HT Quảng Độ Chúc Xuân: Hướng Về Dân Chủ Đa Nguyên



PARIS -- Từ nơi bị quản chế, Ḥa Thượng Quảng Độ đă gửi Thư Chúc Xuân, mời gọi toàn dân cùng thúc đẩy đất nước về nền dân chủ đa nguyên, nơi đó tất cả mọi ư dân đều được nghe, tất cả mọi thành phần đều góp sức xây dựng -- kể cả những người Cộng Sản.


Pḥng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế phổ biến bản tin như sau.


THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 8.2.2005


Ḥa thượng Thích Quảng Độ gửi Thư Chúc Xuân đến quư vị nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ và đồng bào: "Hạnh phúc có thể tái tạo, tự do có thể thiết lập, nô lệ có thể chấm dứt. Xin quí vị hăy ra tay chặn ngăn các nẻo dữ, dóng lên tiếng chuông cảnh tỉnh, đánh lên hồi trống đại hùng khai mở Đường Lành trong năm Ất Dậu 2005, đó là con đường dân chủ đa nguyên đưa tới sự ổn định, phát triển và an lạc cho đất nước. Chẳng nên nghĩ rằng hễ có công an cho đông, nhà tù cho nhiều, và quân đội hùng mạnh là sẽ giữ được quyền bính măi măi. Chỗ dựa vững chắc nhất của một chế độ chính trị là ḷng dân."


Pḥng Thông tin Phật giáo Quốc tế vừa nhận được từ Saigon Thư Chúc Xuân của Ḥa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, gửi đến quư vị Nhân sĩ, Trí thức, Văn nghệ sĩ và Đồng bào các giới trong và ngoài nước.


Đây là sự kiện mới mẻ. V́ xưa nay, các Thông điệp, Đạo từ, Huấn từ... của nhị vị lănh đạo cấp cao Giáo hội phát xuất từ Viện Tăng thống và Viện Hóa Đạo, thường trực hướng tới chư Tôn đức Tăng Ni và đồng bào Phật tử các giới, tuy nội dung vẫn mong mỏi được chuyển đạt đến toàn thể đồng bào không phân biệt chính kiến, tôn giáo.


Nhưng bức Thư Chúc Xuân hôm nay th́ lại đạo đạt mối ưu tư thâm thiết đến cộng đồng Sĩ phu đất Việt, mà hai lư do được Ḥa thượng nêu rơ: "Mấy chục năm nay, tôi và hàng giáo phẩm Giáo hội lâm cảnh tù đày, rồi quản chế khắc khe, nên đă không c̣n hoàn cảnh thuận duyên, thư thái và tự do như trước năm 1975, để thuận ḥa trong truyền thống thăm hỏi chúc Xuân chư liệt vị Nhân sĩ, Trí thức, Văn Nghệ sĩ cùng Đồng bào trong và ngoài nước" (...) "Lịch sử nước ta trải dài nhiều ngh́n năm cho thấy sĩ phu là giới hiểu thời vụ, nhờ hiểu thời vụ mà ra tay chuyển hóa thời đại làm cho quê hương thoát cơn luân hiểm, sinh dân được an lạc".


Thư Chúc Xuân là lời tha thiết mời gọi cộng đồng Sĩ phu dân tộc hăy ngồi lại quanh một ư chí, quanh một giải pháp thay thế để "chặn ngăn các nẻo dữ, mở ra Đường lành trong năm Ất Dậu 2005". Đường lành ấy là thế hiện nền dân chủ đa nguyên theo công sức của mỗi người. Ngồi lại quanh nhau, đoàn kết, liên minh không là điều mới mẻ. Bởi tiếng gào kêu "đoàn kết là sống, chia rẽ là chết" đă cất lên sáu mươi năm trước từ Xuân Ất Dậu 1945. Nhưng đoàn kết càng kêu gào, phân hóa càng cao, phân rẽ càng lắm, tranh chấp càng nhiều. Ấy chỉ v́, cho đến nay, các lời kêu gọi đoàn kết và liên minh thể hiện theo chiều dọc. Nghĩa là đoàn kết, liên minh đứng sau lưng một cá nhân, một đoàn thể, một đảng phái. Chưa là đoàn kết, liên minh chung quanh một giải pháp thay thế, một kế sách thù ứng, một thần dược tối ưu giữa hàng chục, hàng trăm thần dược chưa thích nghi với tạng phủ Việt Nam. Nghĩa là đoàn kết, liên minh dân tộc trên chiến tuyến hàng ngang, chứ không là hàng dọc. Hàng ngang mới đồng đẳng và b́nh đẳng để cùng nhau bước vào tiến tŕnh dân chủ hóa đất nước, như tổ tiên đất Việt sử dụng trong công tŕnh hai ngh́n năm dựng nước và giữ nước.


Kế sách của Ḥa thượng Thích Quảng Độ nằm trong tiêu ngữ Dân chủ đa nguyên: "Phải có dân chủ đa nguyên th́ mới giải quyết mọi vấn nạn bế tắc từ ba mươi năm qua trên đất nước. Pháp nạn của Giáo hội chúng tôi cũng tùy thuộc công cuộc dân chủ hóa này để được giải trừ. Nó là giải pháp thay thế, mà muôn dân trông đợi". Ḥa thượng giải thích: "Lẽ giản dị là nhiều ư kiến vẫn hơn một ư niệm độc tôn, nhiều thành phần chính kiến, tôn giáo, xă hội, đồng tâm hiệp lực xây dựng quê hương, vẫn hơn một đảng phái độc quyền bao cấp quản lư". Biết là Nhà cầm quyền cộng sản rất húy kị ư niệm dân chủ đa nguyên, nên Ḥa thượng ngỏ lời đề xuất: "Nhà nước Việt Nam không nên sợ hăi. Chỉ sợ ḿnh không có chính nghĩa, không thật sự có tâm huyết với dân tộc thôi. Chứ sợ ǵ mất quyền. Đừng sợ nhiều đảng loạn quyền. Chỉ sợ dân trí bị ḱm hăm trong chủ nghĩa ngu dân thôi. Mà đă ngu dân, th́ một đảng cũng sinh loạn. Bối cảnh nước ta ngày nay, theo tôi, không cần có vài chục đảng mới thiết lập được dân chủ. Chỉ cần một đảng tả khuynh, một đảng hữu khuynh, một đảng trung ḥa đại diện cho các ḍng suy nghĩ chính lưu. Tuy nhiên việc này c̣n tùy thuộc ư nguyện của nhiều người".


Với lời đề nghị thực tiễn qua Thư Chúc Xuân như thế, phải chăng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mở đầu cuộc tham gia chính trị ? Câu đáp đă được Ḥa thượng minh định: "Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và trong cương vị Tăng sĩ, chúng tôi không làm chính trị, không tham gia chính trị. Nhưng chúng tôi phải có thái độ chính trị. Thái độ này thể hiện giáo lư nền tảng của đạo Phật, là cứu chúng sinh ra khỏi mọi nạn ách, khổ đau để tạo điều kiện giác ngộ. Hẳn nhiên thái độ ấy tùy thuộc các chính sách của Nhà nước có phục vụ quảng đại quần chúng nhân dân hay không". Ḥa thượng nhấn mạnh thêm: "Tuy không làm chính trị, nhưng Giáo hội ủng hộ mọi nỗ lực chính trị nhằm bảo vệ đất nước, bảo vệ truyền thống văn minh ṇi giống, âu lo cho mỗi con người được sống đời no ấm, tự do, được hưởng trọn các quyền ghi trong Công ước quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam tham gia kư kết tại LHQ từ năm 1982". Trái lại, giới "nam nữ Cư sĩ Phật tử tại gia sống giữa xă hội có toàn quyền tham gia và đóng góp trên mọi lĩnh vực của đời sống như kinh tế, văn hóa, xă hội, khoa học, kỹ thuật, chính trị, v.v... với tinh thần lợi tha b́nh đẳng".


Pḥng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin đăng tải nguyên văn Thư Chúc Xuân của Ḥa thượng Thích Quảng Độ sau đây:

 


 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HÓA ĐẠO

Thanh Minh Thiền viện, 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, T.P. Hồ Chí Minh

 

Phật lịch 2548                                                                                                 Số 02/VHĐ/VT

 

THƯ CHÚC XUÂN
Kính gửi quí vị Nhân sĩ, Trí thức, Văn Nghệ sĩ, và Đồng bào trong và ngoài nước

Thưa quí Liệt vị,

Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang vừa gửi Thông điệp Xuân Ất Dậu, dương lịch 2005, chúc mừng Chư Tôn Ḥa thượng, Thượng tọa, Đại Đức Tăng Ni, và toàn thể Phật tử các giới trong và ngoài nước.

Phần tôi nhân dịp Xuân về, thay mặt Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, xin kính lời Chúc Xuân và Mừng Tuổi quí Liệt vị. Mấy chục năm nay, tôi và hàng giáo phẩm Giáo hội lâm cảnh tù đày, rồi quản chế khắc khe, nên đă không c̣n hoàn cảnh thuận duyên, thư thái và tự do như trước năm 1975, để thuận ḥa trong truyền thống thăm hỏi chúc Xuân chư liệt vị Nhân sĩ, Trí thức, Văn Nghệ sĩ cùng Đồng bào trong và ngoài nước.

Cầu chúc quí Liệt vị cùng bảo quyến một năm mới an lành, thành công như ư nguyện. Kèm theo lời Chúc Xuân, chúng tôi mong được nói lên đôi lời ưu tư tâm huyết về tiền đồ quê hương Việt. Người ta thường nói: đất có tuần, dân có vận. Vận nước tuần hoàn đi rồi lại lại. Sự tuần hoàn như thế xác định mọi sự trên thế giới đều chuyển biến, thay đổi không ngừng, chẳng có ǵ tồn tại vĩnh viễn. Đạo Phật chúng tôi gọi lẽ ấy là vô thường. Nhờ vô thường, mà con người có thể tham dự, như tác nhân, để chuyển hóa nghịch cảnh: hạnh phúc có thể tái tạo, tự do có thể thiết lập, nô lệ có thể chấm dứt. Cho nên kẻ sĩ phu theo thời mà thông biến. Lịch sử nước ta trải dài nhiều ngh́n năm cho thấy sĩ phu là giới hiểu thời vụ, nhờ hiểu thời vụ mà ra tay chuyển hóa thời đại làm cho quê hương thoát cơn luân hiểm, sinh dân được an lạc.

Sau cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc, các thế quyền đă thử nghiệm những phương thức xă hội khác nhau. Nhưng quảng đại nhân dân chưa no ấm, hạnh phúc. So với các nước láng giềng trong khu vực, th́ nước Việt ngày càng tụt hậu. Làm sao đây ? Chúng tôi nghĩ rằng, xưa cũng như nay, đất nước phải cậy nhờ giới sĩ phu đảm đương trách nhiệm. Bảy mươi năm thử nghiệm ư thức hệ Mác-Lê không đem lại cho nhân sinh tự do và no ấm. Nên đầu thập kỷ 90, Liên Xô và toàn bộ phe Xă hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, chấm dứt chiến tranh lạnh phân đôi thế giới.

Nay ta nên làm ǵ ?

Xu thế địa cầu ngày nay, khắp năm châu nổi lên ư lực hợp tác, chia sẻ, đối thoại, qua phong trào Toàn cầu hóa Kinh tế và Toàn cầu hóa Dân chủ.

Chúng tôi suy nghĩ từ bản thân qua hàng chục năm lưu đày, tù ngục và quản chế, th́ thấy không c̣n con đường nào khác ngoài con đường dân chủ đa nguyên để tái thiết đất nước. Lẽ giản dị là nhiều ư kiến vẫn hơn một ư niệm độc tôn, nhiều thành phần chính kiến, tôn giáo, xă hội, đồng tâm hiệp lực xây dựng quê hương, vẫn hơn một đảng phái độc quyền bao cấp quản lư.

Nhận thức trên đây muốn thành hiện thực, đ̣i hỏi sự lên tiếng và tham gia của quí vị nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ cùng đồng bào cho tiến tŕnh dân chủ hóa đất nước trong năm Ất Dậu này. Đầu năm 2001, chúng tôi đă có dịp đề xuất Lời Kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam qua một chương tŕnh 8 điểm. V́ Lời kêu gọi này chúng tôi bị quản chế hành chính hai năm. Hy vọng rằng, t́nh h́nh khách quan năm nay, quí vị sẽ có nhiều thuận duyên, may mắn hơn, khi cất tiếng kêu gọi và hoạt động cho tiến tŕnh dân chủ hóa Việt Nam. Nên không c̣n chần chờ được nữa.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và trong cương vị Tăng sĩ, chúng tôi không làm chính trị, không tham gia chính trị. Nhưng chúng tôi phải có thái độ chính trị. Thái độ này thể hiện giáo lư nền tảng của đạo Phật, là cứu chúng sinh ra khỏi mọi nạn ách, khổ đau để tạo điều kiện giác ngộ. Hẳn nhiên thái độ ấy tùy thuộc các chính sách của Nhà nước có phục vụ quảng đại quần chúng nhân dân hay không. Trong kinh sách Phật giáo, Đức Phật không làm chính trị, nhưng Ngài không ngừng cố vấn, khuyến thỉnh các vị vua phải có chính sách đúng đắn để phục vụ quần chúng. Ngài cũng có những lời khuyên bảo thích đáng cho quần chúng Phật tử về cung cách làm ăn kinh tế sao cho thu đạt lợi nhuận, gây cơ sở vật chất làm tiền đề cho sự phát triển đời sống tâm linh.

Ở nước ta, các quốc sư Phật giáo dưới các triều Đinh, Lê, Lư, Trần, Lê đă hành hoạt theo gương đức Phật. Gặp lúc biến, các thiền sư cũng tham gia chống ngoại xâm. Đuổi xong giặc, các ngài lại trở về nơi thiền viện lo việc an tâm và giáo hóa.

Gần ba ngh́n năm trước, Giáo hội Phật giáo được đức Phật thiết lập trên tứ chúng, bao gồm hai chúng nam nữ xuất gia gọi là tỳ kheo và tỳ kheo ni, và hai chúng tại gia nam nữ Cư sĩ Phật tử. Hai chúng nam nữ Tăng sĩ không tham gia chính trị. Nhưng hai chúng nam nữ Cư sĩ sống giữa xă hội có toàn quyền tham gia và đóng góp trên mọi lĩnh vực của đời sống như kinh tế, văn hóa, xă hội, khoa học, kỹ thuật, chính trị, v.v...

Tuy không làm chính trị, nhưng Giáo hội ủng hộ mọi nỗ lực chính trị nhằm bảo vệ đất nước, bảo vệ truyền thống văn minh ṇi giống, âu lo cho mỗi con người được sống đời no ấm, tự do, được hưởng trọn các quyền ghi trong Công ước quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam tham gia kư kết tại LHQ từ năm 1982. Và cùng với sự hậu thuẫn tinh thần của Giáo hội, hàng nam nữ Cư sĩ Phật tử tại gia có thể trực tiếp đóng góp vào công cuộc chung với tinh thần lợi tha b́nh đẳng.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn Đài nước ngoài gần đây, tôi có ngỏ lời đề nghị Nhà nước Việt Nam không nên sợ hăi. Chỉ sợ ḿnh không có chính nghĩa, không thật sự có tâm huyết với dân tộc thôi. Chứ sợ ǵ mất quyền. Đừng sợ có tự do, dân chủ là ḿnh mất quyền. Không đâu. Người dân bây giờ tinh tường lắm. Ai có công, ai thật sự v́ dân, v́ nước, người ta biết. Hăy xem gương các Đảng cộng sản ở các nước Đông Âu cũ bây giờ đều chấp nhận đa đảng. Thế mà ở Ba Lan, Tiệp Khắc, v.v... dân chúng vẫn có người bỏ phiếu cho đảng Cộng sản, th́ có mất ǵ đâu. Miễn là mọi đảng phái khác cũng được quyền tham dự để cho dân có cơ sở so sánh, lựa chọn, các đảng phái có cơ sở tranh đua phục vụ tổ quốc. Đừng sợ nhiều đảng loạn quyền. Chỉ sợ dân trí bị ḱm hăm trong chủ nghĩa ngu dân thôi. Mà đă ngu dân, th́ một đảng cũng sinh loạn. Bối cảnh nước ta ngày nay, theo tôi, không cần có vài chục đảng mới thiết lập được dân chủ. Chỉ cần một đảng tả khuynh, một đảng hữu khuynh, một đảng trung ḥa đại diện cho các ḍng suy nghĩ chính lưu. Tuy nhiên việc này c̣n tùy thuộc ư nguyện của nhiều người. Nhưng trái lại, phải có nhiều xă hội công dân tự do xuất hiện với mọi quyền con người cơ bản, ắt việc nước sẽ hanh thông, quốc gia sẽ thịnh trị. Điều kiện tiên quyết muốn được như vậy là phải có tự do, dân chủ thật sự để mỗi người và mọi thành phần xă hội được b́nh đẳng tham gia việc nước. Không sung sướng ǵ bằng, không hạnh phúc ǵ bằng, khi những người làm chính trị được chính người dân tin tưởng giao quyền cho.

Đời sống nhân dân các nước dân chủ ở Bắc Âu là mô thức khá hoàn hảo về sự an lạc và tự do của người dân mà chúng ta có thể học hỏi, nghiên cứu, dung hóa, áp dụng vào bối cảnh Việt Nam.

Phải có dân chủ đa nguyên th́ mới giải quyết mọi vấn nạn bế tắc từ ba mươi năm qua trên đất nước. Pháp nạn của Giáo hội chúng tôi cũng tùy thuộc công cuộc dân chủ hóa này để được giải trừ.

Nó là giải pháp thay thế, mà muôn dân trông đợi.

Thử trầm tỉnh nghĩ xem, có phải là đảo chính bằng lá phiếu dân chủ vẫn hơn là những cuộc đảo chính bằng bạo loạn ?

Sống trong cảnh huống ngày nay, người có ḷng dạ và ưu tư đều bị đẩy vào tâm trạng chờ tức nước vỡ bờ. Thế th́ sao không chọn con đường nhân nghĩa của truyền thống cha ông để nước chở thuyền thay v́ nước lật thuyền ?

Chẳng nên nghĩ rằng hễ có công an cho đông, nhà tù cho nhiều, và quân đội hùng mạnh là sẽ giữ được quyền bính măi măi. Chỗ dựa vững chắc nhất của một chế độ chính trị là ḷng dân.

Không là chính trị gia, chúng tôi chỉ có vài ư kiến thô thiển kêu gọi quư vị nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ và đồng bào là những người nhạy cảm với cuộc sống. Làm sao cho một cái gật đầu hay lắc đầu của lực lượng trí tuệ mang yếu tố quyết định thay đổi thời cơ.

Xin quí vị hăy ra tay chặn ngăn các nẻo dữ, dóng lên tiếng chuông cảnh tỉnh, đánh lên hồi trống đại hùng khai mở Đường Lành trong năm Ất Dậu, 2005, này. Đường Lành ấy là con đường dân chủ đa nguyên đưa tới sự ổn định, phát triển và an lạc. An lạc cho quần chúng chỉ có ư nghĩa đích thực khi bảo đảm được quyền tự chủ quốc gia và những quyền tự do, dân chủ căn bản của toàn dân trong sinh hoạt cộng đồng thế giới.

Làm sao cho xuân qua rồi mà hoa vẫn hàm tiếu, người đến bên cây rừng mà chim không kinh sợ bay xa: Xuân khứ hoa hoàn hạm, Nhân lai điểu bất kinh.

Thư đă dài mà ư chưa hết. Chưa gửi đi nhưng ḷng đà trông đợi. Xin chư Liệt vị nhận nơi đây lời Chúc Xuân chân thành và niềm hy vọng của tôi.

Phật lịch 2548 - Thanh Minh Thiền viện
Saigon ngày giáp Tết Ất Dậu, 3.2.2005
Viện trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN
Ấn kư
Sa môn Thích Quảng Độ

 

 


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]