Tường tŕnh buổi điều trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ về t́nh trạng nhân quyền tại Việt Nam

 

 

30.6.2006

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Chiều thứ Tư vừa qua, một buổi điều trần dưới tiêu đề Kết Quả Trong Đối Thoại Nhân Quyền Với Việt Nam, đă diễn ra tại Hạ Viện Hoa Kỳ. Có mặt tại chổ để ghi nhận tin tức, Thanh Trúc tường tŕnh đến quí vị như sau.

Việt Nam đă có nhiều tiến bộ, đă cởi mở hơn về quyền con người và tự do tôn giáo ở trong nước, nhưng Hà Nội chưa thực hiện hoàn toàn mọi cam kết đă hứa với Hoa Kỳ và quốc tế để cải thiện tích cực hai lănh vực nhân quyền và tôn giáo.

Đó là báo cáo gần như đồng nhất của các thuyết tŕnh viên trong buổi điều trần về tự do tôn giáo và nhân quyền của Việt Nam tại Hạ Viện Hoa Kỳ chiều thứ Tư vừa qua.

Thành phần tham dự

Với sự hiện diện của các đại diện dân cử Mỹ trong Tiểu Ban Nhân Quyền Toàn Cầu Và Các Hoạt Động Quốc Tế Cho Châu Phi Và Châu Á Thái B́nh Dương, buổi điều trần có mục đích t́m hiểu xem Việt Nam đă tiến bộ hay không có bước tiến nào trong hai lănh vực quyền con người và tự do tín ngưỡng mà thường bị Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế chỉ trích lâu nay.

Báo cáo viên trong buổi điều trần tại Hạ Viện gồm ông Michael Cromartie, chủ tịch Uỷ Ban Quốc Tế Mỹ về Tự Do Tôn Giáo, ông Barry Lowenkron, phụ tá ngoại trưởng thuộc Pḥng Dân Chủ, Nhân Quyền Và Lao Động của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ông John Hanford, đại sứ lưu động về tự do tôn giáo quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tiến sĩ Nguyễn Đ́nh Thắng, giám đốc điều hánh Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển, giáo sư Đoàn Viết Hoạt, cựu tù nhân lương tâm trong nhiều năm ở Việt Nam, hiện cư ngụ tại bang Virginia, Hoa Kỳ, bà Key Rebolds, Tổ Chức Nhân Quyền Cho Người Miền Núi, và ông Ron Nay, giám đốc Tổ Chức Nhân Quyền Cho Người Miền Núi.

Việt Nam đang vận động để được quốc hội Mỹ chấp thuận qui chế thương mại b́nh thường, một điều kiện ắt có để có thể gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới, trong lúc có nhiều khả năng là tổng thống George W Bush sẽ đi Việt Nam dự thượng đỉnh APEC ở Hà Nội tháng Mười Một năm nay.

Trả lời câu hỏi của đài Á Châu Tự Do là giáo sư Đoàn Viết Hoạt phát biểu. Ông nói những điểm ông muốn nêu rơ trước buổi điều trần là: (Xin theo dơi trong phần âm thanh bên trên)

Cũng là một người có tiếng nói trong buổi điều trần, tiến sĩ Nguyễn Đ́nh Thắng cho biết: (Xin theo dơi trong phần âm thanh bên trên)

Phúc tŕnh thực tế tế từ các viên chức Bộ Ngoại giao

Trong tư cách chủ tọa buổi điều trần, dân biểu Chris Smith, chủ tịch Tiểu Ban Nhân Quyền ở Hạ Viện, tác giả dự luật nhân quyền cho Việt Nam, tuyên bố là buổi điều trần hôm nay đặc biệt có phúc tŕnh thực tế từ các viên chức Bộ Ngoại giao, vào khi cuộc thảo luận về nhân quyền giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đă kết thúc hồi tháng Giêng năm nay.

Ông nhấn mạnh là Bộ Ngoại giao Mỹ từng ngưng ṿng thảo luận nhân quyền với Việt Nam từ năm 2002 sau khi thấy rơ Hà Nội không nghiêm túc trong việc cải thiện, dẫn tới kết quả là Việt Nam bị Hoa Kỳ liệt kê vào danh sách những nước cần quan tâm v́ thiếu nhân quyền và tự do tôn giáo.

Vẫn theo lời dân biểu Chris Smith, Việt Nam đang vận động để được quốc hội Mỹ chấp thuận qui chế thương mại b́nh thường, một điều kiện ắt có để có thể gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới, trong lúc có nhiều khả năng là tổng thống George W Bush sẽ đi Việt Nam dự thượng đỉnh APEC ở Hà Nội tháng Mười Một năm nay. V́ thế, ông nhấn mạnh đây là lúc lập pháp lẫn hành pháp Hoa Kỳ tạo áp lực để thúc đẩy Việt Nam phải cải thiện nhân quyền và tôn giáo một cách tích cực.

Ông ông Barry Lowenkron, phụ tá ngoại trưởng thuộc Pḥng Dân Chủ, Nhân Quyền Và Lao Động trong Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tŕnh bày là tuy đă có nhiều tiến bộ như trả tự do cho một số tù nhân chính trị, cải tổ một số luật lệ và qui định về pháp lư, Việt Nam vẫn c̣n giam giữ một số người bất đồng chính kiến, vẫn t́m cách kiểm soát sinh hoạt đạo của các tôn giáo như Tin Lành, Phật Giáo Hoà Hảo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mà Hà Nội không công nhận, ngăn cấm hoặc giới hạn việc sử dụng Internet.

Ông nói là trong khi mối quan hệ và hợp tác Mỹ Việt ngày càng thăng tiến th́ cũng là lúc Việt Nam phải đủ tự tin để thực hiện một cách nghiêm túc những cải tổ luật pháp sao cho phú hợp với tiêu chuẩn quốc tế, cho phép người dân được hưởng mọi quyền tự do căn bản trong đó có tự do phát biểu, tự do lập hội và tự do tôn giáo.

Ông kết luận rằng đối thoại nhân quyền tái tục hồi tháng Giêng là khởi điểm tốt nhưng nếu tiếp tục nữa th́ Hoa Kỳ muốn nh́n thấy kết quả thực sự.

Vẫn c̣n yếu kém

Việt Nam chưa làm hết hoặc chỉ làm nửa chừng những ǵ đă hứa hẹn, v́ thế việc liên tục gây sức ép đối với Hà Nội về mặt nhân quyền và tôn giáo là điều mà chính phủ Hoa Kỳ phải làm.

Tiếp lời ông Barry Lowenkron, đại sứ lưu động về tự do tôn giáo thế giới thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ông John Hanford, đưa ra nhiều tiến bộ đáng nói trong lănh vực tự do tôn giao và nhân quyền của Việt Nam mà ông hằng quan tâm thúc đẩy khi làm việc với phía Việt Nam.

Ông nói Việt Nam chưa làm hết hoặc chỉ làm nửa chừng những ǵ đă hứa hẹn, v́ thế việc liên tục gây sức ép đối với Hà Nội về mặt nhân quyền và tôn giáo là điều mà chính phủ Hoa Kỳ phải làm.

Chủ tịch Uỷ Ban Quốc Tế Mỹ về Tự Do Tôn Giáo, ông Michael Cromartie, tŕnh bày trước Tiểu Ban Nhân Quyền Toàn Cầu Và Các Quan Hệ Quốc Tế của Hạ Viện là tăng cường quan hệ Mỹ Việt phải song hành với yêu cầu phát huy nhân quyền và tự do tôn giáo cho Việt Nam.

Ông nói t́nh h́nh nhân quyền của Việt Nam vẫn c̣n yếu kém, tự do phát biểu, tụ họp, lập hội, thờ phượng vẫn c̣n bị kiểm soát và bị vi phạm. Ông nói nếu so với 15 năm trước đây th́ nhân quyền và tôn giáo của Việt Nam đă thông thoáng hơn, nhưng không thể vin vào đó để kết luận rằng kinh tế mở mang hiện nay ở Việt Nam đă dẫn đến cởi mở về chính trị và quyền con người được tôn trọng hơn.

Dựa vào những bằng chứng thu thập được, ông Michael Cromartie tŕnh bày chi tiết những điều mà Uỷ Ban Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới quan tâm, đó là Việt Nam có cải thiện về mặt tôn giáo, nhưng vẫn có những trường hợp như hoà thượng Thích Quảng Độ và đại lăo hoà thượng Thích Huyền Quang bị chính quyền bức bách lâu nay, những tín đồ Tin Lành người sắc tộc Hmong ở miền Bắc, người Thượng ở trong Nam và cả người Kinh bị bách hại, Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo trong nước bị sách nhiễu, một số ngưới bất đồng chính kiến c̣n bị giam giữ hay bị quản thúc như trường hợp bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà báo Nguyễn Vũ B́nh, bác sĩ Phạm Hồng Sơn.

Theo ông Michael Cromartie, chính phủ Hoa Kỳ và các viên chức trong hành pháp phải có chung tiếng nói mạnh mẻ về tự do và nhân quyền đối với Việt Nam, phải nói rơ cho Hà Nội hiểu Hoa Kỳ đặt ưu tiên hàng đầu hai vấn đề vừa nói. Đó là điều kiện cần thiết trong quan hệ hai quốc gia, và Việt Nam phải ngưng những hành động sách nhiễu, đàn áp và phân viết đối xử với những người có đức tin trong nước họ.

 

 

Trở lại trang chính


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật Nhân Quyềnn] [Tài liệu] [Tin nhân quyền] [Diễn đàn] [Tham gia] [Tải xuống] [Liên kết]