Hà Nội bị tố cáo trước Hội đồng Nhân quyền LHQ

 

Hà Nội bị tố cáo trước Hội đồng Nhân quyền LHQ – Người Việt khắp năm châu liên kết biểu t́nh trước Điện Quốc Liên ở Genève đ̣i hỏi cho Nhân quyền, Dân chủ và Tự do tôn giáo – Dư luận báo chí quốc tế bênh vực nhân quyền Việt Nam


PARIS, ngày 13.5.2009 (QUÊ MẸ) - Phái đoàn Hà Nội gồm 29 người đă đến phúc tŕnh trước Hội đồng Nhân quyền LHQ hôm thứ sáu 8.5 tại Điện Quốc Liên ở Genève về t́nh trạng nhân quyền Việt Nam cùng sự tuân thủ các Công ước quốc tế LHQ về nhân quyền mà Hà Nội đă kư kết. Thành quả ra sao ? Chỉ cần đọc hàng tít lớn do các hăng thông tấn quốc tế loan tin là hiểu ngay sự trạng: Anh tấn xă Reuters viết “Việt Nam bị tố cáo đàn áp nhân quyền trước khi đến phúc tŕnh ở LHQ”, Pháp tấn xă AFP viết “Nhân quyền: Việt Nam bị tố cáo trước LHQ dù được các nước liên minh hậu thuẫn”, nhật báo Phố Wall của Hoa Kỳ (The Wall Street Journal) có ấn bản 2 triệu số mỗi ngày viết bài xă luận “Hà Nội Bất nhân với Nhân quyền” (Hanoi’s Wrongs on Human Rights).

Cuộc phúc tŕnh dự trù kéo dài 3 giờ, từ 14 giờ 30 đến 17 giờ 30 chiều ngày 8.5. Nhưng do số lượng các quốc gia ghi danh phát biểu quá đông (75 quốc gia). Nên ông Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền LHQ phải lấy hai biện pháp tăng giờ lên đến gần 4 giờ đồng hồ, cũng như hạn chế thời gian phát biểu.

Bên trong kiểm điểm, bên ngoài biểu t́nh, và cuộc vận động của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam

Vào lúc có trên 500 người Việt đến từ Úc châu, Hoa Kỳ, Bắc Âu và Tây Âu tràn ngập Công trường LHQ trước lối vào Điện Quốc Liên từ 8 giờ sáng với những hàng cờ Vàng ba sọc đỏ phấp phới cùng cờ Phật giáo, và các tiếng hô lớn “Nhân quyền cho Việt Nam !”, “Dân chủ cho Việt Nam !”, “Tự do tôn giáo cho Việt Nam !”, th́ trong Điện Quốc Liên, ông Phạm B́nh Minh, đệ nhất Thứ trưởng Ngoại giao, tŕnh bày bằng tiếng Anh bản Phúc tŕnh rút ngắn từ bản viết hơn 100 trang trước Hội đồng Nhân quyền LHQ trong một giờ đồng hồ. Chúng tôi sẽ tường thuật cuộc biểu t́nh của Người Việt Năm châu cuối bản Thông cáo báo chí hôm nay.

Cuộc vận động quốc tế của cơ sở Quê Mẹ: Hành động cho Dân chủ Việt Nam và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam suốt 8 tháng qua đă đưa tới thành quả Hà Nội bị kết án thông qua các lời chất vấn và khuyến cáo của nhiều quốc gia dân chủ.

“Nhân quyền tại Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam” là bản Phúc tŕnh của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, đệ nạp chung với Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền từ tháng 11.2008 theo thủ tục, đă được Hội đồng Nhân quyền LHQ đưa lên Trang nhà LHQ, và làm tài liệu cơ bản cho cuộc chất vấn về những chứng liệu Hà Nội vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Đồng thời c̣n có những Phúc tŕnh tố cáo Hà Nội của 12 tổ chức Phi chính phủ quốc tế lớn như Ân Xá Quốc tế, Human Rights Watch, Christian Solidarity Worldwide, v.v… Đặc biệt có thêm Phúc tŕnh của Cao ủy Nhân quyền LHQ thu tập các tài liệu tố cáo Hà Nội phát biểu tại LHQ.

Hầu hết các sự trạng chất vấn Hà Nội của các quốc gia đều rút từ bản Phúc tŕnh của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam. Chẳng hạn những điều báo động chi tiết trong bản Phúc tŕnh của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam được các nước sử dụng trong buổi kiểm điểm:

- Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam báo động các điều khoản “an ninh quốc gia” trong bộ luật h́nh sự mà 7 điều đưa tới án tử h́nh. Đặc biệt điều 88 và 258 mơ hồ trong việc kết án bừa băi, chẳng phân biệt các hành động bạo lực với phi bạo lực, như sự biểu tỏ quyền tự do ngôn luận, đă được Hoa Kỳ, Canada và nhiều nước khác dùng để chất vấn;

- Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam báo động sự kiện “Báo chí Việt Nam ngày nay là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước chứ không phải của toàn dân” và yêu cầu sửa đổi Luật Báo chí. Canada và nhiều nước cật vấn Việt Nam trên lĩnh vực này;

- Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam đề nghị phục hồi quyền sinh hoạt pháp lư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Đề nghị đă được Hoa Kỳ khuyến cáo;

- Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam lưu ư văn kiện quan trọng nhưng lâu nay ít ai lưu tâm, là “Tuyên ngôn Quốc tế Bảo vệ những Người đấu tranh cho Nhân quyền” được LHQ thông qua năm 1998, th́ Na Uy đă sử dụng để chất vấn và khuyến cáo Việt Nam. (Bạn đọc có thể t́m xem bản dịch văn kiện này trên Trang nhà Quê Mẹ: http://www.queme.net;

- Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam nhấn mạnh đến Quyền Phụ nữ, vấn đề mà ông Vơ Văn Ái đă phản bác phúc tŕnh về Quyền Phụ nữ của Hà Nội tại LHQ New York năm 2007 nhân khóa họp CEDAW. Đặc biệt là hệ thống bán dâm và truất quyền phụ nữ sử dụng đất đai. Nhật Bản, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ đă chất vấn việc này;

- Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam tố cáo việc tạm giam trong bộ Luật Tố tụng H́nh sự quy định 16 tháng tối đa. Nhưng trường hợp vi phạm “an ninh quốc gia”, Viện Kiểm sát Nhân dân “có quyền gia hạn”. Nghĩa là tạm giam vô thời hạn trong thực tế, và trong điều kiện giam cầm tồi tệ. Trường hợp đang xẩy ra với ông Vũ Hùng và Phạm Thanh nghiêm. Đề tài được Áo nêu lên và chất vấn Hà Nội có chịu sửa chữa hay không.

Diễn tiến cuộc phúc tŕnh của Hà Nội và các lời chất vấn cùng khuyến cáo đă xẩy ra như thế nào ? Chúng tôi xin tường tŕnh sau đây để đồng bào trong và ngoài nước theo dơi:

Mở đầu cuộc phúc tŕnh, ông Phạm B́nh Minh, đệ nhất Thứ trưởng Ngoại giao, cho biết đă nhận được trước những câu hỏi viết của Argentina, Canada, Đan Mạch, Hungary, Ḥa Lan, Na Uy, Thụy Điển và Anh quốc về các vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do tín ngưỡng và tôn giáo, vấn đề sắc tộc và sự tham gia của các tổ chức quần chúng. Nhưng ông Minh phàn nàn rằng qua các câu hỏi, tiếc thay lại có những bản phúc tŕnh vô căn cứ, nên ông bác bỏ những luận điệu ác ư khi đề cập nhân quyền và dân chủ Việt Nam.

Qua bản phúc tŕnh, ông Thứ trưởng ngoại giao đề cập mọi khía cạnh trong xă hội Việt Nam, từ nhân quyền, tôn giáo, báo chí, xă hội, kinh tế, giáo dục, y tế, v.v… xem như mọi việc đều “hoàn hảo”, “tuyệt vời”. Tuy nhiên ông Minh công nhận c̣n tồn đọng những “thiếu sót” và “việc làm sai trái”. Ví dụ như, ông nói:

- “Hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa rơ ràng, có nhiều điều chồng chéo, hoặc một số mâu thuẫn trong vài lĩnh vực (…) Sự am hiểu hạn chế về nhân quyền của một số người điều hành ở một số địa phương, hoặc chưa quen thuộc với các điều luật trong các Công ước quốc tế mà Việt Nam kư kết, cũng như thiếu hiểu biết về chính sách, luật pháp của nhà nước đưa tới việc làm sai trái, khiến người dân không hưởng được các quyền. Thiếu kỷ luật cũng là một vấn đề khác cần khắc phục.”

Ông Minh cho biết Việt Nam đă ban hành 13.000 luật mới từ năm 1986 đến nay. Nhưng không đề xuất các ví dụ cho biết cụ thể các luật ấy thể hiện trên thực tế như thế nào trong việc bảo vệ người công dân.

Sau bản phúc tŕnh dài một giờ đồng hồ, là phần phát biểu hay chất vấn của các quốc gia thành viên. Cuộc kiểm điểm kéo dài gần bốn giờ đồng hồ.

Nhóm Cực quyền

Cuối thế kỷ XX khi thế giới c̣n phần đôi lưỡng cực, th́ Ủy hội Nhân quyền LHQ chia làm hai phe rơ rệt, phe Liên Xô cộng sản và phe Tự do Âu Mỹ. Nhưng kể từ ngày bức tường Bá Linh sụp đổ kéo theo sự tan ră của khối Cộng sản quốc tế, th́ lằn ranh lưỡng cực tại Ủy hội Nhân quyền LHQ bị xóa. Thế nhưng cũng từ đó, phân cực mới trong Ủy hội xẩy ra qua sự kết hợp của các nước độc tài, độc đoán, quân phiệt, từ tả sang hữu, để chận đứng sự thăng tiến nhân quyền và hạn chế tiếng nói của các tổ chức Phi chính phủ thường năm đến LHQ tố cáo các quốc gia vi phạm nhân quyền.

Hiện nay, tại Hội đồng Nhân quyền LHQ (ra đời năm 2006 thay thế cho Ủy hội Nhân quyền) có một nhóm quốc gia bao che, hỗ trợ nhau. Trước kia gọi là “Nhóm Cùng Quan Điểm” (Like Minded Group mà chúng tôi dịch là Nhóm Ngưu tầm ngưu), nay gọi là “Nhóm Cực Quyền” (Axis of Sovereignty) gồm có 19 nước chiếm 10% các thành viên quốc gia. Tuy chỉ 10% song ảnh hưởng ly gián của họ khá nguy hiểm, do nhóm này kích động các nhóm trung lập, nhóm Ả Rập và Phi châu… khiến các nước này thụ động nếu không nói là phản chống việc tố cáo vi phạm nhân quyền.

Tại hội trường hôm 8.5, nhóm “Trục Cực quyền” đă lên tiếng khen tặng Việt Nam qua phát biểu của Miến Điện, Ai Cập, Nga, Lào, Cuba, Sudan, Syria, Lybia. Tuy nhiên, cũng thuộc nhóm này th́ Trung quốc ngoài khen tặng lại có lời lên lớp Việt Nam nên “cố gắng san bằng hố giàu nghèo”, cũng thế, Iran khuyên Việt Nam “phải có những biện pháp mạnh mẽ cải tiến hệ thống luật pháp, và chống tham nhũng, chống đường dây bán dâm”.

Một số nước khác như Ấn Độ, Sri Lanka, Algérie, th́ khen quan điểm nhân quyền của Việt Nam thể hiện qua cuộc tranh đấu giành độc lập dân tộc. Tức quan điểm phản động về nhân quyền không có con người.

Trái lại nhiều nước tỏ vẻ quan ngại trên một số vấn đề thiếu vắng nhân quyền và tự do tại Việt Nam, nên tỏ lời chất vấn hoặc đưa ra các khuyến cáo trên các lĩnh vực sau đây:

Trên lĩnh vực tự do tôn giáo

Phái đoàn các nước Hoa Kỳ, Nhật bản, Đức, Ba Lan, Hungary, Liban, Anh quốc, Tân Tây Lan, v.v… lên tiếng mạnh mẽ cho tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Ư và Tân Tây Lan đề xuất Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do tôn giáo phải đi Việt Nam điều tra. Cộng ḥa Liên bang Đức nêu cao vai tṛ trọng yếu của các tôn giáo tại Việt Nam.

Hoa Kỳ yêu cầu đẩy nhanh tiến tŕnh đăng kư của các giáo hội, yêu cầu phục hồi quyền sinh hoạt pháp lư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất độc lập với Tăng già Phật giáo Việt Nam (tức Giáo hội Phật giáo Nhà nước) cũng như cho các giáo phái Ḥa Hảo và Cao Đài.

Trên lĩnh vực tự do báo chí

Nhiều nước quan tâm đến tự do báo chí như Na Uy, Thụy sĩ, Phần Lan, Thụy Điển, Canada, Ḥa Lan. Úc Đại Lợi, Anh quốc, Hoa Kỳ, Đức, v.v… Các khuyến cáo đưa ra là: yêu cầu xét lại luật báo chí Việt Nam phải tương hợp với Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự với Chính trị của LHQ, yêu cầu công nhận tự do ngôn luận và băi bỏ những điều hạn chế tự do báo chí.

Phần Lan nói lên mối quan ngại Luật Báo chí mới đang chuẩn bị ở Việt Nam sẽ cho phép Nhà nước kiểm soát chặt chẽ hơn trước. Canada, Anh quốc, Na Uy và Thụy Điển khuyến cáo Việt Nam cho phép báo chí tư nhân và độc lập ra đời. Thụy Điển, Canada và Na Uy yêu cầu Việt Nam chấm dứt việc kiểm soát Internet và Blogs. Phần Lan yêu cầu gửi Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do ngôn luận đến Việt Nam điều tra. Đặc biệt Canada yêu cầu Việt Nam ban hành luật “tiên liệu” (whistle-blower law) nhằm bảo vệ các nhà báo phanh phui nạn tham nhũng sẽ không bị bắt.

Các điều khoản “an ninh quốc gia” trong bộ Luật H́nh sự

Vấn đề rất được các quốc gia quan ngại, lo âu là những điều khoản “an ninh quốc gia” trong bộ Luật H́nh sự. Phái đoàn Canada tuyên bố:

“Nhiều khi luật pháp tại Việt Nam dùng để kết tội những ai biểu tỏ ôn ḥa các quan điểm chính trị, đồng thời hạn chế tự do lập hội.” Do đó, trong 9 điều khuyến cáo của Canada, th́ 4 điều thuộc về “an ninh quốc gia” và được phát biểu như sau:

“1. Canada khuyến cáo Việt Nam gia giảm việc dùng các điều khoản “an ninh quốc gia” làm hạn chế việc thảo luận về đa đảng, về dân chủ hay phê phán chính quyền, cần đưa các điều khoản “an ninh quốc gia” này tương hợp với Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị; 2. Gia giảm việc cấm cố trong tù cho những tội danh phi bạo lực; 3. Ghi vào danh bộ các tù nhân bị xử dưới các điều khoản “an ninh quốc gia” và công bố danh sách này; 4. Bảo đảm pháp lư cơ bản nhằm bảo vệ những tù nhân bị xử dưới các điều khoản “an ninh quốc gia”, kể cả quyền biện hộ trong thời gian lập thủ tục pháp lư và quyền xét xử công khai.”

Phái đoàn Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam hủy bỏ các điều khoản mơ hồ về “an ninh quốc gia” như điều 88 về “tội tuyên truyền chống Nhà nước”, điều 258 về “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước”. Hoa Kỳ là nước duy nhất nêu đích danh các tù nhân v́ lương thức và yêu cầu trả tự do cho họ, như Linh mục Nguyễn Văn Lư, hai Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công nhân, cũng như nêu đích danh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất để yêu cầu Việt Nam phục hồi quyền sinh hoạt pháp lư cho giáo hội.

Phái đoàn Ba Lan khuyến cáo Việt Nam hủy bỏ Pháp lệnh 44 về quản chế hành chính cho phép giam giữ 2 năm tại các trại tạm giam, quản thúc tại gia, hay đưa vào nhà thương điên mà không thông qua sự xét xử của ṭa án.

Tuyên ngôn Bảo vệ những Người đấu tranh cho Nhân quyền

Đây là bản Tuyên ngôn rất quan trọng nhằm bảo vệ các đấu sĩ nhân quyền được Đại hội đồng LHQ thông qua tại New York năm 1998, nhân kỷ niệm 50 năm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Dù vậy ít người lưu tâm như vũ khí bảo vệ các người đấu tranh bị đàn áp. Văn kiện này chính thức gọi là “Tuyên ngôn về Quyền và Trách vụ của các cá nhân, đoàn thể và các cơ quan trong xă hội nhằm thăng tiến và bảo vệ các Quyền con người cùng những Tự do căn bản được công nhận trên toàn thế giới” gọi tắt thành “Tuyên ngôn Quốc tế Bảo vệ những Người đấu tranh cho Nhân quyền”. Điều 1 của Tuyên ngôn bảo đảm:

“Mỗi người, tự cá nhân ḿnh hay liên hợp với những người khác, đều có quyền thăng tiến việc bảo vệ và thực hiện các quyền con người và các tự do căn bản trên b́nh diện quốc gia và quốc tế.”

Do nhiều nước quan tâm đến sự kiện bắt bớ, sách nhiễu những người đấu tranh đ̣i hỏi nhân quyền tại Việt Nam, nên Phái đoàn Na Uy tuyên bố:

“Vương quốc Na Uy tin rằng những Người đấu tranh bảo vệ Nhân quyền đóng vai tṛ trọng đại trong việc cổ vũ nhân quyền và ủng hộ sự cởi mở chính trị và dân chủ. Na Uy quan ngại khi đọc các phúc tŕnh cho biết số lượng người bị bắt, bị cầm tù năm ngoái tại Việt Nam v́ họ hậu thuẫn cho sự tham gia chính trị bằng việc phổ biến ôn ḥa các ư kiến và quan điểm. Na Uy khuyến cáo Việt Nam hăy để cho các cá nhân, các nhóm và các tổ chức trong xă hội có quyền chính đáng và công nhận quyền thăng tiến nhân quyền của họ, cũng như được quyền công khai phát biểu ư kiến hoặc đối lập. Na Uy khuyến cáo chính phủ Việt Nam lấy những biện pháp thích nghi để phổ biến rộng răi, bảo đảm sự quan tâm văn kiện “Tuyên ngôn Quốc tế Bảo vệ những Người đấu tranh cho Nhân quyền”.

Đề xuất các Báo cáo viên LHQ đi Việt Nam điều tra

Điều được quan tâm nhất thông qua lời phát biểu của một số nước trong 60 quốc gia thành viên, là khuyến cáo Việt Nam mời các Báo viên LHQ đặc nhiệm các lĩnh vực tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, bắt bớ trái phép, v.v…

Các phái đoàn Pháp, Tiệp Khắc và Latvia nói thẳng rằng sau chuyến đi điều tra của Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do tôn giáo đến Việt Nam năm 1998, th́ không c̣n ai được phép viếng thăm nữa, dù hiện có 6 Báo cáo viên LHQ xin đi. Khiến cho Đan Mạch than trong lời phát biểu rằng:

“Việt Nam sẽ có lợi khi chịu trao đổi và đối thoại trên lĩnh vực về các quyền dân sự và chính trị, cũng như các quyền kinh tế, xă hội và văn hóa. Điều ǵ làm cho Việt Nam ngăn chặn việc thỉnh mời thường trực các Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm các thủ tục trên lĩnh vực nhân quyền ?”

Các phái đoàn Mexico, Phần Lan và Ư đại lợi khuyến cáo Việt Nam mời Tổ Hành động LHQ chống bắt bớ trái phép, mời Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do ngôn luận và Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do tôn giáo.

Trên đây là đại quan các phát biểu và khuyến cáo của các quốc gia thành viên sau khi nghe bản phúc tŕnh dài một giờ đồng hồ của Việt Nam do ông Phạm B́nh Minh, đệ nhất Thứ trưởng Ngoại giao đọc. Sau đó một số quan chức trong phái đoàn Việt Nam đă trực tiếp trả lời bằng tiếng Việt một số câu chất vấn. Đặc biệt có bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết thuộc Ủy ban Tôn giáo trả lời tại Việt Nam “tự do tôn giáo được tuyệt đối tôn trọng”, ông Lê Văn Nghiêm, Tổng giám đốc Thông tin đối ngoại Bộ Thông tin và Truyền thông, trả lời tại Việt Nam “báo chí hoàn toàn được tự do”, ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Ban Nhân quyền Bộ Công an trả lời tại Việt Nam “không có tù nhân lương tâm”, “tù nhân không bao giờ bị tra tấn.” !

Nói chung Phái đoàn Hà Nội không trả lời, mà chỉ khẳng định vô bằng rằng Việt Nam có đủ mọi thứ tự do và tôn trọng nhân quyền. Ai không tin cũng không được mời đến Việt Nam chứng kiến hay điều tra. Khẳng định vô bằng để bao che hay hứa cuội theo khẩu hiệu một “Ngày mai ca hát” chẳng bao giờ hiện tới.

Bài xă luận “Hà Nội Bất Nhân với Nhân quyền” (Hanoi’s Wrongs on Human Rights) của ông Vơ Văn Ái đăng trên báo The Wall Street Journal ngày 7.5 cho biết “Việt Nam đă nài nỉ các nước bạn làm đuôi ghi danh từ 6 giờ sáng để bảo đảm được phát biểu trước” nhằm ca tụng bản phúc tŕnh Việt Nam. Buổi Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện hôm 8.5 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ là minh chứng cho nhận định trên. Khi phúc tŕnh Việt Nam chấm dứt, một loạt nước cất lời ca tụng Việt Nam như một “thiên đàng nhân quyền” !

Các nước này ào ạt “mẹ hát con khen” nhưng chẳng có góp ư hay xây dựng ǵ cho sự thăng tiến nhân quyền. Bất chấp và lờ quên hàng triệu người bị áp bức và đói cơm, đói tự do tại Việt Nam.

Trong khi ấy, 15 quốc gia ghi danh nhưng không được phát biểu v́ buổi kiểm điểm đă hết giờ. Các nước không được phát biểu gồm có những quốc gia dân chủ như Tiệp, hiện đóng vai tṛ Chủ tịch Liên hiệp Châu Âu, Ireland, Vương quốc Bỉ, Luxembourg, Hungary, Tây Ban Nha, Latvia, v.v… nên các nước này đành gửi tới Hội đồng bản văn viết lời phát biểu của họ.

Phái đoàn Ireland đại biểu cho 15 nước bị gạt phản đối như sau:

“Nhân danh những người ghi danh nhưng không được phát biểu, tôi thành thật biểu tỏ sự thất vọng trước quá tŕnh kiểm điểm hôm nay, mà theo lẽ được căn cứ trên nguyên tắc b́nh đẳng. Thế nhưng đă có nhiều quốc gia bị gạt ra không cho phát biểu. Đây là điều Hội đồng Nhân quyền LHQ phải xét lại.”

Quy tŕnh Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện sẽ được tam đầu chế Canada, Nhật Bản và Burkina Faso làm báo cáo tổng kết tŕnh Hội đồng Nhân quyền LHQ vào khóa họp ngày 12.5 sắp tới. Sau đó Hội đồng sẽ tổ chức khóa họp khoáng đại cho các quốc gia thành viên và các tổ chức Phi chính phủ có quy chế tham vấn tại LHQ tham dự thảo luận bản báo cáo của tam đầu chế trước khi thông qua. Tất cả những khuyến cáo sẽ được ghi rơ để yêu sách Việt Nam thực hiện trước kỳ Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện trong 4 năm tới.

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]