Phản Ứng Khắp Nơi Về Việc Một Số Tù Lương Tâm Được Phóng Thích

 

USCIRF hoan nghênh việc Việt Nam trả tự do cho Linh mục Nguyễn Văn Lư


RFA - 4.2. 2005

Ủy Ban Hoa Kỳ về Quyền Tự Do Tín Ngưỡng Quốc Tế hoan nghinh việc Việt Nam trả tự do cho linh mục Tadeo Nguyễn Văn Lư, tuy nhiên ghi nhận khái quát là Việt Nam vẫn c̣n thiếu sự tôn trọng nhân quyền. Cùng được trả tự do trong đợt này với linh Mục Lư có Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, ông Nguyễn Đ́nh Huy, Thượng tọa Thích Thiện Minh.

Năm ngóai Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào danh sách các xứ cần đặc biệt quan tâm v́ Việt Nam tuy đă chuẩn nhận Công Ước Quốc Tế về Dân Quyền và Quyền Chính Trị nhưng nhiều quyền căn bản đó đă không được ghi trong luật áp dụng trong nước, hoặc bị cản trở một cách mơ hồ với những tội danh như chống lại sự đ̣an kết hay xâm phạm an ninh quốc gia.

Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ hy vọng việc trả tự do cho Linh mục Nguyễn Văn Lư và Bác sĩ Nguyễn Đan Quế là một dấu hiệu có sự thay đổi tại Việt Nam.

Trứơc đó Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng đă lên tiếng hoan nghênh quyết định ân xá của Hà Nội, đồng thời đề nghị nhà cầm quyền Việt Nam hăy để cho các tù nhân chính trị và tôn giáo mà Hà Nội mới phóng thích phải được tự do thật sự, nghĩa là tôn trọng quyền tự do bày tỏ quan điểm và quyền tự do thờ phượng của các vị đó.

Đây là yêu cầu được Washington công bố ngay sau khi hay tin 6 tù nhân lương tâm nổi tiếng Việt Nam được Hà Nội trả tự do.

Nghị sĩ Sam Brownback của Thượng viện Hoa Kỳ lên tiếng ca ngợi quyết định của Hà Nội trong việc trả tự do cho Linh mục Nguyễn Văn Lư, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và các nhân vật bất đồng chính kiến khác.

Ông Sam Brownbach là một nhà lập pháp Mỹ từng đến thăm Việt Nam hồi tháng Giêng năm 2004, được chính phủ Việt Nam cho phép tới trại giam Ba Sao ở miền Bắc để thăm Linh mục Lư.

Vẫn theo lời Thượng nghị sĩ Sam Brownback, ông hy vọng việc một số nhà bất đồng chính kiến và tôn giáo được ân xá là bứơc khởi đầu tốt đẹp cho những ṿng đối thọai nhân quyền giữa Mỹ và Việt Nam trong tương lai.

 


 

Trao đổi với Linh mục Chân Tín về việc 6 nhân vật bất đồng chính kiến được trả tự do 

 

3.2.2005. - Gia Minh, phóng viên đài RFA

Trong mấy ngày qua, tin tức đề cập nhiều đến sáu nhân vật bất đồng chính kiến bị Hà Nội giam cầm nay được trả tự do nhân dịp năm mới âm lịch Ất Dậu trong số hơn 8000 phạm nhân được đặc xá kỳ này.

Đài Á Châu Tự Do gửi đến quí thính giả phản ứng của thân nhân, thân hữu các nhân vật được trả tự do; ngoài ra c̣n có ư kiến của các tổ chức theo dơi nhân quyền và một số nhà cầm quyền như Hoa Kỳ, EU.

Trong chương tŕnh hôm nay, Gia Minh trao đổi cùng Linh mục Chân Tín về t́nh h́nh đó. Trước hết ông bày tỏ niềm vui v́ những nhà đấu tranh đó được trả tự do tuy nhiên theo ông như thế vẫn chưa đủ.

Ông nói: "Dù sao cả thế giới đấu tranh cho những người chân chính mà bị nhà nước bất công bắt bớ; nay th́ do hoàn cảnh đất nước muốn làm ăn với thế giới nên họ phải trả tự do cho những người đó. Lư do là xoa dịu đ̣i hỏi của nhân dân và những nước khác. Đây là dịp cởi mở ra phần nào.

Đây là điều đáng mừng nhưng thực sự chưa phải là biện pháp dài lâu v́ độc đảng, độc tôn th́ không bắt người này cũng bắt người kia. Cần phải có tôn trọng tự do con người, điều đó c̣n xa."

Gia Minh: Theo linh mục mức độ đấu tranh thế nào mà Hà Nội chỉ xoa dịu và thực hiện phần nào thôi?

Linh mục Chân Tín: V́ chế độ độc tài không tôn trọng pháp luật, khi nào cần th́ họ sử dụng luật rừng. Đây không phải là đường lối mà chỉ v́ hoàn cảnh. Có thể họ hiểu phần nào tự do dân chủ nhưng v́ quyền lợi. Dù sao cũng phải chờ coi.

Gia Minh: Làm thế nào để chuyển biến?

Linh mục Chân Tín: Biến chuyển dần th́ có, v́ người ta phải đọc báo và con cái họ đi học Tây Tàu về th́ phải có.

Gia Minh: Những người hoạt động cho dân chủ năm nay có kế hoạch ǵ?

Linh mục Chân Tín: Điều này khó nói, v́ nhiều người đấu tranh âm thầm. Tôi th́ không ở trong nhóm nào. Nhưng tôi chắc th́ những người dân chủ ngoài Bắc có kế hoạch.

Gia Minh: Vẫn c̣n một số vẫn chưa được tha trong đợt này, th́ việc tiếp tục lên tiếng sẽ ra sao?

Linh mục Chân Tín: Phải tiếp tục thôi.

Gia Minh: Năm mới xin linh mục cho một lời chúc.

Linh mục Chân Tín: Mong sang năm mới mọi người đoàn kế thơn nữa để đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, cầu nguyện cho đất nước có dân chủ thật.

Trong khi ngư dân bị TQ giết hại th́ nhà nước lại họp hành ăn nhậu với phía TQ như vậy là sỉ nhục. Cầu mong nhữn gngười lănh đạo biết ư thức được danh dự đất nước, bảo vệ quyền lợi cho dân. Tôi mong đồng bào trong cũng như ngoài nước tiếp tục đấu tranh, dồi dào sức khỏe, an khang , hạnh phúc.

Gia Minh: Chân thành cám ơn linh mục đă dành cho Đài á Châu Tự Do cuộc nói chuyện ngày hôm nay.

 


 

Mỹ đề nghị VN để cho các tù nhân mới được phóng thích tự do bày tỏ quan điểm


RFA 2.2.2005

Hoa Kỳ đề nghị nhà cầm quyền Việt Nam hăy để cho các tù nhân chính trị và tôn giáo mà Hà Nội mới phóng thích phải được tự do thật sự, nghĩa là tôn trọng quyền tự do bày tỏ quan điểm và quyền tự do thờ phượng của các vị đó.

Đây là yêu cầu được Washington công bố ngay sau khi hay tin 6 tù nhân lương tâm nổi tiếng Việt Nam được Hà Nội trả tự do, trong đó có Linh mục Nguyễn Văn Lư và Bác sĩ Nguyễn Đan Quế.

Nghị sĩ Sam Brownback của Thượng viện Hoa Kỳ lên tiếng ca ngợi quyết định của Hà Nội trong việc trả tự do cho Linh mục Nguyễn Văn Lư, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và các nhân vật bất đồng chính kiến khác.

Ông Sam Brownbach là một nhà lập pháp Mỹ từng đến thăm Việt Nam hồi tháng Giêng năm 2004, được chính phủ Việt Nam cho phép tới trại giam Ba Sao ở miền Bắc để thăm Linh mục Lư.

Vẫn theo lời Thượng nghị sĩ Sam Brownback, ông hy vọng việc một số nhà bất đồng chính kiến và tôn giáo được ân xá là bứơc khởi đầu tốt đẹp cho những ṿng đối thọai nhân quyền giữa Mỹ và Việt Nam trong tương lai.

Tuy nhiên, tin tức ghi nhận được hôm nay cho hay, một ngày sau khi phóng thích một số tù nhân chính trị và tôn giáo th́ công an ở Tây Nguyên lại chặn bắt phái đ̣an của Hội thánh Tin lành Mennonite lên phát quà Tết cho đồng bào.

Các mục sư và nhà truyền đạo trong đ̣an được công an đưa về đồn làm việc. 

 


 

Thư cám ơn cộng đồng thế giới nhân dịp 6 nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền được Cộng Sản Việt Nam thả về

Kính gửi:

– Đồng Bào Việt Nam trong và ngoài nước

– Các tổ chức nhân quyền quốc tế,

– Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đặc biệt Ủy ban Quốc Tế về Tự do Tôn giáo (USCIRF)

– Liên Hiệp Âu Châu và Quốc Hội Âu Châu

Dịp tết Ất Dậu, chính quyền Cộng Sản Việt Nam đă ân xá cho 6 tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm nổi tiếng, trong đó có Linh mục Nguyễn văn Lư, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Thượng tọa Thích Thiện Minh và Giáo sư Nguyễn Đ́nh Huy. Nghe tin này, nhiều người Việt Nam trong nước cũng như hải ngoại rất vui mừng. Những người này đă bị chế độ độc tài giam hăm, hành hạ nhiều năm v́ đă can đảm lên tiếng tranh đấu cho quyền lợi của toàn dân, nay chính chế độ này buộc phải thả họ về trước thời hạn, nghe tin này, người dân yêu nước nào lại không vui mừng? Tuy nhiên chúng tôi chỉ cho rằng họ được “thả về” chứ không phải là được tự do. Kinh nghiệm sống trong chế độ Cộng Sản cho chúng tôi biết chắc chắn điều ấy. Dẫu sao sự phóng thích này cũng là điều đáng vui mừng.

Trong niềm vui ấy, chúng tôi – ba linh mục công giáo: Nguyễn Hữu Giải, Phan Văn Lợi và Chân Tín – mạn phép đại diện những người trong nước đang đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền, đặc biệt trong lănh vực tự do tôn giáo, xin chân thành nói lên ḷng tri ân chân thành của chúng tôi đối với những người đă góp phần đấu tranh cho những tù nhân lương tâm này được thả về dịp tết Ất Dậu này.

Chúng tôi không bao giờ tin rằng những người đấu tranh này được “thả về” là do chính sách khoan hồng hay nhân đạo của nhà nước Việt Nam như họ vẫn tuyên truyền. V́ nếu họ thật sự có ḷng nhân đạo và khoan dung th́ chẳng bao giờ họ lại bắt bớ, giam cầm và kết án những người vô tội chỉ v́ những người này dám sử dụng quyền chính đáng của ḿnh để lên tiếng một cách ôn ḥa cho các quyền tự nhiên của con người. Nếu họ thật sự có ḷng nhân đạo và khoan dung th́ họ sẽ chẳng bao giờ đối xử quá tệ với một người con gái yếu đuối và hiền lành như cô giáo Lê Thị Hồng Liên – 22 tuổi – đến nỗi cô bị bệnh tâm thần và trở thành mất trí chỉ sau mấy tháng bị tù trong vụ Mục sư Nguyễn Hồng Quang. V́ thế, chắc chắn họ thả những tù nhân chính trị và lương tâm này là do bất đắc dĩ, v́ bị áp lực quá mạnh từ nhiều phía.

Áp lực này là do sự tranh đấu, lên tiếng và vận động không mệt mỏi trước hết của người dân trong và ngoài nước, kế đến của cộng đồng thế giới, của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền quốc tế. Đặc biệt của Chính Phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ, của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Ủy Ban Tôn Giáo (của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ), của Liên Hiệp Châu Âu và Quốc Hội Châu Âu… Theo chúng tôi, có hai yếu tố gần nhất và có tính quyết định nhất khiến nhà cầm quyền Việt Nam phải thả về các tù nhân này là:

– sự kiện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đă đưa Việt Nam vào bản danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm (CPC) và đưa ra thời hạn để Cộng Sản Việt Nam phải thay đổi chính sách trước ngày 15.3.2005. Nếu không Hoa Kỳ sẽ dứt khoát có những biện pháp chế tài.

– sự kiện 109 dân biểu Quốc Hội Âu châu viết thư ngỏ vào dịp Hà Nội tổ chức hội nghị thượng đỉnh Á Âu (ASEM) lân thứ 5 vào tháng 10-2004, yêu cầu Liên Hiệp Châu Âu phải đưa ra bàn thảo tại hội nghị về vấn đề chính quyền Cộng Sản Việt Nam đàn áp tôn giáo và nhân quyền, đồng thời đưa ra một danh sách các tù nhân chính trị và lương tâm để yêu cầu nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải trả tự do.

Nay nhà cầm quyền đă thả về 6 vị trong danh sách ấy. Chúng tôi xin chân thành cám ơn tất cả những lực lượng trên thế giới đă tạo áp lực buộc nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải trả tự do cho những người vô tội, những người chỉ hành xử quyền tự do của con người – mà cả thế giới đều công nhận – để tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo.

Xin tất cả các cộng đồng đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trên thế giới tiếp tục đấu tranh để nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải tôn trọng những quyền căn bản và tự nhiên của người dân trong nước. Chúng tôi xin chân thành tri ân.

 

Sàig̣n, ngày 2-2-2005

 Lm Chân Tín (với sự hiệp thông của

Lm Nguyễn Hữu Giải và LM Phan Văn Lợi) 

 


 

Phỏng vấn Dân biểu Chris Smith


VOA - 02-2.2005

Nhân dịp hai nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng của Việt Nam là linh mục Tađêo Nguyễn Văn Lư và bác sĩ Nguyễn Đan Quế được trả tự do, Dân Biểu Chris Smith, Chủ nhiệm Ủy ban Cựu Chiến binh, kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quan hệ Quốc tế tại Hạ Viện Hoa Kỳ đă dành cho ban Việt ngữ một buổi trao đổi ngắn. Như quư vị đă biết, Dân Biểu Chris Smith là tác giả chính của Nghị quyết số 378 của Hạ Viện hồi năm ngoái, kêu gọi trả tự do ngay tức khắc cho Linh mục Lư. Dân Biểu Chris Smith cũng là người đi đầu trong việc soạn một bức thư và đi vận động chữ kư của 42 Dân Biểu Hoa Kỳ gửi cho Chủ Tịch nước Trần Đức Lương của Việt Nam để đ̣i trả tự do cho Bác sĩ Quế. Bài phỏng vấn này do Huy Phương của Ban Việt Ngữ VOA thực hiện:

Thưa ông Dân Biểu, ông nhận được tin trả tự do cho Linh mục Lư và Bác sĩ Quế hôm nào ?

Hôm cuối tuần vừa qua, tôi được nghe tin này đang sắp sửa h́nh thành, và dĩ nhiên tôi hết sức vui mừng khi biết một số người giỏi nhất, sáng giá nhất của Việt Nam sắp được thả. Hiện giờ cũng khó nói đây có phải là tín hiệu cho những thay đổi trong tương lai tại Việt Nam nữa hay không; nhưng rơ ràng chuyện này đă gửi một thông điệp đầy hy vọng, cho thấy những con người dũng cảm, đă từng đứng lên cho nhân quyền và tự do tôn giáo này đă được trả lại tự do. Họ đă bi giam cầm một cách bất công, chính phủ Việt Nam đă tự làm xấu ḿnh khi giam họ. Hy vọng chính phủ Việt Nam sẽ lật sang một trang mới và chấp nhận những nguyên tắc dân chủ, chế độ pháp quyền và biết dung chấp các đức tin tôn giáo. Có như thế th́ Việt Nam sẽ được quốc tế tán thưởng. Nhưng chúng ta c̣n phải chờ xem có một thay đổi triệt để nào hay không, bởi v́ Pháp lệnh tôn giáo của Việt Nam hiện nay vẫn c̣n mang tính cách bách hại, trong đó có những câu cú lắt léo, giúp chính quyền có thể bỏ tù dễ dàng bất cứ ai muốn biểu lộ đức tin của ḿnh. Quả thật, khi thấy cha Lư và những người khác được phóng thích, trong ḷng tôi hết sức phấn khởi và tôi tin rằng có rất nhiều bạn đồng viên của tôi, dân chủ cũng như cộng ḥa, cũng vui mừng như tôi.

Ông đă có dịp tiếp xúc trực tiếp với Linh mục Lư hoặc Bác sĩ Quế bao giờ chưa ?

Không, tôi có dịp đọc nhiều tài liệu về ông nhưng không đích thân gặp ông. Nhưng tôi có dịp tŕnh một nghị quyết về ông trước Quốc Hội , nghị quyết này được thông qua, kêu gọi phóng thích ông. Và trong 3 dịp riêng biệt khác, dự luật Nhân Quyền tại Việt Nam do tôi đề xuất đă được biểu quyết thuận tại Hạ Viện, trong đó chúng tôi nói rằng chúng tôi muốn thấy Linh mục Lư, Bác sĩ Quế và những người khác được trả tự do. Điều đáng mừng là Việt Nam dường như cũng hiểu được thông điệp, đó là chẳng những Hoa Kỳ mà cả thế giới đang theo dơi và hy vọng. Và giống như ở bên Mỹ này hay nói, quả bóng đang nằm về phía phần sân của phía Việt Nam, để đẩy mạnh cải cách, cần thực hiện thêm những điều tốt, xin đừng ngừng lại ở đây, hăy tiếp tục tiến bước, tạo ra những khác biệt trong cuộc sống. Chính quyền Việt Nam chẳng có điều ǵ phải sợ các công dân của ḿnh cả, hăy tôn trọng họ.

Vào giờ phút này, bên Việt Nam đang chuẩn bị ăn Tết, và đây cũng là tin vui chẳng những riêng cho Linh mục Lư và Bác sĩ Quế, mà c̣n cho rất nhiều người khác, ông có muốn gửi lời nhắn ǵ đến những người này hay không ?

Vâng, tôi muốn nói với Cha Lư, bác sĩ Quế và những người như họ, là nước Mỹ và thế giới rất chú ư tới họ. Quư vị là những anh hùng, quư vị đă tạo nguồn cảm hứng cho chúng tôi bằng sự can đảm, sự kiên tŕ và thái độ b́nh tĩnh. Quư vị không có ác ư ǵ với chính quyền, quư vị chỉ muốn mọi người đều được tham gia, quư vị chỉ muốn dung chấp tôn giáo. Quư vị đă tạo cảm hứng cho những ai quư trọng dân chủ, mà lời nói không diễn tả hết. Tôi hết sức thán phục sự cao cả của quư vị.

Và cũng nhân dịp Việt Nam sắp sửa mừng năm mới, ngoài lời nhắn đến những người vừa được thả, ông có muốn gửi lời nhắn ǵ đến chính phủ tại Hanoi sau khi trả tự do cho các nhân vật bất đồng chính kiến hay không ?

Có, lời nhắn cho chính quyền tại Hanoi là hăy xem đây là bước khởi đầu mới. Quốc Hội Hoa Kỳ không ác cảm với chính phủ hoặc nhân dân Việt Nam. Chúng tôi bênh vực cho những ai bị áp bức, và chúng tôi cũng mong chính phủ Việt Nam cũng bênh vực cho những người bị áp bức, thay v́ đàn áp họ. Hy vọng việc phóng thích này sẽ tạo ra thiện chí giữa chính phủ và nhân dân 2 nước. Hăy mở ra một chương mới trong chính sách của chính phủ Việt Nam, đó là cởi mở, dung chấp tôn giáo, không xem những người tranh đấu cho nhân quyền là kẻ thù, mà là những người bạn tốt có thể có. Tôi cũng xin nhắn với những người có đầu óc cải cách trong chính quyền là hăy tiếp tục, chắc chắn trong chính quyền sẽ có những người muốn thấy một ngày mới cho chính phủ và nhân dân Việt Nam. Tôi hy vọng rồi đây lời nói sẽ đi đôi với việc làm, cùng với những bước để theo dơi, v́ lợi ích của chính nhân dân các bạn.

Trong quá khứ, chúng ta thường thấy chính phủ Việt Nam thường nhượng bộ khi đứng trước một áp lực nào đó, sau khi sức ép này đă qua đi th́ đâu lại vào đó; vậy th́ ông có ư kiến ǵ để cảnh này khỏi lập lại hay không ?

Như Tổng Thống Bush đă đề ra trong diễn văn nhậm chức hết sức tuyệt vời vừa qua, hy vọng và hy vọng duy nhất của Hoa Kỳ là tự do, dân chủ, chế độ pháp quyền và tôn trọng những quyền cơ bản của con người. Nhân dân Việt Nam xứng đáng được hưởng những điều đó. Các nhân vật bất đồng chính kiến, nam cũng như nữ, là những người tiền phong cho những thay đổi, những người như cha Lư, bác sĩ Quế và nhiều người khác, cũng ví như Lếch Va-hoen-xa của Ba Lan, Vaclav Havel của Cộng Ḥa Chếch, họ là những con người vĩ đại, được kính nể trong cộng đồng quốc tế. Chúng tôi hy vọng họ được tự do, được phát biểu một cách thoải mái. Đó là điều tốt cho Việt Nam, giúp ích cho Việt Nam chứ chẳng nguy hại ǵ cả. Đó là điều sẽ giúp ích cho kinh tế, dân chủ, dẫn đến cuộc sống có chất lượng hơn. Xin đừng dùng bất cứ lư do ǵ để t́m cách giam lại những người anh hùng của dân chủ này.

 


 

Văn Bút Quốc Tế : Sau khi ra khỏi trại tập trung, ba nhà dân chủ đối kháng có bị áp đặt những biện pháp hạn chế nào không ?

Tiếp theo Thông cáo do Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù phổ biến toàn cầu chiều ngày 1.2.2005, hôm nay, Văn Bút Quốc Tế nói thêm rằng Hiệp hội các nhà văn thế giới vẫn lưu tâm theo dơi trường hợp ba tù nhân vừa ra khỏi trại tập trung. Văn Bút Quốc Tế đang kiểm tra xem sau khi trở về với gia đ́nh, ba nhà dân chủ đối kháng có bị áp đặt những biện pháp hạn chế nào không. Chúng ta c̣n nhớ: bản án 15 năm tù của giáo sư Nguyễn Đ́nh Huy c̣n kèm theo 5 năm quản chế. Linh mục Nguyễn Văn Lư cũng bị trừng phạt như vậy dù rằng nhờ áp lực quốc tế mà được giảm án hai lần tổng cộng 10 năm. C̣n bác sĩ Nguyễn Đan Quế th́ đang ở trong t́nh trạng quản thúc tại gia lúc ông bị bắt ngày 17.3.2003.

Trong thông cáo mới phổ biến, Văn Bút Quốc Tế tái xác nhận mối lo ngại đối với chín nhà văn Việt Nam c̣n bị đàn áp v́ công khai bày tỏ quan điểm của ḿnh. Ngụy từ "ân xá" của nhà cầm quyền Hà Nội cho thấy họ đă miễn cưỡng trả lại tự do cho giáo sư Nguyễn Đ́nh Huy, linh mục Nguyễn Văn Lư và bác sĩ Nguyễn Đan Quế v́ họ bị công luận thế giới ngày càng nghiêm khắc lên án. V́ lẽ ấy, Văn Bút Quốc Tế tiếp tục đ̣i phóng thích, băi bỏ quản chế và chấm dứt sách nhiễu tất cả những người ở trong t́nh trạng bị buộc tội như ba nhà dân chủ đối kháng vừa được phóng thích. Hành động trấn áp của Việt cộng rơ ràng vi phạm Quyền Tự do phát biểu được bảo đảm bởi Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị.

Chúng tôi xin được bổ túc phần giới thiệu thân thế của linh mục Nguyễn Văn Lư và bác sĩ Nguyễn Đan Quế trong Bản Tin LHNQVN ngày 1.2.2005 (Văn Bút Quốc Tế tố cáo Việt cộng chỉ "ân xá" giáo sư Nguyễn Đ́nh Huy, linh mục Nguyễn Văn Lư và bác sĩ Nguyễn Đan Quế nhưng vẫn c̣n giam cầm nhiều nhà văn dân chủ đối kháng) :

* Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đă tặng Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2002 cho linh mục Nguyễn Văn Lư và Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2004 cho bác sĩ Nguyễn Đan Quế.

* Ngày 1.5.1990, bác sĩ Nguyễn Đan Quế tuyên cáo Cao Trào Nhân Bản. Cuộc tranh đấu v́ chính nghĩa của ông đă thuyết phục được Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Quyết Nghị ngày 5.5.1994 và tiếp theo Tổng thống Bill Clinton đă ban hành Quyết Nghị chọn Ngày 1 tháng 5 làm Ngày Nhân Quyền Việt Nam.

 Genève ngày 2 tháng 2 năm 2005
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

  


 

 

Phong Trào  Thống Nhất  DânTộc  Và  Xây Dựng  Dân Chủ

Movement To Unite The People And Build Democracy

Mouvement  Pour  L'Unité   Des Peuples  Et  La  Construction  De  La  Democratie

Website: www.pttndt.org    -   Email: vpddhn@msn.com

 

 THÔNG   BÁO 

Ông Nguyễn Đ́nh Huy, nhà giáo, nhà báo, nhà văn và chủ tịch Phong trào Thống nhất Dân tc và Xây dựng Dân chủ tại Việt nam, vừa được nhà cầm quyền cng sản Hà ni thả về với gia đ́nh  ngày 02 tháng 02 năm 2005. Gia đ́nh đến trại giam rước ông về tới nhà ở Sài g̣n hồi 14 giờ cùng ngày.  Trước đó, nhà cầm quyền ở địa phương thông báo cho gia đ́nh là ông Nguyễn Đ́nh Huy sẽ về nhà ngày 01/02/05.  Nhưng đến ngày 01/02/05 lại bảo gia đ́nh hăy đến trại giam đón ông về.

T́nh trạng sức khỏe chung của ông có suy giảm, răng bị hư hỏng nhiều.  Công An khu vực  ân cần đến nhà  thăm hỏi thường xuyên.  Trước khi thông báo ra về, ông Nguyễn Đ́nh Huy được Ban Quản Đốc trại giam yêu cầu ông kư mt '' giấy tờ ǵ  đó '' nhưng ông từ chối v́ không thấy cần thiết , và ông vẫn được ra về.

Được biết, đến lúc nầy, linh mục Nguyễn Văn Lư, bác sĩ Nguyễn Đan Quế dường như chưa về đến nhà. Quí vị nầy được thả trước ông Huy 2 ngày.

Xin nhắc lại ông Nguyễn Đ́nh Huy, chủ tịch Phong trào Thống nhất Dân tc và Xây dựng Dân chủ, bị giam gi" ở các trại  tập trung từ Nam ra Bắc mất 17 năm, không hề được xét xử.  Năm 1993, sau khi ra tù, đứng ra vận đng chánh giới các quốc gia Âu châu, Úc châu, Huê kỳ và Canada, tổ chức Hi thảo Phát triển Việt nam  tại khách sạn Métropole, Sài g̣n. Ông bị bắt. Năm 1995, ông bị Ṭa án Nhơn dân của Hà ni kết án 15 năm tù ở v́ tôi '' âm mưu lật đổ chánh quyền xă hi chủ nghĩa ''.   Thế là trước sau, từ sau 30 / 04/ 75  ông Nguyễn Đ́nh Huy ở tù 29 năm tù xă hi chủ nghĩa.

Nay ông Nguyễn Đ́nh Huy, cùng với  cắc vị linh mục Nguyễn Văn Lư, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, thượng tọa Thích Thiện Minh, ông Trương Văn Đức (Phật giáo Ḥa hảo). .. được Hà ni thả.  Phải chăng, như dư luận chung của thế giới nhận định, v́ áp lực ngoại giao của Liên hiệp Âu châu, các tổ chức quốc tế như Ân xá quốc tế, Phóng viên không biên giới, Văn bút quốc tế và nhứt là Hoa kỳ mà ngày 15 / 03/ 2005 tới là thời điểm mà Hà ni phải thanh thỏa nh"ng đ̣i hỏi về nhơn quyền ở Việt nam ?

Nên việc Hà ni thả các tù nhơn chánh trị vào dịp Tết Ất dậu đă làm cho dư luận thế giới cảm thông hài ḷng. B Ngoại giao Hoa kỳ đă đưa ra lờ́ hoan nghênh Hà ni và đồng thời yêu cầu Hà ni hăy tôn trọng nh"ng sanh hoạt b́nh thường như sự phát biểu, sự đi lại, sự hành đạo, sự liên lạc với bạn bè ở Việt nam và ở hải ngoại ...  của nh"ng người tù vừa mới được thả.

Trong nh"ng ngày đầu tiên mới về cùng với gia đ́nh, ông Nguyễn Đ́nh Huy sẽ cần nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe. Chúng tôi sẽ thông báo nh"ng sanh hoạt của ông Huy và Phong trào trong nh"ng ngày tới.

Và chúng tôi không quên trân trọng gởi lời tri ân của chúng tôi đến quí tổ chức quốc tế, quí đoàn thể, cá nhơn, thân h"u ngoại quốc và Việt nam đă từng quan tâm, ân cần yêu cầu, vận đng dư luận can thiệp với Hà ni cho ông Nguyễn Đ́nh Huy sớm trở về với gia đ́nh.

Việt nam hải ngoại, ngày 02 /  02/ 2005

TM.  Văn pḥng Đại diện Hải ngoại

Phong trào Thống nhất Dân tc và Xây dựng Dân chủ

Tổng thư kư

Tiến sĩ Nguyễn Văn Trần

 


 

Nhà Nước Phải Trả Lại Danh Dự Cho Cha Lư

  

Kính thưa toàn thể đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước,


Chúng ta vừa được tin bốn tù nhân lương tâm là cư sĩ Huỳnh Văn Ba, giáo sư Nguyễn Đ́nh Huy, linh mục Nguyễn Văn Lư và bác sĩ Nguyễn Đan Quế sắp ra khỏi tù ngục nhân cái gọi là “cuộc đặc xá xuân Ất Dậu” của nhà cầm quyền CSVN.


Chúng ta vui mừng v́ 4 vị ấy sắp thoát được cái nhà tù nhỏ giam nhốt các vị bấy lâu. Tuy nhiên, chúng ta không có ǵ để hy vọng ở chế độ CS và chẳng có ǵ để cám ơn nhà cầm quyền CS, bởi lẽ trong nền pháp luật man rợ của nước CHXHCNVN, chính quyền CS xưa nay - đặc biệt đối với những nhà đấu tranh dân sự và tôn giáo - vẫn thường quản chế tùy tiện, bắt bớ tràn lan, giam nhốt vô nhân đạo, xét xử vô luật pháp, gán những tội danh bịa đặt, giảm án và thả tù v́ áp lực và v́ tính toán chứ không v́ thực thi lẽ phải và nhân đạo. Điều này được minh chứng gần đây qua việc nhà nước tiếp tục ngăn chặn theo dơi ḥa thượng Thích Huyền Quang, ḥa thượng Thích Quảng Độ và đạo trưởng Lê Quang Liêm, truy tố phóng viên Nguyễn Thị Lan Anh, xử án mục sư Nguyễn Hồng Quang và đồng sự, tra tấn đến mất trí cô giáo Lê Thị Hồng Liên, bác đơn xin phúc thẩm của kư giả Nguyễn Vũ B́nh, kết án 3 nhà đấu tranh sắc tộc ở Tây nguyên hơn 10 năm tù mỗi người v́ tội gọi là “phá hoại đoàn kết dân tộc”, phản ứng khiếp nhược trước việc ngư dân vô tội bị đàn anh Trung cộng bắn giết, bắt cóc và cáo gian, bắt bớ các sinh viên ở Hà Nội và Sài g̣n biểu t́nh chống ngoại quốc xâm lăng và giết đồng bào ḿnh... Đến lúc này, nhà nước CSVN vẫn coi người dân -đặc biệt các nhà đối kháng- như một con tin để áp lực, một con bài để mặc cả; các phiên ṭa chính trị-tôn giáo vẫn chỉ là một cách để hợp pháp hóa những hành vi đàn áp, và vết đen tiền án tiền sự vẫn tiếp tục ảnh hưởng xấu lên cuộc sống, công việc và an ninh của các cựu tù nhân cho đến măn đời.


Riêng về trường hợp cha Nguyễn Văn Lư, ba anh em linh mục chúng tôi là Chân Tín, Nguyễn Hữu Giải và Phan Văn Lợi, bạn chiến đấu của ngài, xin có những lời tuyên bố như sau:


· Trước hết, chúng tôi xin nói thẳng rằng nhà cầm quyền CSVN đừng tưởng thả cha Lư về là yên chuyện, là có thể tự hào chế độ ta nhân đạo lắm, đáng được Hoa Kỳ xóa khỏi danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo. Chúng tôi yêu cầu nhà nước phải trả lại danh dự cho cha Lư bằng cách:


1- Xin lỗi ngài v́ đă quản chế ngài hai năm tại nhiệm sở An Truyền của ngài với quyết định 401 kư ngày 26 tháng 2 năm 2001, dựa trên Nghị định 31/CP là một văn kiện pháp luật quái đản mà không một nước văn minh nào có. Ngoài ra, kể từ ngày đó đến 17-5-2001, nhà cầm quyền c̣n tung một chiến dịch tổng lực trên mọi phương tiện truyền thông khắp nước để vu cáo thóa mạ ngài một cách trắng trợn vô liêm sỉ.


2- Xin lỗi ngài v́ đă sử dụng một lực lượng công an đông đảo để vây bắt ngài cách tàn bạo và đàn áp giáo dân của ngài cách dă man kiểu đầu gấu sáng sớm ngày 17-5-2001. Một thời gian dài sau đó, nhà nước c̣n không cho thân thuộc ngài trong giáo hội và trong gia đ́nh biết tin, thăm gặp vị tù nhân lương tâm cũng như tiếp tục hành hung dọa dẫm giáo dân của ngài.


3- Xin lỗi ngài v́ trong ngày 19-10-2001, đă dựng lên một phiên ṭa quái đản tại Huế, không nhân chứng, không luật sư, không thân nhân, không đại diện giáo quyền, không quyền tự biện hộ, rồi gán cho ngài hai tội danh lếu láo, chẳng hề có trong nền pháp chế của nhân loại văn minh là bất tuân lệnh quản chế và phá hoại đoàn kết dân tộc, với mức án khiến toàn thể loài người công phẫn là 15 năm tù và 5 năm quản chế. 


4- Xin lỗi ngài v́ đă dành cho ngài một biện pháp dă man là biệt giam pḥng kín tại nhà tù Ba Sao Nam Hà vốn đă nổi tiếng về sự tàn ác khắc nghiệt của nó. Thâm độc và vô nhân đạo hơn nữa là đă dùng nhiều phương cách tinh vi bị quốc tế cấm đoán để tẩy năo ngài, điều khiển ngài viết nhiều lá thư tuyên truyền không biết ngượng cho cái gọi là “Chủ nghĩa xă hội mới của Việt Nam, đầy tính công bằng, nhân ái, hạnh phúc, hiện thực, toàn dân”, và cho cái gọi là “Hướng giải quyết êm đẹp, thông thoáng, cơ bản, tích cực cho 6 tôn giáo chính thức tại Việt Nam”.


· Tiếp đến, chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền CSVN phải tức khắc hủy lệnh quản chế 5 năm đă ra đối với cha Lư mà bắt đầu áp dụng từ đây, phải để ngài tự do về lại Nhà Chung Huế là trung tâm Giáo phận, phải để Bản quyền Giáo phận là Đức TGM tự do bổ nhiệm ngài vào chức vụ mới bất kỳ ở đâu, bất cứ lúc nào và bất cần sự chấp thuận của nhà nước. 


· Cuối cùng, nhân dịp này, chúng tôi cũng yêu cầu nhà cầm quyền CSVN phải lập tức ngừng quản chế theo dơi các ḥa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ và đạo trưởng Lê Quang Liêm, thôi truy tố phóng viên Lan Anh, trả tự do vô điều kiện cho mục sư Nguyễn Hồng Quang, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, kư giả Nguyễn Vũ B́nh, chiến binh Nguyễn Khắc Toàn, các đồng bào sắc tộc Tây nguyên mới bị kết án, các sinh viên vừa bị bắt giam v́ định biểu t́nh chống Trung cộng, phải chính thức và mạnh mẽ đ̣i hỏi Trung cộng trả lại danh dự cho các ngư dân bị chúng vu khống là hải tặc, trả lại quyền lợi cho các ngư dân bị chúng giết chết và trả lại tự do cho các ngư dân c̣n bị chúng giam giữ. Chỉ có khi nào nhà nước CS thi hành các điều trên và từ bỏ độc quyền độc đảng, thôi rêu rao xây dựng một nhà nước pháp quyền dựa trên sức mạnh của luật, nhưng thực tế th́ luôn hành xử dựa trên luật của sức mạnh, chỉ khi đó nhân dân VN mới tin vào thiện chí của họ.


Kính thưa đồng bào, để kết thúc, chúng tôi nguyện xin Thiên Chúa ban ơn soi sáng cho nhà cầm quyền CSVN biết nghe lẽ phải và sự thật, cũng như ban ơn sức mạnh cho toàn thể đồng bào để quyết tâm đ̣i công lư và tự do trên quê hương.


Huế ngày 1-2-2005
Ba anh em linh mục Chân Tín, Nguyễn Hữu Giải và Phan Văn Lợi.
 

 


 

Nhận định chung của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ và Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam lưu đày đối với tin nhà cầm quyền Việt cộng sẽ "ân xá" giáo sư Nguyễn Đ́nh Huy, linh mục Nguyễn Văn Lư và bác sĩ Nguyễn Đan Quế vào dịp Tết Ất Dậu

 

Trước áp lực không ngừng gia tăng của các tổ chức quốc tế bảo vệ Nhân Quyền, các chính phủ dân chủ và công luận thế giới, ngày hôm nay, 31 tháng giêng năm 2005, nhà cầm quyền Hà Nội bị buộc phải công bố quyết định "ân xá" giáo sư Nguyễn Đ́nh Huy, linh mục Nguyễn Văn Lư và bác sĩ Nguyễn Đan Quế trước hạn tù, nhân dịp Tết Ất Dậu. Đây là ba nhân vật nổi tiếng v́ đă can đảm công khai tranh đấu để bênh vực Nhân Quyền và Nhân Phẩm bị chà đạp thô bạo dưới chế độ độc tài cộng sản. Cần nhắc lại, sau tháng 4 năm 1975, cả ba vị này đều đă bị bắt giữ trái phép và giam cầm độc đoán nhiều lần, trong ba thập niên vừa qua. Cho nên chúng ta thật vui mừng biết giáo sư Nguyễn Đ́nh Huy, linh mục Nguyễn Văn Lư và bác sĩ Nguyễn Đan Quế sắp rời trại tù tập trung trở về sum họp với gia đ́nh sau nhiều năm tháng bị đày đọa cực kỳ nghiệt ngă và vô nhân đạo.

Nhưng biến cố này không làm cho chúng ta quên rằng c̣n rất đông tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm ở đằng sau bức màn tre, trong nhiều trại tập trung cưỡng bách lao động khổ sai tại Việt Nam. Những nhà dân chủ đối kháng, những người tranh đấu để bênh vực Nhân Quyền và Nhân Phẩm, được biết tiếng hay c̣n vô danh ở trong nước, kể cả thân nhân của họ, dù bị đàn áp khốc liệt, sẽ không bao giờ khuất phục trước bạo lực bất chính và phi nghĩa. Hơn bao giờ hết, họ rất cần đến sự ủng hộ kiên tŕ và t́nh đoàn kết anh em của chúng ta và bạn hữu thế giới.

 

Genève ngày 31.1.2005
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ (LVDHS) Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam lưu đày (CEVEX).

 

 


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]