Human Rights Watch lên án Việt Nam mở chiến dịch đàn áp tệ hại nhất trong hàng chục năm qua

 

 

15.3.2007

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Tổ chức Giám sát Nhân quyền quốc tế, tức Human Rights Watch vừa đưa ra bản thông cáo báo chí, lên án chính quyền Hà Nội đang thực hiện đợt đàn áp tệ hại nhất đối với các nhà đấu tranh dân chủ ôn hoà, những người vận động cho các quyền tự do vốn được Hiến pháp quốc gia công nhận cũng như được quy định trong Công ứơc quốc tế mà Việt Nam đă tham gia kư kết.

Để t́m hiểu thêm về quan điểm của Human Rights Watch, Trà Mi trao đổi với ông Brad Adams, giám đốc chuyên trách bộ phận Châu Á trong tổ chức phi chính phủ này.

 Xin bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn.

Trước tiên, ông Adams nhấn mạnh thông điệp chính mà Human Rights Watch muốn gửi đến chính phủ Việt Nam qua bản thông cáo báo chí gần đây:

Brad Adams: Nhà nước Việt Nam lẽ ra phải cho phép công dân tự do bày tỏ quan điểm. Nếu chính quyền Hà Nội và Đảng cộng sản vững mạnh th́ họ không có ǵ phải lo sợ khi người dân tŕnh bày ư kiến của ḿnh. Chúng tôi thật sự không hiểu tại sao ngừơi dân lại bị bắt bớ, tù đày chỉ v́ lên tiếng yêu cầu dân chủ và nhân quyền. Đây là điều hết sức vô lư xảy ra trong thế kỷ 21 này.

Trà Mi: Hà Nội nói rằng các nứơc phương Tây không nên dùng một thứơc đo chung để đánh giá t́nh h́nh nhân quyền tại các quốc gia khác, bởi lẽ lĩnh vực này c̣n tuỳ thuộc vào đặc điểm và điều kiện kinh tế, xă hội, chính trị khác nhau của mỗi nứơc. Quan điểm của ông như thế nào?

Brad Adams: Điều này thật vô lư. Họ có phải muốn nói là một ngừơi chôn nhau cắt rốn tại Việt Nam th́ phải chấp nhận thực tế là được hưởng ít quyền con người hơn so với một ngừơi sinh ra ở các quốc gia khác hay không? Tôi không nghĩ là người dân Việt Nam sẽ chấp nhận điều này.

V́ sao công dân Việt Nam lại phải chịu thiệt tḥi về nhân quyền so với người dân ở Thuỵ Điển chẳng hạn? Tôi không hiểu làm thế nào có thể như vậy đựơc? Theo tôi, đây chỉ là một cái cớ nguỵ biện cho việc bảo vệ quyền lực của Đảng cộng sản mà thôi. Luận điểm này thật là nực cười.

Trà Mi: Thế nhưng chính phủ Việt Nam khẳng định ở Việt Nam không có trừơng hợp bị giam cầm v́ nêu lên quan điểm bất đồng, mà chỉ có những ngừơi vi phạm luật pháp mới bị xử lư. Chẳng hạn như hai trường hợp gần đây nhất của luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân. Hà Nội nói rằng họ bị bắt giam là do có hành động thu thập tài liệu và tuyên truyền chống phá nhà nứơc, chứ không phải v́ bất đồng chính kiến. Ở nứơc ông, nếu một ai đó cũng có những hành động tương tự như thế, th́ sẽ như thế nào?

Brad Adams: Tôi làm như vậy mỗi ngày trong cuộc sống của tôi, và không ai bắt bớ tôi, cho dù ở Mỹ hay ở Anh. Cá nhân tôi cho rằng ông Bush là một tổng thống tệ hại, và Hoa Kỳ gây ra nhiều hành động vi phạm nhân quyền tại Iraq và Afghanistan.

Bất cứ ai hỏi tôi, kể cả những quan chức Mỹ, tôi đều bày tỏ thẳng thắn quan điểm như vậy. Tôi tự do phát biểu những ư kiến này trên TV, trên đài phát thanh, trên báo chí đó thôi. Tôi không hiểu v́ sao ngừơi dân Việt Nam lại không đựơc phép có quyền phát biểu thẳng thắn như thế trong đất nứơc của họ.

Trà Mi: Cho tới nay, nhà nước Việt Nam vẫn phủ nhận tất cả mọi cáo buộc của quốc tế liên quan đến lĩnh vực nhân quyền, và nhiều ngừơi cho rằng dừơng như những mối quan ngại của quốc tế cũng không thật sự có ảnh hửơng ǵ mấy đối với chính phủ Hà Nội. Trước thực tế này, tổ chức Giám sát nhân quyền có kế hoạch hoặc biện pháp ǵ cụ thể khiến Hà Nội quan tâm hơn đến những lời kêu gọi của quốc tế hay không?

Brad Adams: Tôi thật tâm nghĩ rằng trong vài năm qua, t́nh h́nh nhân quyền tại Việt Nam ít được để ư đến, v́ nhiều lư do như chính quyền sở tại quá háo hức về việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới, với nhiều thoả thuận đàm phán thương mại diễn ra, nhiều giới chức cao cấp công du ra ngoài.

Thực tế hiện nay cho thấy đảng đương quyền không có dấu hiệu cải tổ về mặt chính trị. V́ vậy, sự tiến bộ về kinh tế sẽ dẫn tới cải thiện chính trị là điều đă không xảy ra theo ư mọi người mong đợi. Nền kinh tế Việt Nam có tiến triển, tuy nhiên, không có sự cải tiến nào về chính trị cả.

Không hiểu v́ sao cộng đồng quốc tế không gây áp lực mạnh mẽ hơn nữa với nhà cầm quyền Việt Nam. Theo tôi, không có nhiều áp lực đối với họ hiện nay. Có thể là mọi ngừơi măi bận tâm về những vấn đề khác như Afghanistan hay Iraq chẳng hạn. Hoa Kỳ mặc dù là nứơc lên tiếng đề cập thẳng thắn về nhân quyền với Việt Nam, nhưng một mặt cũng đang nỗ lực hoà giải, cố gắng cải thiện mối quan hệ kinh tế với Hà Nội.

Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân khiến vấn đề nhân quyền của Việt Nam chưa được đề cập rơ ràng, dứt khoát hơn.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn ông Brad Adams, giám đốc chuyên trách bộ phận Châu Á trong tổ chức Giám sát nhân quyền đă dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]