải về nhà cha mẹ chứ không được bổ nhiệm đi một giáo xứ nào. Từ đây tôi chỉ đi dâng thánh lễ, dạy học cách bí mật cho các ḍng tu, các cộng đoàn, v́ công an tiếp tục theo dơi tôi. Đến tháng 6-1998, công an gọi tôi đi thẩm vấn về hai tội: phổ biến tài liệu chính trị phản động và in ấn tài liệu tôn giáo không xin phép. Họ đến nhà tôi lục tài liệu phản động nhưng không có. Dù sao họ cũng tịch thu toàn bộ máy vi tính của tôi, lấy cớ tôi đă biên soạn, in ấn và phổ biến những bài suy niệm Tin mừng cho các linh mục và các ḍng tu tại Huế mà không xin phép nhà nước (trung b́nh 200 tập dày 15 trang A4 mỗi tháng).

Đầu năm 2001, tôi hỗ trợ linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lư và linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải trong việc đấu tranh cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền. Công an liền gọi tôi đi thẩm vấn trong ṿng một tháng, sau đó tôi từ chối không đi đến đồn nữa. Thế là từ tháng 4-2001, họ quản thúc tôi tại gia đ́nh cho đến hôm nay (6-2005). Tôi không c̣n có thể ra ngoài để làm các công việc b́nh thường của một linh mục và của một công dân. Tôi đă trở thành tù nhân trong chính gia đ́nh ḿnh. Trong ba năm đầu, 2001-2003, công an c̣n ngăn chận, khám xét, hăm dọa những người đến thăm tôi, dù đó là bà con ruột thịt hay bạn hữu, là người thường hay các linh mục. Tháng 1-2004, một số thành viên trong phái đoàn của Nghị sĩ Sam Brownback, khi đến thăm tôi ban đêm, đă bị chận lại chỉ cách nhà tôi 15m nên không vào được. Tháng 3-2005, một thành viên của YMCA cũng muốn đi từ toà giám mục Huế đến nhà tôi (cách nhau 1000m) để thăm tôi nhưng cũng bị công an ngăn chận. Nhiều cá nhân và đoàn thể hải ngoại, thậm chí nhân viên ṭa đại sứ Hoa Kỳ (tôi nghe kể lại) cũng từng muốn đến thăm tôi nhưng đều bị ngăn chận từ xa.

Công an cũng cắt điện thoại (để bàn) của tôi mà cũng là của gia đ́nh tôi kể từ tháng 4-2001 đến hôm nay. Thế là tôi không c̣n có thể gởi emails và lên mạng internet. Sau đó tôi chuyển sang dùng điện thoại di động th́ cũng thường xuyên bị nghe lén. Có lần công an dọa tôi (trong điện thoại) là nếu tôi ra khỏi nhà họ sẽ bắn chết tôi (tháng 1-2004). Từ đầu năm 2004 đến nay, tôi đă bị công an khóa (tức là phá hủy) 14 cái SIM Cards và chắc chắn họ sẽ c̣n phá hủy nữa, để không cho tôi liên lạc với bạn bè, với nước ngoài, với các tổ chức tranh đấu.

Tôi luôn sẵn sàng để bị bắt đi tù bất cứ lúc nào. Nhưng bao lâu chưa vào tù, tôi c̣n tiếp tục đấu tranh cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền. Hiện tôi ở tại 46/16 Trần Phú, Huế, cùng với cha mẹ già trên 80 tuổi và một người em gái trên 40 tuổi thất nghiệp.

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]